Văn Hậu chia tay Heerenveen – giấc mơ lớn cần mai phục kỹ
Văn Hậu rời đội bóng Hà Lan để lại tiếc nuối khi chưa thể hiện được nhiều, nhưng đây cũng là bài học cho hậu vệ quê Thái Bình trong hành trình chinh chiến sau này.
Vậy là đúng như mọi người dự đoán, Văn Hậu chính thức chia tay Heerenveen để về lại CLB Hà Nội. Có thất vọng không khi Văn Hậu không thể tiếp tục giấc mơ ở trời Âu? Chắc chắn là có, đối với những ai yêu mến đội tuyển Việt Nam và mong mỏi cầu thủ Việt sẽ vươn tầm tới các đấu trường chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, trong thất vọng, cũng cần nhìn nhận rõ nguyên do của thất bại để khi có cơ hội thứ hai, giấc mơ lớn sẽ được chinh phục khi chúng ta có sự “mai phục” nó kỹ càng.
Văn Hậu và châu Âu
Văn Hậu có đủ sức chơi bóng ở châu Âu? Câu trả lời vẫn luôn là có. Hậu có năng lực chuyên môn, thể hình lý tưởng và cơ bản, còn rất trẻ để tiếp tục hoàn thiện mình nhằm đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của bóng đá châu Âu.
Nhận định “Văn Hậu là cầu thủ hiếm hoi duy nhất của Việt Nam ở thế hệ này có khả năng chơi bóng ở châu Âu” của nhiều chuyên gia cũng như những phóng viên, bình luận viên thể thao uy tín không phải chỉ là tự sướng. Nó là sự thật, song để hiện thực hóa sự thật ấy lại không đơn giản chút nào.
Thực tế, hành trình chinh phục Heerenveen của Văn Hậu cũng trắc trở, không may mắn. Vốn dĩ đã phải thay đổi môi trường bóng đá sang một nơi đòi hỏi gắt gao hơn đã là khó khăn tầng tầng lớp lớp cho Hậu rồi. Trong chập trùng gian khó ấy, Hậu lại còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh vị trí được đánh giá hơn hẳn mình, nếu không nói là vượt trội.
Do đó, cơ hội để Hậu chứng minh mình là rất ít, và nó thể hiện bằng chính số lần hiếm hoi được vào sân của anh. Đúng lúc ít cơ hội như thế thì dịch Covid-19 ập tới, Hà Lan hủy giải. Như vậy, câu chuyện của Hậu ở Heerenveen có cả “chưa hay” ở năng lực chuyên môn lẫn “không may”.
Thất bại ở Heerenveen có thể sẽ tạo ra áp lực tâm lý lớn với Văn Hậu. Cơ bản, khi Hậu ra đi, truyền thông về anh quá rầm rộ, được tạo ra từ cả phía chủ quan lẫn khách quan. Mà dư luận vốn dĩ rất “gắt”. Ca ngợi khi bạn thành công, nhưng cũng sẵn sàng mỉa mai, móc máy ngay khi bạn thất bại. Trước áp lực đặc biệt lớn như vậy, Hậu sẽ có được ích lợi lớn, đó là tập luyện cho mình ý chí sắt đá hơn.
Thực tế, không mấy ai tin Hậu sẽ đánh mất mình, ít nhất là thời gian ngắn, vì kiểu áp lực dư luận kể trên. Cơ bản, môi trường bóng đá tôi luyện cho cầu thủ bản lĩnh rất khác với người thường.
Văn Hậu đủ sức chơi bóng ở châu Âu. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Những danh thủ như Công Phượng, Xuân Trường hay xa hơn nữa là Công Vinh đã đều chứng minh họ vượt qua thứ áp lực này một cách dễ dàng sau khi về nước từ thế giới bóng đá đẳng cấp cao hơn. Và Văn Hậu cũng sẽ nhập cuộc trở lại nhanh thôi nếu Hậu phớt lờ được hết những gì người ta đang nói về mình.
Hơn thế nữa, nhìn vào cái cách Hậu biểu hiện ra bên ngoài, dù anh rất ít phát ngôn, chúng ta có thể nhận thấy giấc mơ châu Âu vẫn còn khắc khoải lắm. Hậu sẽ tìm con đường để chinh phục lần nữa. Hậu còn thời gian để làm việc đó.
Lực lượng hậu thuẫn cho Hậu cũng “không phải dạng vừa”. Bản thân CLB chủ quản của anh cũng muốn tạo điều kiện để cầu thủ của mình thử sức ở châu Âu kể cả khi họ có gặp khó khăn về lực lượng đi chăng nữa. Vấn đề chỉ là nếu có lần thứ 2, cách thử sức sẽ phải như thế nào, và học được gì từ thất bại mang tên Heerenveen vừa rồi.
Heerenveen là địa chỉ sai lầm
Tin vào khả năng Hậu có thể chơi bóng ở châu Âu, sẵn sàng động viên Hậu khi đặt chân đến Heerenveen nhưng thực tế, những chuyên gia, những nhà chuyên môn đều không mấy tin tưởng Hậu sẽ chiếm được vị trí ở Heerenveen. Họ không phát biểu điều đó ra trước công chúng, nhưng họ vẫn trao đổi với nhau chung quan điểm: Heerenveen là địa chỉ sai lầm.
Không biết ai là người đầu tiên nghĩ tới Heerenveen khi muốn Văn Hậu ra châu Âu: CLB hay phía người đại diện, song có thể nói lựa chọn ấy hơi thiếu cơ sở. Có thể nói, việc Văn Hậu được sang Heerenveen cho thấy cái tâm của những người đang muốn giúp đỡ cho sự nghiệp của anh, nhưng nó lại chưa cho thấy cái tầm.
Điều quan trọng nhất của một người đại diện cầu thủ, mà bây giờ FIFA đã gọi là “bên trung gian”, trong việc quyết định địa chỉ mới cho cầu thủ chính là việc đánh giá mức độ phù hợp của cầu thủ trong hệ thống đang có sẵn của CLB. Đánh giá ấy càng chính xác, cơ hội của cầu thủ ở môi trường mới càng cao. Trường hợp của Văn Hậu, đánh giá có thể nói là gần như không có và do đó, thất bại là đương nhiên.
Thứ nhất, Văn Hậu thuộc mẫu cầu thủ đa năng, có thể chơi biên hoặc trung vệ đều được. Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của Hậu cho phép anh phát triển tốt ở vị trí nào? Câu hỏi này chưa thấy ai trả lời một cách nghiêm túc, từ CLB chủ quản cho tới người đại diện của anh.
Lối đá của Văn Hậu không phát huy hết khả năng tại Heerenveen. Ảnh: Minh Chiến.
Theo đánh giá chung, Hậu sẽ phát triển rất tốt nếu được chơi winger hoặc wingback. Tại sao lại là winger hoặc wingback mà không phải là hậu vệ biên (fullback) hay trung vệ?
Thứ nhất, Hậu có cái lườn dẻo, cho phép anh có thể cầm bóng xoay xở. Thứ hai, Hậu có tốc độ tốt, có khả năng đột phá nếu trau dồi hơn nữa. Thứ ba, Hậu khi tham gia tấn công vẫn có thiên hướng khá hiện đại là cắt vào trong và chuyền hoặc dứt điểm. Tất cả yếu tố ấy là dành cho winger hoặc wingback chứ không phải là hậu vệ thuần túy.
Với những đánh giá như thế, bây giờ chúng ta nhìn lại về hệ thống của Heerenveen dưới tay HLV Johnny Jansen để xem Hậu có phù hợp với hệ thống ấy hay không. SC Heerenveen thường chơi với sơ đồ 4-3-3 và bộ tứ vệ (back four) của họ chủ trương hai hậu vệ biên chỉ là fullback đơn thuần chứ không chơi như wingback.
Các cầu thủ chơi winger hay wingback thường phù hợp hơn trong các đội bóng chơi với sơ đồ hàng thủ 3 người (back three), đặc biệt là sơ đồ 3-4-3. Như vậy, ngay từ điểm xuất phát, Hậu đã không có “cửa” khi đặt chân tới Heerenveen rồi.
Trong bối cảnh đã “không có cửa” như vậy, nếu buộc phải chơi như một fullback thuần túy cho phù hợp với sơ đồ của Heerenveen, Hậu lại phải đối diện với sức cạnh tranh quá lớn. Cầu thủ chơi chính thức ở vị trí này của Heerenveen là Floranus hơn Hậu một cách toàn diện trong vai trò hậu vệ biên.
Chính Floranus là người đánh bật Woundenberg trong cuộc cạnh tranh vị trí ở mùa giải này. Và thực sự, nếu bất kỳ HLV nào cầm Heerenveen và buộc phải lựa chọn vị trí hậu vệ biên trái cho CLB, họ sẽ chọn Floranus hoặc Woundenberg chứ không chọn Văn Hậu.
Vậy thì Heerenveen mượn Văn Hậu làm gì? Đây vẫn là bí ẩn thực sự, nhưng chắc chắn họ không mượn Hậu vì chuyên môn. Nếu cần Hậu về chuyên môn, khi CLB Hà Nội sẵn sàng trả lương cho Văn Hậu thay Heerenveen, họ sẽ giữ Hậu lại ngay.
Nhiều người ngờ vực đây là chuyến đi thương mại thuần túy nhưng chưa ai dám chắc bởi cần phải có “bằng chứng” mới nói được cái tên nhãn hàng nào đứng sau cuộc chơi này.
Còn cơ hội nào cho một giấc mơ châu Âu?
Phải nói thẳng và nói thật rằng, muốn cầu thủ Việt Nam vươn tầm ra chơi bóng ở châu Âu, thì chúng ta phải có một nền bóng đá đủ mạnh, với hệ đội tuyển luôn luôn đứng trong nhóm thách thức, cạnh tranh ngôi vô địch châu Á cái đã. Ngay cả một nền bóng đá mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phải trầy trật vất vả mới có thể giới thiệu được cầu thủ ra châu Âu.
Số người thành công kiểu Park Ji-sung, Son Heung-min hay Kagawa là cực hiếm hoi. Bởi thế, giấc mơ lớn này nếu Việt Nam có đạt được lúc này, hay sau này, bởi duy nhất một cá nhân nào đó như Văn Hậu chẳng hạn, thì nó vẫn chỉ là đột biến bất thường mà thôi chứ chưa thể đủ để đánh dấu là cầu thủ Việt Nam đã có thể chơi ở môi trường đỉnh cao đó.
Quay lại với Văn Hậu, ở tuổi 21 của mình, Hậu sẽ còn chỉ 2 năm nữa thôi để chinh phục giấc mơ chơi bóng ở châu Âu. Dễ hiểu, sau tuổi 23, anh sẽ gần như không còn “dư địa” để phát triển chuyên môn nữa. Khi ấy, Hậu đã định hình rồi và do đó, anh khó có thể cải tiến mình để bắt kịp đòi hỏi từ một môi trường bóng đá khó khăn hơn.
Tương lai của Văn Hậu vẫn còn ở phía trước. Ảnh: Hoàng Hà.
Song, quan trọng hơn cả với Văn Hậu trong giấc mơ châu Âu này chính là việc lượng sức mình nên bắt đầu từ những thử thách nào. Thật ra, Eredivisie của Hà Lan là một bước thử quá sức cho Hậu. Môi trường của Hậu nếu là các CLB thuộc hạng dưới như Eerste Divisie hay Ligue 2 của Pháp thì lý tưởng hơn.
Ở đó, cơ hội để Hậu cạnh tranh vị trí sẽ mở rộng hơn mà môi trường tập luyện thì cũng không thua kém các CLB hạng trên quá xa. Chính trong cái môi trường hạng thấp ấy, nếu được thi đấu nhiều và phát triển mình, hoàn thiện mình tốt hơn, Hậu dễ có cơ hội lọt mắt xanh các tuyển trạch viên ở hạng trên. Cách đi này chậm, nhưng chắc chắn hơn, và mang lại ích lợi trực tiếp hơn cho chính Văn Hậu về chuyên môn.
Hoặc giả, Hậu cũng có thể tham dự các CLB hạng cao nhất của những nền bóng đá kém cạnh tranh hơn. Ở đây, FK Sarajevo là một cơ hội rất tốt khi ông chủ của CLB đang là doanh nhân Việt Nam. Chỉ có điều, nếu phía CLB Hà Nội mở lời thì ông chủ ấy mới có thể đưa ra đề nghị cho đội ngũ kỹ thuật của CLB. Quan trọng nhất vẫn là quyết định của đội ngũ kỹ thuật này bởi chính bản thân ông chủ FK Sarajevo cũng “tối kỵ” can thiệp vào chuyện chuyên môn của đội bóng.
Tất cả ví dụ trên chẳng qua cũng chỉ để nhắc lại một lần nữa về việc tự lượng sức mình và đánh giá cơ hội, mức độ phù hợp của Văn Hậu với một CLB nào đó ở châu Âu mà thôi. Thất bại ở Heerenveen thực tế không phải do Văn Hậu. Hậu đã làm hết tất cả những gì anh có thể rồi. Thất bại ở Heerenveen đến từ chính khâu chuẩn bị và lựa chọn cơ hội ban đầu, mà ở trong khâu ấy, Hậu gần như không có tiếng nói quyết định cuối cùng.
Chuyên gia Việt: 'Quang Hải chưa nên vội nối gót đàn em Văn Hậu'
Các chuyên gia Việt Nam cho rằng giờ vẫn còn quá sớm để Quang Hải học tập đàn em Văn Hậu tìm kiếm cơ hội thi đấu tại châu Âu.
Nhận xét về bóng đá Việt Nam, Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Jurgen Gede khẳng định Văn Hậu là cầu thủ Việt duy nhất hiện tại có thể sang châu Âu chơi bóng. Đồng thuận với quan điểm này, nhiều chuyên gia Việt Nam cũng cho rằng dù tiền vệ Quang Hải rất tài năng nhưng vẫn chưa thể làm được những điều mà đàn em đang làm tại Hà Lan.
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải khẳng định bóng đá châu Âu rất khác châu Á. Thay vì cứ mãi tìm đường sang châu Âu bấp bệnh, cầu thủ người Hà Nội nên học tập các cầu thủ Thái Lan khi tạo dựng danh tiếng ở những môi trường bóng đá gần gũi hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Chanathip Songkrasin có thể chơi được ở Nhật Bản thì Quang Hải cũng có thể chơi được ở đó. Ở châu Âu thì rất khó. Dù anh có kỹ thuật nhưng lại không đủ nhanh thì sẽ rất khó khăn cho một cầu thủ có tầm vóc hạn chế như Quang Hải", ông Hải bày tỏ quan điểm của mình.
Cựu cầu thủ Thể Công chia sẻ thêm nếu Quang Hải thành công ở Nhật Bản, Hàn Quốc thì sau đó chuyển sang châu Âu cũng chưa muộn. Văn Hậu tuy có nhiều điểm mạnh về thể hình, sức mạnh, sức nhanh mà vẫn chưa được đá chính tại Heerenveen. Vậy nên cơ hội của Quang Hải được dự đoán sẽ rất khó khăn.
Chung quan điểm với chuyên gia Vũ Mạnh Hải, HLV Nguyễn Thành Vinh cũng khẳng định quá sớm để Quang Hải theo bước Văn Hậu sang châu Âu chơi bóng.
"Quang Hải sở hữu kỹ năng tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh ở châu Âu. Cậu ấy nên thử sức ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,...trước. Mình cứ bước từng bước một từ châu Á đã. Ngày xưa Công Vinh chỉ đá ở giải hạng 2 Bồ Đào Nha mà cũng có được đâu. Mọi thứ cần thêm thời gian và sự kiểm chứng", HLV kỳ cựu chia sẻ với báo chí truyền thông.
Bản thân tương lai của Văn Hậu tại Heerenveen vẫn chưa được quyết định trong thời gian vừa qua. Gần 1 năm tại Hà Lan, cầu thủ người Thái Bình mới chỉ có 4 phút ra sân cho đội hình một, còn đâu là những trận đấu của đội trẻ Jong Heerenveen. Đây là bài học mà Quang Hải và Hà Nội FC sẽ phải rất tỉnh táo để có những chiến lược thích hợp cho tương lai sắp tới của anh.
Hà Nội mong Văn Hậu thông cảm nếu thương vụ với Heerenveen đổ bể Heerenveen chỉ tập trung liên quan đến tiền, việc hỗ trợ trả lương cho Văn Hậu trong bức thư hồi đáp chính thức tới Hà Nội FC. Điều đó khiến cho CLB thủ đô không khỏi thất vọng. Được biết vào ngày 2/7, Heerenveen đã gửi email cho Hà Nội FC xoay quanh trường hợp của hậu vệ Đoàn Văn Hậu. Đội bóng...