Vận dụng sức dân chăm lo cho dân
Không chỉ hiến đất, mở đường, người dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, còn trực tiếp tham gia thi công, giám sát xây dựng đường giao thông trên địa bàn.
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công đó chính là sự đồng thuận của hệ thống chính trị và nhân dân địa phương. Trong đó có vai trò tích cực của Ủy ban MTTQVN phường trong công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các công trình, phần việc.
Người dân khu vực Thới Ngươn B, phường Phước Thới thường xuyên cắt tỉa cây, tạo cảnh quan thông thoáng.
Những ngày này, lưu thông trên tuyến đường Rạch Nọc (khu vực Thới Ngươn B, phường Phước Thới), người dân rất phấn khởi khi tuyến đường bê tông kiên cố vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chú Nguyễn Văn Của, ở khu vực Thới Ngươn B, chia sẻ: “Trước đây, tuyến đường này là đường mòn, nhỏ hẹp, đi lại rất khó khăn. ầu năm nay, chính quyền và Mặt trận phường vận động bà con đóng góp làm đường mới. Gia đình tôi đã đóng góp 7 triệu đồng để thực hiện công trình này”.
Tuyến đường Rạch Nọc, dài 1.400m, rộng 3m, có tổng chi phí thực hiện 490 triệu đồng, do nhân dân đóng góp. Ông Lê Văn Vũ, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu vực Thới Ngươn B, cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế và vì lợi ích chung, người dân rất đồng thuận đóng góp mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông. Trong công tác vận động, chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, công khai nguồn vốn đầu tư nên nhận được sự đồng thuận cao”. Trong năm 2019, Ban Công tác Mặt trận khu vực Thới Ngươn B đã phối hợp cùng các cán bộ khu vực vận động nhân dân đóng góp làm mới gần 3.000m đường giao thông trên tuyến Cái Chôm nối đến Miễu Nam Hải…
Nhiều năm qua, bài học phát huy sức dân xây dựng hạ tầng giao thông được Ủy ban MTTQVN phường Phước Thới vận dụng hiệu quả. Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường, việc huy động các nguồn lực để xây dựng cầu, đường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị phường. Qua đó, tạo điều kiện đi lại, giao lưu hàng hóa được dễ dàng, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.
Video đang HOT
Cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, năm 2019, Ủy ban MTTQVN phường Phước Thới đã vận động người dân làm mới, nâng cấp, sửa chữa 7.200m đường giao thông, với chi phí thực hiện 650 triệu đồng và 412 ngày công lao động. ồng thời, sửa chữa và xây dựng mới 4 cầu bê tông, với chi phí 245 triệu đồng; vận động làm cột cờ trên tuyến đường dài 1.000m. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, Ban Công tác Mặt trận các khu vực đã phối hợp vận động nhân dân làm mới 4.841m đường giao thông, với tổng chi phí trên 638 triệu đồng; xây dựng 4 cây cầu bê tông, với chi phí 352 triệu đồng. Từ sự góp sức của hệ thống Mặt trận và các đoàn thể, nhân dân, đến nay, 90% các tuyến đường giao thông trên địa bàn đã được bê tông hóa, góp phần tô điểm thêm diện mạo phường văn minh đô thị Phước Thới.
Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQVN phường luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các Cuộc vận động do Mặt trận phát động, chủ trì phối hợp thực hiện. Công tác an sinh xã hội được Ủy ban MTTQVN phường quan tâm thực hiện bằng việc đẩy mạnh vận động xã hội hóa để chăm lo hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Dịp lễ, Tết, Ủy ban MTTQVN phường đều phối hợp tổ chức thăm hỏi, vận động tặng hàng trăm phần quà cho các hộ khó khăn với trị giá 200-300 triệu đồng/năm. Trong năm 2019, Ủy ban MTTQVN phường đã vận động các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ giúp 460 lượt hộ nghèo, cận nghèo, với tổng trị giá 920 triệu đồng; cấp phát quà Tết cho 180 hộ nghèo với số tiền 144 triệu đồng; sửa chữa và xây dựng 5 căn nhà cho hộ nghèo… Qua đó, góp phần giúp đỡ 120 hộ thoát nghèo. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, Ủy ban MTTQVN phường cũng phối hợp thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42-NQ/CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19…
Những hoạt động thiết thực trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Năm 2019, toàn phường có 5.093 hộ đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa, chiếm tỷ lệ 97%; 100% khu vực giữ vững danh hiệu Khu vực Văn hóa. Nhiều năm qua, tập thể Ủy ban MTTQVN phường Phước Thới luôn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Vĩnh Phúc: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2015-2020
Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội, thách thức đan xen. Song với sự nhất quán trong thực hiện, nỗ lực trong triển khai, Đảng bộ tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
3 trụ cột quan trọng
Bà Hoàng Thị Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc - chia sẻ với phóng viên báo Công Thương, quan điểm của tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) nhiệm kỳ 2015-2020 là, thực hiện nhất quán 3 trụ cột quan trọng trong chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững, bao gồm: Phát triển kinh tế; An sinh, phúc lợi xã hội, hướng tới mục tiêu trung tâm là con người; An ninh chính trị, trật tự xã hội và môi trường. Theo đó, mục tiêu của cả nhiệm kỳ mà Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặt ra là, phát triển kinh tế, gắn với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
Để đạt được các mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mà trước hết là Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt, như: Đổi mới về mặt nhận thức; cách thức ban hành nghị quyết; cách tổ chức lãnh đạo và thực hiện; đổi mới thông qua công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ.
Công tác bộ luôn được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quan tâm trong cả nhiệm kỳ
Cụ thể, về đổi mới trong nhận thức, Vĩnh Phúc quán triệt quan điểm, Đảng lãnh đạo toàn diện, sâu sát đối với các lĩnh vực KTXH, nhất là những vấn đề lớn, trọng tâm thông qua chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, định hướng, song tuyệt đối không bao biện làm thay, không "lấn sân" hay quyết đáp các công việc cụ thể của chính quyền hay của các cơ quan, đơn vị.
"Với quan điểm đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, các tầng lớp trí thức công-nông, đội ngũ doanh nhân cũng đã thay đổi đáng kể, họ ý thức hơn, trách nhiệm hơn, quyết tâm hơn và đặc biệt là có khát vọng hơn" - Bà Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh.
Nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đánh dấu sự đổi mới trong cách thức ban hành nghị quyết của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của trung ương và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI để lựa chọn những vấn đề lớn, trọng tâm, tạo điểm nhấn, động lực cho các lĩnh vực khác và cho cả hệ thống chính trị, sau đó bàn bạc, thống nhất ban hành các nghị quyết, chỉ thị để tập trung lãnh đạo.
Trong nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư, y tế, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
"Để các nghị quyết được triển khai và đi vào cuộc sống, hàng tháng, hàng quý, Tỉnh ủy đều lựa chọn các vấn đề nóng, bức xúc trong nhân dân đưa ra thảo luận và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện" - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cho biết thêm.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan dự Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh Vĩnh Phúc
Về đổi mới trong cách thức lãnh đạo tổ chức thực hiện, theo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết được cấp ủy ban hành; chính quyền có trách nhiệm phát huy tính chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định; sau đó, cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc tuyên truyền, vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, đồng thuận, ủng hộ. Đồng thời với đó, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tăng cường kiểm tra, giám sát, cũng như nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu để đạt mục tiêu.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng tích cực đổi mới thông qua công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ. Theo đó, xác định rõ, cán bộ là "khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt", Tỉnh ủy đã chú trọng sàng lọc, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết, nghiêm minh trong thi hành kỷ luật, cho nghỉ hoặc chuyển công tác khác với cán bộ hạn chế về năng lực, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; mạnh dạn đề bạt cán bộ có năng lực. Đồng thời, quan tâm đến nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên; coi chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác.
Hoàn thành thắng lợi các mục tiêu
Chia sẻ về thành công của nhiệm kỳ 2015-2020, bà Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, với sự lãnh đạo toàn diện, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo của chính quyền và sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân, nhiệm kỳ 2015-2020, Vĩnh Phúc đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu KTXH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra với một số điểm nhấn quan trọng, như: 23/23 chỉ tiêu phát triển KT-XH đều đạt và vượt kế hoạch đề ra vào cuối năm 2020; thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 30 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó thu nội địa đạt hơn 28,5 nghìn tỷ và là một trong những tỉnh top đầu miền Bắc về thu nội địa; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; các ngành công nghiệp với hàm lượng giá trị công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (từ 30-54% tùy từng lĩnh vực) thay thế dần mức độ phụ thuộc vào các ngành công nghiệp lớn như ôtô, xe máy, vốn là thế mạnh của tỉnh trong những năm trước.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc)
Nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đánh dấu sự tăng mạnh của thu hút đầu tư tại Vĩnh Phúc. Địa phương đã triển khai thêm 3 khu công nghiệp (KCN) lớn là SUMITOMO (250 ha) , Bá Thiện 2 (247ha) và cụm công nghiệp (CCN) Đồng Sóc (75 ha). Đồng thời, thu hút được các nhà đầu tư uy tín đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Cho chủ trương 4 KCN lớn như: Nam Bình Xuyên, Thái Hòa Liễn Sơn, Lập Thạch 1, 2, KCN Sông Lô; triển khai đồng bộ các khu du lịch lớn như: Tam Đảo 1, Đại Lải, Vĩnh Tường. Xây dựng hạ tầng giao thông hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu, CCN, các tuyến đường kết nối Vĩnh Phúc đi Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Ninh và kết nối giữa các trung tâm huyện với TP. Vĩnh Yên.
Với mong muốn "mọi người dân đều được hưởng thành quả của tăng trưởng", thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú ý đến các vấn đề an sinh xã hội. Theo đó, tỉnh đã xây dựng 2 bệnh viện với quy mô lớn, hiện đại là: Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Sản - Nhi. Cùng với đó là 5 bệnh viện tuyến huyện và thành phố; 137/137 trạm y tế xã đạt chuẩn.
Xây dựng hơn 1.000 phòng học Mầm non, hoàn thiện và nâng cấp hàng trăm trường Tiểu học, Trung học cơ sở; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Nhờ đó, Vĩnh Phúc luôn nằm trong top các địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về kết quả thi THPT Quốc gia và thi Học sinh giỏi. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả trong các lĩnh vực văn, hóa, xã hội, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...
Thành công của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ vừa qua, bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, còn có là ý chí quyết tâm, đồng lòng của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các cấp. Tuy vậy, bà Hoàng Thị Thúy Lan cho rằng, tình hình kinh KTXH trong nước còn diễn biến khó lường do tác động của dịch Covid-19. Trong khi đó, thời gian còn lại của nhiệm kỳ đang dần rút ngắn và tính bằng ngày, vì vậy, Vĩnh Phúc tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn với thành tích đạt được mà cần tiếp tục nỗ lực, đưa Vĩnh Phúc phát triển nhanh, bền vững, để mọi người dân đều được hưởng những thành quả tích cực từ tăng trưởng của địa phương.
Quan tâm chăm lo, bảo vệ trẻ em Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể quận Ô Môn đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc trẻ em, từ sức khỏe đến học tập, vui chơi giải trí. Qua đó, tạo cho các em có môi trường phát triển toàn diện, được hưởng các quyền cơ bản; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được giúp đỡ hòa...