Vận hành thử cống chống ngập, 100 nhà dân bị ngập nặng
Tỉnh Bạc Liêu vận hành thử nghiệm cống chống ngập cho TP.Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc vận hành thử đã không lường trước được các tình huống và gây ngập 100 nhà dân.
Các cơ quan chức năng tiến hành thử nghiệm công trình cống chống ngập trên tuyến kênh 30 tháng 4 Ảnh: TRẦN THANH PHONG
Chiều 29 và 30.10, Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tiến hành thử nghiệm công trình cống chống ngập trên tuyến kênh 30 tháng 4, thuộc P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc vận hành cống chống ngập đã làm 100 nhà dân bị ngập nặng.
Địa phương vận động người dân cơi nới tài sản để giảm thiệt hại ẢNH: TRẦN THANH PHONG
Theo Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh, việc vận hành thử cống chống ngập nhằm thử cống có ngăn được con nước lớn đầu tháng 10 âm lịch từ biển Nhà Mát tràn vô TP.Bạc Liêu từ kênh 30 tháng 4 hay không. Tuy nhiên, khi ngăn cống, mực nước giữa 2 bên cống chênh lệch càng lúc càng cao.
Nhiều nhà dân bất ngờ bị nước tràn vô nhà, gây ngập sâu ẢNH: TRẦN THANH PHONG
Do thủy triều bị chặn lại vào thời điểm đỉnh triều, nước biển dâng cao dẫn đến nước biển đột ngột chảy tràn lên bờ, gây ngập hàng loạt căn nhà của người dân ở hai khóm Chòm Xoài và Bờ Tây (P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu).
Video đang HOT
Nhiều hộ dân bức xúc vì nước tràn ngập vào nhà gây hư hỏng tài sản ẢNH: TRẦN THANH PHONG
Ông Trần Văn Phương (ở khóm Chòm Xoài, P.Nhà Mát) bức xúc cho biết nước biển tràn vào nhà bất ngờ, lên rất nhanh nên người dân không kịp trở tay, nhiều vật dụng bị hư hỏng. Mực nước ngập đến gầm giường, qua đầu gối, người dân dùng những tấm xốp kết bè làm phương tiện đi lại cho trẻ em.
Nước ngập sâu, người dân phải kết phao để trẻ em đi lại ẢNH: TRẦN THANH PHONG
Chiều 30.10, ông Võ Văn Vũ, Phó chủ tịch UBND P.Nhà Mát, cho biết khi xảy ra sự việc, địa phương đã trực tiếp xuống các hộ dân có nhà bị ngập vận động bà con cơi nới đồ đạc, vật dụng để tránh thiệt hại.
Qua thống kê, có khoảng 100 căn nhà bị ngập, trong đó khóm Bờ Tây có 80 căn và khóm Chòm Xoài có 20 căn. Vụ việc không gây thiệt hại nhiều về tài sản, chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, do đa số hộ dân sống tạm bợ ven biển.
Theo ông Vũ trước khi vận hành thử nghiệm cống chống ngập, địa phương có thông báo cho người dân biết để chủ động. Tuy nhiên chủ đầu tư công trình đã không lường trước được tình huống nước tràn vào nhà dân.
Công trình cống chống ngập kết hợp cầu giao thông có vốn đầu tư 153 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh làm chủ đầu tư. Công trình nhằm ngăn triều chống ngập, cải thiện môi trường đô thị TP.Bạc Liêu đồng thời kết hợp phục vụ giao thông thủy, giao thông bộ.
Theo thanhnien
Hà Lan đề xuất ý tưởng chống ngập bền vững cho TP.HCM
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cùng các chuyên gia đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chống ngập bền vững cho TP.HCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới.
Tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman chiều 28/10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe đề xuất của các chuyên gia và công ty Hà Lan về giải pháp chống ngập bền vững và lớn hơn cho TP.HCM, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng gia tăng dân số.
Theo các chuyên gia từ Hà Lan, TP.HCM hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về nước, bao gồm nước biển dâng, đô thị hóa, lượng mưa gia tăng, lũ thượng nguồn lớn hơn và cả sụt lún đất.
Qua nghiên cứu thực địa và tích hợp giải pháp từ kinh nghiệm quản lý nước tại Hà Lan cũng như nhiều quốc gia khác, các chuyên gia nước này đề xuất Hệ thống chống ngập bền vững tích hợp lớn hơn cho TP.HCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới với việc áp dụng quan hệ đối tác công tư (PPP).
Đường Trần Não, quận 2, ngập trong biển nước do triều cường dâng cao 1,68 m. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo đề xuất của Hà Lan, hệ thống chống ngập sẽ huy động nguồn tài chính từ khối tư nhân, xây dựng và duy trì các công trình chống ngập. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện và cấp giấy phép, cho phép mô hình kinh doanh theo khuôn khổ pháp lý hiện hành để tạo nguồn thu cho vận hành và bảo dưỡng công trình.
Trong đề xuất, các chuyên gia trình bày ý tưởng cho hệ thống công trình bảo vệ quận 2 và quận 9 (tức Vùng II, theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), với mục đích bảo vệ lũ từ sông và xây dựng hệ thống khu trữ nước mưa đa mục tiêu.
Tại khu vực trữ nước đa mục tiêu, Hà Lan đề xuất xây dựng một số công trình dịch vụ như bến thuyền, khu giải trí, sân golf..., tạo ra nguồn thu từ du lịch và các hoạt động khác.
Ước tính tổng kinh phí cho công trình bảo vệ Quận 2 và Quận 9 là 1.266 triệu USD. Mức độ chính xác của ước tính kinh phí ở giai đoạn thiết kế ý tưởng này là 40% đến -25%.
Theo các chuyên gia, nếu có thể hiện thực hóa ý tưởng, thành phố sẽ có được một hệ thống công trình chống ngập bền vững và kiên cường ở mức chi phí phải chăng cho Việt Nam.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cũng nhận định TP.HCM có nhiều thế mạnh để phát triển khi tham gia mạng lưới thành phố thông minh của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
"Tôi rất tự hào về điểm tương đồng giữa Hà Lan và TP.HCM. Nếu TP đồng ý hợp tác với Hà Lan để phát triển thành phố thông minh và kêu gọi một số đối tác khác cùng tham gia vào mạng lưới này, TP. HCM có thể phát triển theo hướng bền vững và bao trùm", bà Akkerman nói.
Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Hà Lan và Việt Nam được ký kết vào tháng 10/2010, ưu tiên cho hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Sau gần 10 năm triển khai, thỏa thuận tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nâng cao chất lượng nước, cải thiện hệ thống cung cấp nước... ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tại buổi tiếp và làm việc chiều 28/10. Ảnh: Nguyễn Trinh.
Tuy nhiên, theo Đại sứ Akkerman, Việt Nam và Hà Lan còn có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, giúp TP.HCM trở thành thành phố đáng sống trong bối cảnh dân số ngày càng tăng.
"Tôi hy vọng đây là các hoạt động hợp tác chiến lược và lâu dài chứ không phải hợp tác một lần rồi kết thúc", đại sứ Hà Lan nhấn mạnh.
Trước thiện chí và cam kết của phía Hà Lan, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Hà Lan và Hà Lan cũng là đối tác quan trọng của TP.HCM.
"Chúng tôi xin khẳng định khi gặp khó khăn về nước và biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ Hà Lan. Rất vui khi được học tập kinh nghiệm của các bạn", Bí thư Nhân nói.
Theo Zing.vn
Vụ cháu bé rơi xuống biển: Lực lượng chức năng rút về, gia đình tìm cháu bé trong nước mắt Đến 22h30 ngày 14/7, sau hơn 2h đồng hồ tìm kiếm không có kết quả, lực lượng cứu hộ đã rút về, lên phương án mới tìm kiếm cháu bé không may bị rơi xuống biển. Thông tin trước đó, khoảng 19h30 ngày 14/7, tại khu vực cột 3, đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, TP. Hạ Long, một cháu bé do sơ...