Văn Hậu về nhà và nỗi buồn bóng đá Việt
10 tháng ở trời Âu tập thể lực, cơ bắp của Văn Hậu to lên nhưng thời gian ra sân chỉ vỏn vẹn 60 giây, cộng thêm 180 giây bù giờ và 1 thẻ vàng. Không về V-League thì ở lại Hà Lan làm gì nữa, Văn Hậu?
Văn Hậu (phải) về nhà, bóng đá Việt Nam xen lẫn vui buồn
Thật ra Văn Hậu dù không muốn về V-League nhưng chuyện không nằm trong tầm suy nghĩ và kiểm soát của anh. Mỗi năm cầu thủ của Hà Nội bỏ túi 450.000 euro, tính ra mỗi tháng cả tỉ đồng, lại chỉ đá trong đội trẻ Heerenveen không chút áp lực, ai chẳng muốn ở lại.
Tiền không mua nổi một chỗ chơi
Văn Hậu tính không bằng Hà Nội và Heerenveen tính. CLB của Hà Lan không thơ ngây đến mức trả lương cho Văn Hậu cao thứ 5 trong đội bóng chỉ để ngồi dự bị. CLB của Việt Nam cũng không dại chi một khoản tiền khổng lồ để lấy tiếng cho cầu thủ của mình lại chỉ mài đũng quần trong khu vực kỹ thuật.
10 tháng, Heerenveen đã chơi một nước cờ rất cao khi gần như trận nào cũng điền tên Văn Hậu trong danh sách đăng ký, nhưng đưa ra sân thì không.
Dù không có nhiều cơ hội ra sân ở Heerenveen nhưng Văn Hậu vẫn được đánh giá cao
Rõ ràng núi tiền của bầu Hiển không thể mua nổi một suất ra sân cho cầu thủ cưng dù phía Heerenveen rất khéo miệng nói bảo đảm cho Văn Hậu ra sân khoảng 20% số trận trong một mùa. Sẽ chẳng có một ràng buộc hợp đồng nào về điều khoản này ở đội bóng của Hà Lan, như cái cách họ đưa ra làm mồi nhử hồi năm ngoái, hay của CLB Sint Truiden (Bỉ) từng hứa hẹn với bầu Đức và Công Phượng.
Đơn giản bóng đá châu Âu rất thực dụng và sòng phẳng khi cầu thủ có thể mang đến lợi ích cho tập thể về chuyên môn chứ không phải ngược lại. Nếu thế thì những tỉ phú Thái Lan đã giúp nhiều cầu thủ Thái ra sân ở các giải hàng đầu châu Âu từ lâu rồi, như Thaksin với bộ ba Dangda, Sukha, Saiwaeo đến với Man City hơn chục năm trước, hay Chanathip không thể khoác áo Leicester City của cố tỉ phú Vichai, không chỉ vì bóng đá Thái Lan nằm ngoài tốp 70 thế giới.
Nói một cách dễ hiểu nhất là tiền hay quyền không thể đánh đổi một suất chơi bóng ở trời Âu, với cầu thủ Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, mà phải xuất phát từ năng lực của chính cầu thủ đó, chưa kể những khác biệt về văn hóa, cuộc sống, ngôn ngữ,…
Chuyện con gà tức nhau tiếng gáy
Ban huấn luyện của Heerenveen bật mí Văn Hậu có đến 67% cơ hội ra sân chính thức ở mùa bóng mới là một cái mồi câu khác cho Hà Nội – chủ chi có thể giúp họ phần nào vượt qua cơn khủng hoảng tài chính trong mùa dịch Covid-19.
Hơn một tuần trước, tin từ CLB Hà Nội cho hay đang cân nhắc việc sẽ tiếp tục cho Văn Hậu ở lại Hà Lan nếu phía Heerenveen rõ ràng hơn về khả năng sẽ trọng dụng hậu vệ này ra sao. Tuy nhiên, đối tác rất khôn lỏi khi chỉ đề cập đến số tiền Hà Nội trả bao nhiêu nếu giữ Văn Hậu, mà không phải kế hoạch cho cầu thủ này ra sân. Cho đến lúc cả nhận rõ sự chán nản của Hà Nội, họ mới tung ra con số 67%, cao hơn rất nhiều 20% từng trả giá hồi năm ngoái nhưng rốt cuộc lời hứa để gió bay đi mất.
Như đã nói, không có CLB châu Âu nào mua cầu thủ về trả lương cao ngất chỉ để cho ngồi chơi xơi nước, nếu không gắn liền với lợi ích vật chất cho họ. Khao khát xuất khẩu cầu thủ của HA Gia Lai hay Hà Nội là rất chính đáng. Chỉ có điều, họ gặp thất bại vì chưa đánh giá hết cuộc chơi ở những CLB ngoại và chen lẫn tâm lý của những con gà tức nhau tiếng gáy.
Những cầu thủ được xem là hay nhất của HA Gia Lai như Xuân Trường, Tuấn Anh sang Nhật, Hàn, Thái Lan, hay Công Phượng còn đi Bỉ cũng phải trở về V-League, vì không phù hợp và chưa đủ sức đá giải của họ.
HLV Park Hang-seo là người mừng nhất khi Văn Hậu sẽ có cơ hội ra sân thường xuyên hơn khi trở về Việt Nam
Bầu Đức gọi đấy là trải nghiệm không dễ có của đời cầu thủ, tránh sự thừa nhận đẳng cấp so với đồng nghiệp một số nền bóng đá hàng đầu châu Á, hay Bỉ là một trời một vực.
Bầu Hiển nghĩ sẽ làm hơn bầu Đức và cầu thủ của ông như Văn Hậu có khả năng đáp ứng nhu cầu ở trời Âu cao hơn. Văn Hậu thành công ở Hà Lan hơn ngàn lời so sánh cầu thủ của ai chất lượng hơn, mà không cần đến những cuộc đụng độ nảy lửa giữa hai CLB tại sân chơi V-League.
Cả hai ông bầu đình đám của bóng đá Việt Nam không cần phải quảng cáo thêm cho danh tiếng của họ, cái chính luôn là một sự thừa nhận sản phẩm của mình có thể sống tốt ở làng bóng lớn. Những kỳ vọng và dự báo Công Phượng sắp ra sân, Văn Hậu sẽ ra sân dần trôi mờ nhạt trên các trang báo.
Văn Hậu có 10 tháng ở Hà Lan chủ yếu đá cho đội trẻ và sắp sửa về nhà, sau khi Công Phượng hồi hương không kèn không trống.
Giấc mơ trời Âu còn xa
Công Phượng chỉ có 20 phút ra sân ở Sint Truidense, chơi nửa mùa chán quá thì về khoác áo TP.HCM. Trước đó, Công Vinh từng thử sức ở Bồ Đào Nha trong ba tháng đá 3 trận, ghi một bàn thắng ở giải Cúp quốc gia.
Gần nhất Văn Hậu ra sân phút 89 trong màu áo Heerenveen tiếp khách Roda JC ở Cúp quốc gia, cộng thêm 3 phút bù giờ, lãnh một thẻ vàng và… hết giờ.
Nhưng không ai phủ nhận họ đều là những cầu thủ giỏi bậc nhất của bóng đá Việt Nam. HLV Park Hang-seo từng phá lệ khi tổ chức họp báo bất thình lình chỉ để nói đến khó khăn nếu Văn Hậu không về chơi SEA Games 30, khiến bầu Hiển phải bỏ 40.000 euro “chuộc” về cho anh khoác áo U.22 một tháng. Hay khoảng thời gian Công Phượng ngồi mòn mỏi trên ghế dự bị ở Sint Truiden cũng làm ông thầy người Hàn lo ngay ngáy. Thậm chí, họ không có chỗ chơi để duy trì cảm giác bóng và phong độ, ông Park vẫn không ngần ngại dành một suất trên các đội tuyển Việt Nam.
Văn Hậu chắc chắn không từ bỏ giấc mơ được phát triển sự nghiệp ở nước ngoài
Tài năng của những cầu thủ Việt từng ra nước ngoài chơi bóng, dù chỉ đơn thuần du học, hoặc để thỏa mãn tham vọng của các ông bầu, là vượt trội trong nước. Thành công của cầu thủ là những tiếp cận, va chạm với những nền bóng đá giỏi sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong hành trình tương lai. Chưa kể mỗi tháng Văn Hậu bỏ túi cả tỉ bạc, Công Phượng lãnh lương tháng gấp 10 lần đồng nghiệp hay nhất ở V-League theo cách nói của bầu Đức, bất chấp ai chi. Còn lại là nỗi buồn của bóng đá Việt, với những sản phẩm số một trong nước nhưng chưa phải mẫu ưa chuộng tại nước ngoài, đặc biệt ở trời Âu.
Phóng viên nổi tiếng châm biếm thậm tệ, gọi Văn Hậu là "vận xui lớn nhất của Giải VĐQG Hà Lan"
Phóng viên Stef de Bont của trang Voetbal International đã để lại nhiều tranh cãi sau khi đưa ra đánh giá về thương vụ Văn Hậu chuyển đến SC Heerenveen.
Stef de Bont gọi Văn Hậu là "vận xui lớn nhất của Giải VĐQG Hà Lan (Eredivisie)". Vị phóng viên này nói: "Bất cứ ai đọc những lời khen ngợi của Gerry Hamstra (Giám đốc kỹ thuật SC Heerenveen) tại thời điểm đó đều cho rằng CLB vừa công bố một Miralem Sulejmani hay Alfonso Alves mới".
Stef de Bont muốn nhắc tới hai thương vụ đem về gần 20 triệu Euro tiền lãi trên thị trường chuyển nhượng cho SC Heerenveen. Anh cho rằng Văn Hậu từng được kỳ vọng như vậy.
Văn Hậu (trái) tiếp tục nhận phải đánh giá không tích cực từ báo chí Hà Lan. Ảnh: Orange Pictures.
"Tuy nhiên, đó là Đoàn Văn Hậu. Bài giới thiệu về anh ấy gây thuyết phục. Có vẻ như Gerry Hamstra đã bị thu hút bởi 861.000 người theo dõi trên Instagram của cầu thủ này. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn trong ban lãnh đạo CLB từ đó đến nay", Stef de Bont nói.
Chưa dừng lại, anh chia sẻ có hướng châm biếm: "Mức lương ngoài EU hậu hĩnh mà Văn Hậu nhận được giúp SC Heerenvene kiếm được hàng chục nghìn lượt thích trên Facebook, nhưng chẳng có gì khác ngoài điều ấy".
Theo Hiệp hội bóng đá Hà Lan, cầu thủ như Văn Hậu phải nhận được tối thiểu 450.000 Euro/năm trước thuế (khoảng 11,5 tỷ đồng) để tránh việc các CLB mua sắm thiếu tính toán trên thị trường chuyển nhượng, đồng thời, tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ.
CĐV Heerenveen cũng bày tỏ suy nghĩ về đánh giá của Stef de Bont. Tài khoản Grind17 viết: "Câu chuyện là Heerenveen gần như không trả gì cho Văn Hậu hoặc là một khoản lương rất nhỏ. Lương thật sự của anh ấy do nhà tài trợ ở châu Á chi trả? Chắn chắn đây là một bản hợp đồng tồi nhưng cái giá phải trả có thật sự quá lớn?".
Tài khoản LasseNilsson10 phản biện: "Ngược lại, cậu ấy đã mang lại một điều gì đó cho chúng ta. Nghiêm túc mà nói, Văn Hậu không được đá chính vì Flonarus và Ricardo van Rhjin được yêu thích hơn. Hy vọng cậu ấy có thể cạnh tranh với Woudenberg ở mùa tới".
Văn Hậu khao khát được tiếp tục thi đấu tại châu Âu. Tuy nhiên, Hà Nội FC cần làm việc với SC Heerenveen trước khi đưa ra thông báo cuối cùng. Ảnh: Orange Pictures.
Stef de Bont là phóng viên nổi tiếng ở Hà Lan với gần 20.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội Twitter. Trước đây, anh từng đánh giá về thương vụ Văn Hậu: "Cậu bé này nhận lương cao nhưng không hề được thi đấu cho đến trận đấu ngày hôm qua (gặp Roda JC tại Cúp quốc gia 2020). Đó là điều đã xảy ra khi giá trị thương mại cao hơn bóng đá".
De Bont cho rằng lãnh đạo SC Heerenveen đã bị tác động và phải sử dụng Văn Hậu để lôi kéo nhà tài trợ. Trang Omrop Fryslan thì tiết lộ giám đốc thương mại Koopman đã đòi hỏi HLV Johnny Jansen phải tung hậu vệ người Việt Nam vào sân. Sau đó, vị HLV trưởng này đã lên tiếng bác bỏ.
Mới đây, SC Heerenveen được cho đang để ý đến hậu vệ người Bỉ Dino Arslanagic (27 tuổi) nhằm thay thế cho Daniel Hoegh. Trước đó, trung vệ này cùng Botman và Van Rhjin ra đi khiến hàng thủ SC Heerenveen trở nên thiếu chiều sâu.
Về việc đàm phán hợp đồng mới giữa Văn Hậu và SC Heerenveen, CLB Hà Lan vẫn chưa làm việc online với Hà Nội FC để thống nhất phương án đi hay ở của hậu vệ này.
Văn Hậu tắc bóng ấn tượng ở trận đội dự bị SC Heerenveen hoà 1-1 Heracles Almelo.
HLV Heerenveen bảo vệ Đoàn Văn Hậu, sắp ký hợp đồng? HLV Johnny Jansen nhận định SC Heerenveen đã chơi không tốt ở giai đoạn 2 của mùa giải. Theo đó, ông cho rằng mỗi cầu thủ trong đội đều có vấn đề riêng. Mùa giải đầu tiên của HLV Johnny Jansen trên cương vị HLV trưởng SC Heerenveen đã kết thúc một cách không thực sự ấn tượng khi đội bóng chỉ đứng...