Vận hành tàu sân bay vẫn là bài toán khó với Trung Quốc
Vụ hai phi công Trung Quốc thiệt mạng khi tập bay trên hàng không mẫu hạm cho thấy Bắc Kinh còn phải dành rất nhiều thời gian để học hỏi trước khi đủ khả năng vận hành tàu sân bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc
Ngày 6/9, báo chí phương Tây đồng loạt đăng tin hai phi công Trung Quốc thiệt mạng khi lái máy bay chiến đấu tập cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trên thực tế, Tân Hoa Xã đã đưa tin về vụ việc này từ hôm 27/8. Tuy nhiên thông tin này chìm trong bài báo việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên dương một phi đội đã bay thử thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu Liêu Ninh nên truyền thông phương Tây không để ý.
Dù vậy, việc Bắc Kinh thừa nhận những trục trặc trong quá trình thử nghiệm tàu Liêu Ninh cũng là một điều đáng ngạc nhiên, bởi từ trước đến nay quân đội Trung Quốc luôn hoạt động cực kỳ bí mật và mọi thông tin tiêu cực như thiết bị trục trặc hay tai nạn chết người thường không xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vụ hai phi công thiệt mạng cho thấy giới quân sự Mỹ nhận định đúng về chương trình tàu sân bay của Trung Quốc.
Đòi hỏi kỹ năng điêu luyện
Giới chuyên gia quân sự đánh giá sàn bay trên các tàu sân bay là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm nhất thế giới.
Các tàu sân bay thường rất lớn. Ví dụ, tàu USS George Washington của hải quân Mỹ có chiều dài 333 m và chiều rộng 78 m, nhưng vẫn là quá nhỏ so với một sân bay thông thường.
Để cất cánh, phi công lái máy bay chiến đấu phải có sự hỗ trợ hiệu quả của tổ hướng dẫn. Hệ thống phóng thủy lực giúp những chiếc chiến đấu cơ nặng khoảng 24 tấn đạt tốc độ từ 0-266 km/giờ trong vòng hai giây.
Trong các chiến dịch bay, tàu sân bay không đứng im mà phải di chuyển với tốc độ khoảng 55 km/giờ theo chiều gió để giúp máy bay dễ cất cánh. Sự chuyển động này càng khiến các thao tác điều khiển máy bay trở nên khó khăn hơn. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, máy bay chiến đấu sẽ đạt đủ tốc độ để cất cánh. Trong trường hợp không thuận lợi, máy bay có thể rơi xuống biển sau khi chạy hết đường băng trên tàu sân bay. Đây là điều hiếm khi xảy ra nhưng nguy cơ ấy luôn hiện hữu.
Rất nhiều tai nạn
Theo trang Defense News, thống kê của Học viện Hải quân Mỹ cho biết Mỹ mất hơn 12.000 máy bay từ năm 1948-1988. Số lính thủy đánh bộ, thủy thủ và phi công thiệt mạng ở trên và quanh các tàu sân bay trong giai đoạn này là 8.500 người. “Con số đó bao gồm máy bay bị phá hủy và binh sĩ thiệt mạng trong chiến trận, nhưng số lượng hư hỏng và thiệt mạng trong những lần hạ cánh và cất cánh trên tàu sân bay là rất lớn” – tài liệu khẳng định.
Cất cánh rất khó, nhưng hạ cánh trên tàu sân bay là một nhiệm vụ nguy hiểm gấp bội.
Thông thường các tàu sân bay chỉ có đường băng khoảng 150 m cho máy bay hạ cánh. Chiến đấu cơ phải giảm tốc độ di chuyển từ 240 km/giờ xuống 0 chỉ trong vỏn vẹn vài giây khi đáp xuống sàn.
Video đang HOT
Để hạ cánh, các chiến đấu cơ mang theo “lưỡi câu” ở đuôi. Lúc hạ cánh, phi công phải khéo léo điều khiển máy bay để “lưỡi câu” móc vào một trong bốn “dây cáp đón bắt” giăng ngang, mỗi dây cách nhau 15 m.
Thông thường các phi công nhắm “lưỡi câu” móc vào dây cáp thứ ba trên đường băng vì đó là mục tiêu an toàn và dễ thực hiện nhất. Họ hiếm khi nhắm vào dây cáp đầu tiên vì rất gần rìa sàn tàu. Các phi công giỏi phải thường xuyên móc được vào dây cáp thứ ba. Để làm được như vậy, họ luôn phải điều khiển phi cơ bay theo một góc chính xác khi tiếp cận tàu sân bay.
Còn lâu mới xưng bá
Giới quân sự Mỹ cho biết Trung Quốc còn rất thiếu kinh nghiệm điều khiển tàu sân bay.
Theo báo New York Times, phó đô đốc hải quân Mỹ về hưu Peter Daly – cựu tư lệnh hạm đội Nimitz – cho biết hải quân Trung Quốc đã sao chép toàn bộ kỹ thuật đảm bảo an toàn cho chiến đấu cơ trên tàu sân bay cũng như các quy trình cất cánh, hạ cánh của Mỹ. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn chưa hiểu rõ cách vận hành và bảo dưỡng máy bay, các thiết bị.
Hồi tháng 8, đô đốc hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã đề nghị hải quân Mỹ cho phép các quan chức Trung Quốc lên một tàu sân bay Mỹ để “học hỏi kinh nghiệm”.
Lập tức nhiều chuyên gia quân sự Mỹ kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ khước từ lời đề nghị đó, bởi nó đồng nghĩa với việc chuyển giao kỹ thuật, thậm chí công nghệ tàu sân bay cho Trung Quốc, quốc gia đang muốn thách thức vị thế của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng Washington chẳng có gì phải ngán ngại tàu sân bay Trung Quốc, dù là chiếc Liêu Ninh hay một số tàu Bắc Kinh đang dự tính sản xuất. Với trọng lượng 65.000 tấn, tàu Liêu Ninh có kích cỡ thua xa 11 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz 100.000 tấn của Mỹ.
Tàu Liêu Ninh cũng thiếu hệ thống phóng thủy lực hiện đại như tàu Mỹ. Hồi năm 2011, Nga từ chối bán hệ thống dây cáp đón bắt và móc câu cho Trung Quốc vì Bắc Kinh lấy cắp thiết kế máy bay Sukhoi để chế tạo chiến đấu cơ JL-9 và J-15.
Điều quan trọng hơn hơn là việc sở hữu một hoặc hai tàu sân bay có ý nghĩa quân sự không đáng kể. Bởi thông thường mỗi tàu sân bay phải bảo dưỡng vài tháng trong một năm để hoạt động hiệu quả.
Trong vài năm tới, Trung Quốc không có đủ thủy thủ và chuyên gia hàng hải giỏi để điều khiển tàu sân bay. Việc đổ tiền phát triển hạm đội tàu sân bay cũng có thể là một sai lầm của Bắc Kinh. Mỗi tàu sân bay Mỹ có giá 13 tỷ USD, chi phí vận hành lên tới 6,5 triệu USD mỗi ngày.
Giới quan sát cho rằng tham vọng thiết lập lực lượng “hải quân biển xanh” có thể sẽ khiến Trung Quốc tốn kém một phần lớn ngân sách quốc phòng để theo đuổi giấc mơ bá chủ tàu sân bay khó thành hiện thực.
“Kỹ thuật là điều quan trọng, nhưng 100 năm kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu để hải quân Mỹ duy trì thế kiểm soát trên Thái Bình Dương” – phó đô đốc hải quân Mỹ về hưu William Crowder khẳng định.
Theo Tri Thức
Tàu sân bay: sắm dễ, vận hành mới khó
Vụ hai phi công TQ thiệt mạng khi tập bay cho thấy Bắc Kinh còn tốn rất nhiều thời gian học hỏi trước khi đủ sức dùng tàu sân bay dọa thiên hạ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc - Ảnh: Chinese Military Review
Ngày 6-9, báo chí phương Tây đồng loạt đăng tải tin hai phi công Trung Quốc thiệt mạng khi lái máy bay chiến đấu tập cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trên thực tế, Tân Hoa xã đã đưa tin về vụ việc này từ hôm 27-8. Tuy nhiên thông tin này chìm trong bài báo việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên dương một đội bay đã bay thử thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu Liêu Ninh nên truyền thông phương Tây không để ý.
Dù vậy, việc Bắc Kinh thừa nhận những trục trặc trong quá trình thử nghiệm tàu Liêu Ninh cũng là một điều đáng ngạc nhiên.
Bởi từ trước đến nay quân đội Trung Quốc luôn hoạt động cực kỳ bí mật và mọi thông tin tiêu cực như thiết bị trục trặc hay tai nạn chết người thường bị ém nhẹm.
Vụ hai phi công thiệt mạng cho thấy những gì giới quân sự Mỹ nhận định về chương trình tàu sân bay của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở.
Đòi hỏi kỹ năng điêu luyện
Rất nhiều tai nạn
Theo trang Defense News, thống kê của Học viện Hải quân Mỹ cho biết Mỹ mất hơn 12.000 máy bay từ năm 1948-1988. Số lính thủy đánh bộ, thủy thủ và phi công thiệt mạng ở trên và quanh các tàu sân bay trong giai đoạn này là 8.500 người. "Con số đó bao gồm máy bay bị phá hủy và binh sĩ thiệt mạng trong chiến trận, nhưng số lượng hư hỏng và thiệt mạng trong những lần hạ cánh và cất cánh trên tàu sân bay là rất lớn" - tài liệu khẳng định.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá sàn bay trên các tàu sân bay là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm nhất thế giới.
Các tàu sân bay thường rất lớn, ví dụ chiếc USS George Washington của hải quân Mỹ dài 333m và rộng 78m, nhưng vẫn là quá nhỏ so với một sân bay thông thường.
Để cất cánh, phi công lái máy bay chiến đấu phải có sự hỗ trợ hiệu quả của tổ hướng dẫn. Hệ thống phóng thủy lực giúp những chiếc chiến đấu cơ nặng khoảng 24 tấn đạt tốc độ từ 0-266 km/giờ trong vòng hai giây.
Cần nhớ rằng trong các chiến dịch bay, tàu sân bay không đứng im mà phải di chuyển với tốc độ khoảng 55 km/giờ thuận chiều gió để giúp máy bay dễ cất cánh.
Sự chuyển động này càng khiến các thao tác điều khiển máy bay trở nên khó khăn hơn. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, chiếc máy bay chiến đấu sẽ đạt đủ tốc độ để cất cánh.
Nếu không, máy bay có thể rơi xuống biển sau khi chạy hết đường băng trên tàu sân bay. Đây là điều hiếm khi xảy ra nhưng nguy cơ này luôn hiện hữu.
Cất cánh rất khó, nhưng hạ cánh trên tàu sân bay là một nhiệm vụ nguy hiểm gấp bội.
Thông thường các tàu sân bay chỉ có đường băng khoảng 150m cho máy bay hạ cánh. Mà các chiến đấu cơ khi đáp xuống tàu sân bay phải giảm tốc độ di chuyển từ 240 km/giờ xuống 0 chỉ trong vỏn vẹn vài giây.
Để hạ cánh, các chiến đấu cơ được trang bị "lưỡi câu" gắn vào đuôi. Lúc hạ cánh, phi công phải khéo léo điều khiển máy bay để "lưỡi câu" móc vào một trong bốn "dây cáp đón bắt" giăng ngang, mỗi dây cách nhau 15m.
Thông thường các phi công nhắm "lưỡi câu" móc vào dây cáp thứ ba trên đường băng vì đó là mục tiêu an toàn và dễ thực hiện nhất. Họ hiếm khi nhắm vào dây cáp đầu tiên vì rất gần rìa sàn tàu. Các phi công giỏi phải thường xuyên móc được vào dây cáp thứ ba. Để làm được như vậy, họ luôn phải điều khiển máy bay bay theo một góc chính xác khi tiếp cận tàu sân bay.
Còn lâu mới xưng bá
Giới quân sự Mỹ cho biết Trung Quốc còn rất thiếu kinh nghiệm điều khiển tàu sân bay.
Theo báo New York Times, phó đô đốc hải quân Mỹ về hưu Peter Daly - cựu tư lệnh hạm đội Nimitz - cho biết hải quân Trung Quốc đã sao chép toàn bộ kỹ thuật đảm bảo an toàn cho chiến đấu cơ trên tàu sân bay cũng như các quy trình cất cánh, hạ cánh của Mỹ. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn còn mù mờ cách vận hành và bảo dưỡng máy bay, các thiết bị...
Hồi tháng 8, đô đốc hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã đề nghị hải quân Mỹ cho phép các quan chức Trung Quốc lên một tàu sân bay Mỹ để "học hỏi kinh nghiệm".
Lập tức nhiều chuyên gia quân sự Mỹ kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ khước từ lời đề nghị này, bởi điều đó đồng nghĩa với việc chuyển giao kỹ thuật, thậm chí công nghệ tàu sân bay cho Trung Quốc, quốc gia đang muốn thách thức vị thế của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng Washington chẳng có gì phải ngán ngại tàu sân bay Trung Quốc, dù là chiếc Liêu Ninh hay một số tàu Bắc Kinh đang dự tính sản xuất. Với trọng lượng 65.000 tấn, tàu Liêu Ninh có kích cỡ thua xa 11 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz 100.000 tấn của Mỹ.
Trên tàu Liêu Ninh này cũng thiếu hệ thống phóng thủy lực hiện đại như tàu Mỹ. Hồi năm 2011, Nga từ chối bán hệ thống dây cáp đón bắt và móc câu cho Trung Quốc vì Bắc Kinh ăn cắp thiết kế máy bay Sukhoi để chế tạo chiến đấu cơ JL-9 và J-15.
Quan trọng hơn, việc sở hữu một hoặc hai tàu sân bay có ý nghĩa quân sự không đáng kể. Bởi thông thường mỗi tàu sân bay phải bảo dưỡng vài tháng trong một năm để hoạt động hiệu quả.
Trong vài năm tới, Trung Quốc không có đủ thủy thủ và chuyên gia hàng hải giỏi để điều khiển tàu sân bay. Việc đổ tiền phát triển hạm đội tàu sân bay cũng có thể là một sai lầm của Bắc Kinh. Mỗi tàu sân bay Mỹ có giá 13 tỉ USD, chi phí vận hành tốn 6,5 triệu USD mỗi ngày.
Giới quan sát cho rằng tham vọng thiết lập lực lượng "hải quân biển xanh" có thể sẽ khiến Trung Quốc tốn kém một phần lớn ngân sách quốc phòng để theo đuổi giấc mơ bá chủ tàu sân bay khó thành hiện thực.
"Kỹ thuật là điều quan trọng, nhưng 100 năm kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu để hải quân Mỹ duy trì thế kiểm soát trên Thái Bình Dương" - phó đô đốc hải quân Mỹ về hưu William Crowder khẳng định.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc xác nhận 2 phi công thiệt mạng trong thử nghiệm tàu sân bay "Hai phi công thử nghiệm đã hy sinh trong quá trình diễn tập", thông tấn Tân Hoa Xã cho biết. Tờ Channel News Asia ngày 6/9 đưa tin, Trung Quốc đã xác nhận hai phi công điều khiến chiến đấu cơ của Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi tiến hành diễn tập cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu...