Vận dụng những lời căn dặn của Bác để xây dựng Bắc Ninh thành tỉnh giàu mạnh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho tỉnh Bắc Ninh tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc. Người đã có 18 lần về thăm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bắc Ninh (1958-2018), Ban Biên tập Báo Nhân Dân phối hợp Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Bắc Ninh – Giá trị lý luận và thực tiễn”.
Toàn cảnh buổi hội thảo.
Hội thảo góp phần làm sáng rõ giá trị lý luận cũng như lan tỏa giá trị thực tiễn những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận dụng vào thực tiễn xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh giàu mạnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trích lược những ý kiến, tham luận tại hội thảo.
Đảng vì dân và phát huy trí tuệ, lực lượng nhân dân
Mở đầu hội thảo, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh phát biểu ý kiến, nêu rõ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho tỉnh Bắc Ninh tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc. Trong những lần về thăm, Bác luôn ân cần thăm hỏi, động viên cũng như nhắc nhở Bắc Ninh phải đẩy mạnh diệt giặc đói, giặc dốt; cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy lợi; đoàn kết, thi đua trong lao động, sản xuất và học tập. Cán bộ phải tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ của nhân dân, đổi mới lề lối làm việc. Người xuống tận cơ sở thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, anh chị em dân công… Những lời căn dặn của Người vừa gần gũi, chân tình vừa thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc và đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, trở thành nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đồng lòng vượt qua khó khăn, xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển.
Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh được các đại biểu phân tích và làm rõ qua những lần Bác thăm, trò chuyện với cán bộ, người dân về công tác nông nghiệp. Đó là khi Bác thăm và nói chuyện với 200 đại biểu là cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở, các chiến sĩ thi đua, đại biểu hợp tác xã nông nghiệp dự Hội nghị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tổ chức tại thị xã Bắc Ninh; ba lần Bác về thăm các công trình thủy lợi năm 1958 và khi dự Hội nghị thủy lợi toàn miền bắc tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du…Trong những lần về thăm, Người luôn nhắc nhở, làm thủy lợi phải là phong trào của toàn dân. Xã này với xã khác, huyện này với huyện khác, tỉnh này với tỉnh khác, đều có liên quan với nhau, phải cùng làm, phải thảo luận với nhau, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không nên chỉ nhìn thấy lợi ích của nơi mình mà để thiệt cho nơi khác. Tình cảm ân cần, cử chỉ giản dị, gần gũi của Bác là những bài học vô cùng quý giá, đầy tính nhân văn về phong cách của người lãnh đạo đối với nhân dân.
Phân tích tính minh triết trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, PGS,TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, có chín điểm cơ bản trong những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tỉnh Bắc Ninh, đó là: (1) đoàn kết là một lực lượng, là sức mạnh dẫn tới thành công; (2) tập hợp, phát huy trí tuệ và lực lượng của nhân dân; (3) kế thừa giá trị lịch sử và phát huy truyền thống cách mạng của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng và phát triển. Mạch nguồn văn hóa truyền thống, những tinh hoa của cha ông, tinh thần cách mạng vẫn đang âm thầm truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác; (4) cán bộ cần phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của toàn thể nhân dân; (5) phát huy dân chủ, phải có dân chủ thật sự trong Đảng, thường xuyên nghiêm chỉnh phê bình và thật thà tự phê bình; (6) đảng viên phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị; (7) đảng viên và cán bộ phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa và chuyên môn; (8) cán bộ phải tránh địa phương chủ nghĩa, cần phải nhất trí về tư tưởng, về hành động, về tình cảm; (9) cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phải đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, thi đua, đưa tỉnh Bắc Ninh thành một tỉnh giàu có. Đồng chí nhấn mạnh, chín bài học giá trị không dành riêng cho đối tượng hay lĩnh vực nào, mà có giá trị áp dụng cho mọi cán bộ, đảng viên, ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, để đến hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà cần kế thừa những giá trị, tích hợp, phát triển lên tầm cao mới.
Về giá trị tư tưởng và tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển thủy lợi, đê điều, qua những lần Bác về thăm công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Tỉnh đã điểm lại và phân tích ý nghĩa bốn lần Bác về thăm công trình và nhấn mạnh những người công tác trong ngành thủy lợi không bao giờ quên lời Bác dạy: “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu, nước mạnh. Nước cũng có thể làm lợi nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng, lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Lời minh triết ấy đã và đang dẫn dắt ngành thủy lợi kế thừa truyền thống, để xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Phân tích bài nói chuyện trong những lần Bác thăm Bắc Ninh, đại biểu Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nêu rõ ba bài học quý giá Bác để lại, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với công tác lãnh đạo cũng như công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đó là: đoàn kết toàn dân là điều kiện sống còn, là một trong những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng; muốn tập hợp, đoàn kết được toàn dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, phải làm tốt công tác dân vận với phương châm “lấy dân làm gốc”; để Đảng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin tưởng, hết lòng ủng hộ, trước hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao: gần dân, quan tâm sâu sát đến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; “chí công, vô tư”; tránh vụ lợi, tư tưởng “làm quan cách mạng”, tham ô, lãng phí…
Video đang HOT
Phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh đã nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy các thế mạnh và khai thác mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, trong đó luôn coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, ứng dụng công nghệ cao. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng hơn 1.100 công trình giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch, chợ nông thôn…, làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong ý kiến gửi tới hội thảo, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gợi ý, Bắc Ninh cần tận dụng cơ hội, phát huy tiềm năng hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn; hướng tới phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn hiện đại, văn minh; tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã phát triển sản xuất hàng hóa, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng ngành nghề, làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác phù hợp cơ chế thị trường, nhất là các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị… Điểm lại những giá trị tư tưởng, tình cảm đặc biệt sâu sắc Bác dành cho Bắc Ninh, là điểm tựa vững chắc để địa phương phát triển, Bí thư Thành ủy Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chia sẻ, phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, con người, từ một thị xã nhỏ về quy mô, diện tích chưa đến 14 km2, đến nay, TP Bắc Ninh đã trở thành đô thị sầm uất với diện tích mở rộng lên 82,61 km2, dân số đạt hơn 500 nghìn người; tỷ trọng kinh tế khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 98,7%, nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 1,3%. Thu ngân sách thành phố năm 2017 đạt 2.206 tỷ đồng, tăng 23%, chiếm gần 10% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Để xây dựng TP Bắc Ninh xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bắc Ninh thời gian tới, Đảng bộ thành phố xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó thương mại – dịch vụ là lĩnh vực mũi nhọn, là đầu tàu tăng trưởng; nâng cao chất lượng đô thị trên cơ sở mở rộng không gian và đẩy mạnh phát triển hạ tầng, các tiện ích thông minh phục vụ người dân; tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm tạo dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả…
Chuyển hóa nhận thức thành hành động trách nhiệm
Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương mình, đinh ninh những lời căn dặn của Bác, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII, các cấp ủy trong tỉnh đã chuyển hóa thành nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Việc xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên được gắn với giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề nổi cộm, phức tạp; khắc phục hạn chế của cán bộ, đảng viên. Tất cả các cơ quan, đơn vị, gần 98% số người đứng đầu cấp ủy, cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở đã đăng ký, xây dựng kế hoạch làm theo. Kết quả thực hiện việc đăng ký là một tiêu chí kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức, cá nhân hằng năm.
Sôi nổi và sâu sắc, các ý kiến tham luận chia sẻ kinh nghiệm quý trong nghiệp vụ công tác đảng. Cụ thể như, nội dung chuyên đề đưa vào sinh hoạt tại các chi bộ, đảng bộ, các cơ quan, đơn vị tập trung chủ đề nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, nói đi đôi với làm, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, đổi mới, chủ động, đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả, vì Bắc Ninh bình yên; tiếp tục duy trì đợt sinh hoạt chính trị “Tự soi, tự sửa”… Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy định về “Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy các cấp”, quy định việc cấp ủy viên đi công tác cơ sở và tham dự sinh hoạt chi bộ, ít nhất ba tháng một lần. Năm 2017 đã có 223 lượt cấp ủy viên cấp tỉnh, 1.627 lượt cấp ủy viên cấp huyện dự sinh hoạt tại các chi bộ. Qua đó nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc từ cơ sở đã được các đồng chí cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu, thường trực cấp ủy nắm bắt kịp thời, chỉ đạo giải quyết. Việc này đồng thời nâng cao năng lực, chỉ đạo giải quyết công việc của cấp ủy viên. Trong những năm qua, luôn có hơn 80% số tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ tỉnh đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, trong đó hơn 22% đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu; hơn 74% số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, hơn 16% số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy Bắc Ninh không ngừng hiện thực hóa các nhóm giải pháp nhằm củng cố, phát triển Đảng vững mạnh toàn diện. Một trong những trụ cột của nhiệm vụ này là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Theo đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triển khai, cụ thể hóa các nội dung về công tác cán bộ của Trung ương và ban hành một số văn bản, quy định mới, có tính sáng tạo, đột phá phù hợp thực tiễn địa phương về công tác cán bộ, bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, dân chủ và công bằng trong tất cả các khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ… Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy các cấp; về việc Bí thư cấp ủy gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; về quy định lãnh đạo các cấp thực hiện đối thoại trực tiếp với nhân dân…; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị… Đến nay, đội ngũ cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cấp huyện cơ bản đã có trình độ chuyên môn từ đại học và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, phần lớn có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân…
Là địa phương vinh dự được bốn lần đón Bác về thăm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn thêm ý thức, trách nhiệm trong thực hiện học tập và làm theo Người, hiện thực hóa công cuộc đổi mới của Đảng. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng và Nhà nước đã phong tặng xã Đình Bảng bằng Có công với nước; cùng Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng trong kháng chiến chống Pháp, xã Đình Bảng được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Giờ đây, Đình Bảng đã phát triển từ xã lên phường, nhiều năm đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Theo Bí thư Đảng ủy phường Nguyễn Tiến Doanh, trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân phường Đình Bảng tiếp tục coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ làm theo những lời căn dặn của Bác, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và chính quyền hằng năm đạt trong sạch, vững mạnh, xây dựng quê hương Đình Bảng ngày càng phát triển bền vững, giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra.
Tầm cao mới, mục tiêu phát triển mới
Đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020, Bắc Ninh đã có 12 chỉ tiêu đạt và vượt, tiếp tục nỗ lực hoàn thành 12 chỉ tiêu còn lại. Trong đó có nhiệm vụ phát triển tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022, theo hướng “Hiện đại, văn hóa, sinh thái, tri thức và đô thị thông minh”. Theo đó, trên cơ sở rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, các ý kiến tập trung kiến nghị nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát huy lợi thế so sánh, cải thiện năng lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinh tế; xây dựng nông thôn mới hài hòa bền vững; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quy hoạch, đất đai, xây dựng cơ bản, tài nguyên, môi trường, giao thông; nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trước hết là trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh… 60 năm thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ một tỉnh thuần nông, còn nhiều khó khăn, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Đại, trong lĩnh vực nông nghiệp, cần ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện và biến đổi về “chất” theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế trang trại, hộ gia đình và công nghiệp bảo quản, chế biến; xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ; nghiên cứu, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc và xác thực hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp…
Phó Giám đốc Sở Công thương Tạ Đăng Đoan cho rằng, cần tận dụng triệt để lợi thế đất nghề như giải pháp hiệu quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ tỉnh Bắc Ninh theo hướng văn minh hiện đại. Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó 53 làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Với chủ trương và định hướng phù hợp, được sự đồng thuận và quyết tâm cao của người dân, từ năm 2005 trở lại đây, các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh có sự chuyển đổi khá nhanh theo cơ chế mới. Quy mô và năng lực các ngành nghề, làng nghề của tỉnh có bước phát triển rõ rệt.
Nhân lên niềm tự hào là địa phương được đón Bác về thăm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên Du tiếp tục phát huy truyền thống để hoàn thành những mục tiêu phát triển mới. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong hai năm 2018 – 2019 là nâng cấp đô thị Lim trở thành đô thị loại IV, đến năm 2022 sẽ cùng TP Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn phát triển thành trục lõi đô thị Bắc Ninh – Tiên Du – Từ Sơn với tâm điểm Tiên Du trở thành quận thuộc TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Công Thắng, thời gian tới, Tiên Du tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển đổi một số diện tích đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá với phát triển kinh tế trang trại… Bảo đảm lộ trình nâng cấp đô thị, thực hiện quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu đô thị Tiên Du sẽ là đô thị văn hóa, lịch sử; trung tâm cấp vùng về giáo dục – đào tạo, du lịch; trung tâm cấp đô thị về thương mại, dịch vụ, từng bước xây dựng hoàn thiện quần thể không gian văn hóa tâm linh, sinh thái đồi Lim, kết nối với khu du lịch trong huyện và ngoài huyện…
Sau 20 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tầng lạc hậu, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn…, đến nay, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu năm 2018, tỉnh đứng trong tốp đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp với 1.082 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 30,4 tỷ USD, GRDP bình quân/người đạt 6.027 USD… có tính khả thi cao. Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Bắc Ninh, cùng những bài học quý giá được vận dụng ở từng địa phương, lĩnh vực, cương vị công tác càng tiếp thêm động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới, quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội… để tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu mạnh, là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Theo nhandan
Toàn cảnh buổi hội thảo.
Bắc Giang: Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc "hành xử" thiếu cả lý lẫn tình
Trước đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, ông Chu Tam Chức (SN 1968, trú tại khu phố Nội Trì, phường Tâm Hồng, TX Từ Sơn, Bắc Ninh) có đơn thư gửi các cơ quan báo chí cho biết, ngày 14/5/2009, Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc (nay là Công ty TNHH MTV cơ khí hoá chất Hà Bắc trực thuộc Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam), địa chỉ tại phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang vay ông Chức 600 triệu đồng để sản xuất và kinh doanh với lãi suất 12%/năm.
Theo nội dung đơn thư, khoản vay này theo Hợp đồng vay tiền số 04-2009/HĐTV. Người đại diện Công ty Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc ký vay là ông Nguyễn Văn Đàm - Giám đốc công ty. Sau khi vay nợ, tháng 10/2009, Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc có trả ông Chức đợt 1 là 250 triệu đồng và có giấy xác nhận tiền lãi đến hết năm 2009.
Hợp đồng vay tiền giữa Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc và ông Chu Tam Chức.
Đến tháng 01/2011, Công ty này tiếp tục trả cho ông Chức đợt 2 số tiền 50 triệu đồng; sau đó, doanh nghiệp này khất nợ, hứa trả ông Chức sau 1 năm nữa. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp thay lãnh đạo thì công cuộc đòi lại tiền đã cho vay của ông Chức gặp rất nhiều khó khăn.
"Năm 2012, ông Nguyễn Văn Đàm là Giám đốc công ty chuyển về Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam làm việc. Ông Hà Quang Sáng được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty. Từ đó, số tiền vay nợ của người dân và tôi bị doanh nghiệp ỉm đi và không trả", ông Chức cho biết.
"Tôi có gọi điện cho anh Sáng nhưng anh Sáng không nghe máy. Đến công ty để đòi tiền nhiều lần thì bảo vệ không cho vào. Hiện tại gia đình tôi vô cùng khó khăn khi nuôi bố mẹ già, 4 đứa con đang tuổi ăn học. Công việc của tôi không ổn định, thu nhập không có". Ông Chức nói.
Để rộng đường dư luận, PV đã đến trụ sở Công ty TNHH MTV cơ khí hoá chất Hà Bắc để liên hệ đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, bảo vệ công ty cho biết lãnh đạo không có nhà vì còn bận điều hành thêm một công ty nữa tại Thái Nguyên.
Vị bảo vệ công ty cũng từ chối việc để phóng viên vào công ty liên hệ làm việc. Sau đó, bảo vệ công ty cũng cung cấp số điện thoại của ông Hà Quang Sáng và đề nghị liên hệ trực tiếp với ông Sáng. Tuy nhiên, sau khi bấm cả chục cuộc gọi không được bắt máy, nhắn tin qua số điện thoại 0979988xxx cũng không nhận được hồi âm.
Liên quan đến việc này, PV cũng đã có cuộc trao đổi với ông ông Nguyễn Văn Đàm - nguyên Giám đốc Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc, người đại diện công ty ký vay tiền của ông Chức. Ông Đàm cho biết, hiện ông chuyển lên Tổng Công ty công nghiệp xây dựng Việt Nam làm việc tại Ban thị trường quản lý dự án.
Theo ông Đàm, thời đó, doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Nhà nước và việc công ty vay vốn là bình thường. Thời đó, pháp nhân là công ty vay, sau này khi hợp đồng chưa hết hạn thì Tổng Công ty điều chuyển người khác về thay vị trí giám đốc công ty của ông.
Ông Đàm cũng cho rằng: "Việc vay nợ này là vay cho công ty nên liên quan đến tôi không có gì là cá nhân cả. Số nợ đến giờ, công ty này phải trả bình thường. Nếu như công ty này nợ mà ông Chức đòi không được thì ông Chức có thể khởi kiện ra toà để đòi quyền lợi".
Trước thông tin, người dân gọi cho ông Sáng để đòi nợ nhiều lần nhưng không được bắt máy, ông Đàm cho rằng: "Ông giám đốc này chắc là biết người dân gọi vì công nợ chắc ông lánh mặt, không thích nghe máy thôi".
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.
ANH XUÂN - QUANG CHƯƠNG
Theo tuoitrethudo
Nâng cao vai trò lực lượng dân quân tự vệ Thời gian qua, lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) TP Hồ Chí Minh đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Nhiều vụ trộm, cướp được các chiến sĩ dân quân phát hiện, dũng cảm tham gia truy bắt tội phạm, góp phần giữ bình yên...