Vận hành tiết kiệm – hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp vận tải
Khi chi phí nguyên liệu tăng, máy móc, động cơ dễ hỏng hóc, các doanh nghiệp vận tải tìm đến giải pháp vận hành tiết kiệm để phát triển lâu dài.
Khó khăn các đơn vị vận tải thường gặp phải là giá nguyên liệu tăng, tiêu hao nhiều phí bảo dưỡng, sửa chữa do máy móc, động cơ dễ hỏng hóc. Vì vậy, để phát triển lâu dài, các doanh nghiệp này tìm đến những giải pháp vận hành tiết kiệm.
Khó khăn của doanh nghiệp vận tải
Từ đầu năm 2019 đến nay, giá xăng có nhiều biến động. Có thời điểm, giá xăng tăng liên tục khiến các doanh nghiệp vận tải phải chịu chi phí đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá cước vận tải là điều khó thực hiện ngay, nên lợi nhuận của các doanh nghiệp này giảm đáng kể.
Giá xăng tăng ảnh hưởng đến doanh nghiệp vận tải.
Thường xuyên di chuyển qua địa hình gập ghềnh như đồi núi, mỏ đá… các phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp vận tải dễ bị hỏng hóc. Do vậy, họ thường phải chi một khoản phí không nhỏ cho bảo trì, sửa chữa. Số lượng xe càng lớn, chi phí doanh nghiệp bỏ ra càng cao.
Video đang HOT
Để giải bài toán giảm chi phí, các doanh nghiệp vận tải tìm đến các biện pháp tiết kiệm chi phí nhiên liệu và hạn chế hỏng hóc máy móc, động cơ; bên cạnh đó, vẫn đảm bảo xe vận hành ổn định, sử dụng lâu dài.
Giải pháp vận hành tiết kiệm
Hiểu rõ những vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải, Caltex mang đến giải pháp vận hành tiết kiệm cho các doanh nghiệp vận tải: Dầu nhớt Caltex Delo chuyên dành cho các loại xe sử dụng dầu diesel. Caltex Delo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vận tải về tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế hỏng hóc động cơ.
Dầu nhớt này có khả năng kiểm soát cặn bám, làm giảm tiêu hao dầu, chống mài mòn bộ truyền động, giảm tiêu hao nhiên liệu. Bên cạnh đó, công nghệ isosyn của sản phẩm giúp bảo vệ từng bộ phận của động cơ diesel, trung hòa các axit có hại, duy trì tính kiềm, kéo dài định kỳ hoạt động. Nhờ vậy, Delo mang lại độ bền bỉ với hiệu năng mạnh mẽ cho hệ thống xe.
Theo đại diện Công ty TNHH Vận Tải Hoàng Ngọc Phát – đơn vị vận tải đã sử dụng Caltex Delo hơn 9 năm, dầu nhớt này có thể dùng cho nhiều loại xe. Cụ thể là các loại xe nguồn gốc Mỹ, Hàn Quốc, Đức. Độ bôi trơn của sản phẩm giúp xe vận hành ổn định trong địa hình hiểm trở hay thời tiết khắc nghiệt. Xe chạy đường đèo, đường dốc máy vẫn mát.
Đội xe của Công ty TNHH Vận Tải Hoàng Ngọc Phát.
Sản phẩm được sản xuất theo công thức pha chế của Chevron, với thành phần gồm dầu gốc cao cấp và phụ gia hiệu năng cao, giúp tối ưu bảo vệ động cơ.
Ông Trịnh Văn Hoài – Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Đầu tư Tân Hoàng Hiệp đã tin tưởng dùng sản phẩm này nhiều năm nay. “Lựa chọn này đã giúp đội xe hơn 70 xe vận tải đầu kéo hạng nặng của tôi luôn trong trạng thái được bảo dưỡng tốt, ít hư hỏng, tiết kiệm chi phí lớn cho công ty”, ông Trịnh Văn Hoài chia sẻ.
Caltex Delo giúp xe hạn chế hư hỏng giữa đường, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc. Với 20 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Caltex và dầu nhớt Delo được nhiều doanh nghiệp vận tải tin dùng.
Theo Zing
Phí bảo dưỡng ô tô cao chót vót
Trước khi quyết định mua ô tô, người mua nên tham khảo các khoản chi phí hằng tháng, trong đó có phí bảo dưỡng
Giá ô tô ngày càng rẻ nên thu hút người mua nhiều hơn. Chẳng hạn xe phân khúc A từ dưới 300-400 triệu đồng. Phân khúc B cũng chỉ 400 triệu đồng là sở hữu được xe. Do đó, nhiều người thấy giá hấp dẫn nên mạnh tay xuống tiền mang xe về vi vu. Việc mua xe hiện nay khá dễ dàng, chỉ cần chi trước 30%, số còn lại đại lý sẽ lo toàn bộ thủ tục vay ngân hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, không ít chủ xe sau một thời gian kham không nổi chi phí khá lớn cho "xế cưng" đã phải chấp nhận bán lỗ cả trăm triệu đồng.
Chỉ tính riêng khoản dùng xe đi ăn sáng uống cà phê, chở con đến trường rồi tới sở làm... tiền xăng đã ngốn đến vài trăm ngàn đồng. Kế đến là tiền gửi xe ở nơi công cộng, mỗi lần phải tốn thêm vài chục ngàn đồng, thậm chí cả trăm ngàn đồng. Chưa hết, còn phải tìm chỗ gửi xe tháng, rẻ cũng phải mất bảy, tám trăm ngàn nếu khu vực ngoại thành, còn ở nội thành phải từ một, vài triệu đồng. Ngoài ra, hằng năm phải tốn thêm khoản kiểm định xe, lệ phí bảo dưỡng cầu đường, bảo hiểm thân xe.
Nhưng những chi phí trên cũng chưa là gì so với chi phí bảo dưỡng xe. Nếu xe chạy nhiều thì hầu như tháng nào cũng phải vào đại lý bảo dưỡng, ít thì cũng bảo dưỡng 2 tháng/lần. Tại nhiều đại lý của các hãng xe đều công bố bảng chi phí bảo dưỡng cho khách hàng tham khảo. Chẳng hạn, các hãng Ford, Honda, Toyota cứ 5.000 km là đến kỳ hạn kiểm tra bảo dưỡng định kỳ (lần đầu bảo dưỡng khi xe di chuyển khoảng 1.000 km có hãng kiểm tra miễn phí, có hãng thu phí dịch vụ vài trăm ngàn đồng). Sau đó, cứ 5.000 km sẽ bảo dưỡng định kỳ có thu tiền. Đơn cử, dòng xe thấp nhất của Ford là Fiesta có giá bảo dưỡng từ 1,2-3,4 triệu đồng/lần, càng di chuyển nhiều, phí bảo dưỡng càng tăng. Khi xe lăn bánh được 60.000 km thì phí này tăng lên 11,8 triệu đồng. Tương tự, dòng xe được sử dụng nhiều của Honda là City có phí bảo dưỡng từ 549.000 đồng lần đầu, lần kế tiếp 900.000 đồng, sau đó tăng 1,3 triệu đồng, rồi 3,1 triệu đồng cho đến 7,8 triệu đồng. Các mẫu xe có giá trị càng cao phí bảo dưỡng càng tăng.
Chịu không xiết chi phí bảo dưỡng xe quá cao nên nhiều người phải bán xe
Ông Trần Duy Bình (ngụ quận 2, TP HCM), sở hữu chiếc Fiesta, cho biết chi phí hằng tháng ngốn của ông cả chục triệu đồng. Mỗi lần bảo dưỡng phải chi thêm vài triệu đồng. Mới đây, ông Bình đưa xe vào đại lý bảo dưỡng thay nhớt 640.000 đồng, lọc nhớt hơn 200.000 đồng, dầu thắng 250.000 đồng, dung dịch làm sạch hệ thống bôi trơn máy xăng 460.000 đồng, dung dịch duy trì độ nhớt máy 400.000 đồng, vệ sinh bố thắng 574.000 đồng, tiền công hơn 500.000 đồng. Tương tự, đối với dòng xe City, lọc gió động cơ khoảng 240.000 đồng, lọc gió điều hòa 750.000 đồng, lọc nhớt hơn 200.000 đồng.
Đó là dòng xe bình dân, còn các dòng xe sang như Mercedes, Audi, Lexus... mỗi lần bảo dưỡng phải vài ba chục triệu đồng, chưa kể tiền công từ 3-5 triệu đồng. Theo ông Sơn, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM, chi phí "nuôi" xe quá cao nên một số bạn bè ông Sơn đã phải bán xe chuyển qua dòng xe thông dụng cho nhẹ tiền. Ông Sơn dù đang chạy chiếc C200 của hãng Mercedes có giá mềm nhất hiện nay là hơn 1,4 tỉ đồng nhưng khi bảo dưỡng mỗi lần tốn vài chục triệu đồng. Chẳng hạn thay lọc gió động cơ mất 2,2 triệu đồng, lọc gió điều hòa 4,3 triệu đồng, lọc nhớt 750.000 đồng. Riêng lọc xăng của xe này lên đến gần 15 triệu đồng. Bố thắng trước 8 triệu đồng, bố thắng sau 5 triệu đồng. Kèm theo 2 cảm biến báo mòn bố thắng thêm 1 triệu đồng. Bộ cao su gạt mưa kính chắn gió trước cũng có giá gấp hai, gấp ba lần xe phổ thông, 3,5 triệu đồng. Nếu bình ắc-quy cần thay thế cũng phải tốn thêm 15 triệu đồng. Chưa hết, tiền công thay thế các linh kiện trên chủ xe phải thanh toán thêm khoảng vài ba triệu đồng. Đó là chi phí linh kiện thông thường, chưa "đụng" đến động cơ, cũng như các bộ phận điện tử trên xe.
Chi phí quá cao nên ông Sơn thừa nhận nhiều lúc bị "đuối" nên đang tìm mua dòng xe Toyota hoặc Honda khoảng 700, 800 triệu đồng cho nhẹ gánh.
Theo Laodong
Phí bảo dưỡng ôtô cao chót vót Trước khi quyết định mua ôtô, người mua nên tham khảo các khoản chi phí hằng tháng, trong đó có phí bảo dưỡng Giá ôtô ngày càng rẻ nên thu hút người mua nhiều hơn. Chẳng hạn xe phân khúc A từ dưới 300-400 triệu đồng. Phân khúc B cũng chỉ 400 triệu đồng là sở hữu được xe. Do đó, nhiều người...