Vận động viên quyền anh bắt giữ người trái phép
Nguyễn Đắc Thắng, SN 1992, trú tại phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình (Hà Nội) vừa bị cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội ra lệnh bắt khẩn cấp về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Trong các ngày 7 và 8-7, Thắng cùng với Lê Minh Hoàng, SN 1990, trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã bắt giữ anh Nguyễn Hồng Quang, ở quận Ba Đình nhằm mục đích xiết nợ.
i bắt g
Đầu tháng 4-2012, anh Quang vay Hoàng 30 triệu đồng. Sau nhiều lần đòi nợ không được, Hoàng đã rủ Thắng, bạn cùng tập quyền anh đi tìm anh Quang đòi nợ.
Nguyễn Đắc Thắng là vận động viên quyền anh đẳng cấp quốc gia, từng đạt những thành tích cao trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, Thắng không tiến thân bằng con đường thể thao mà mở cửa hàng nội thất xe hơi ở quận Long Biên và liên tiếp phạm tội. Trước đó, Thắng đã bị lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm Phòng CSHS bắt về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ và các loại hung khí. Sau khi bị TAND TP.Hà Nội xử phạt 5 tháng tù, Thắng vừa mãn hạn.
Chiều 7-7, Hoàng phát hiện anh Quang ở một khách sạn trên phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, đã rủ Thắng đến ép anh Quang ra một quán nước ở phố Nguyễn Thiệp, quận Hoàn Kiếm để đe dọa, bắt trả nợ.
Trong lúc đe dọa anh Quang, Hoàng cố ý để lộ khẩu súng colt cho “con nợ” nhìn thấy và do sợ bị mọi người phát hiện việc bắt giữ anh Quang trái pháp luật, Hoàng, Thắng đã đưa “con tin” về nhà Hoàng ở phố Trần Nhật Duật, rồi tiếp tục đưa tới nhà người quen ở phố Hồng Phúc, quận Hoàn Kiếm để khống chế, đòi tiền. Trong lúc ở đây, anh Quang bị Thắng dùng nắm đấm hành hung và bị các đối tượng dùng búa và dùi cui điện đe dọa sẽ tra tấn.
Video đang HOT
Rạng sáng hôm sau, biết không moi được tiền từ gia đình anh Quang, Thắng- Hoàng đưa “con tin” về một khách sạn ở phố Tân Ấp, phường Phúc Xá ngủ. Sáng 8-7, các đối tượng đưa nạn nhân đến ngõ 19 phố Nguyễn Tri Phương, quận ba Đình tiếp tục giam giữ tại một nhà người quen của Hoàng. Tại đây, anh Quang bị ép viết giấy mượn 2 chiếc Iphone 4 và hẹn 1 tuần sau trả. Hoàng đe dọa nếu không viết giấy biên nhận với nội dung như vậy, anh Quang sẽ bị vu khống ăn cắp và bị đánh đến chết ngoài đường bất cứ lúc nào.
11h trưa cùng ngày, chúng thả anh Quang ra sau khi đã thực hiện yêu cầu của Hoàng. Cùng với việc bắt khẩn cấp Thắng, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp Hoàng, tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo ANTD
Tín dụng đen - sóng ngầm phát sinh tội phạm
Chỉ cần gõ google trong vài giây, có thể dễ dàng tìm được các kết quả có liên quan đến vỡ nợ tín dụng đen: bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ; đòi nợ thuê chém trọng thương con nợ, đánh cả cảnh sát; bắt cóc sinh viên để đòi nợ hàng trăm triệu đồng; kinh hoàng truy sát để đòi nợ hay đòi nợ, bắt cóc chồng, ép vợ bán xe...
Không dừng lại ở việc siết nợ bằng tài sản, đe dọa gây sức ép để con nợ phải cầm cố hoặc bán tài sản; bao vây, ăn ở tại nhà con nợ và bắt giữ người trái pháp luật... thời gian gần đây, các chủ nợ còn liều lĩnh dùng mìn, thuê côn đồ sát hại các con nợ, gây ra những vụ thảm án đau lòng mà cả xã hội phải kinh hoàng. Điều đó, vô hình trung đã tạo ra sự phức tạp về ANTT trên địa bàn, đặc biệt là những vùng ven đô nơi cơn bão tín dụng đen tràn qua. Những ngày này, việc giữ và đảm bảo ANTT vẫn đè nặng lên vai lực lượng Công an ở cơ sở.
1001 chiêu đòi nợ
Kể lại sự việc đã xảy ra, nạn nhân của vụ bắt cóc là anh Đỗ Dự Minh (34 tuổi, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn bàng hoàng, sửng sốt. Theo lời kể của anh Minh thì vì cần vốn làm ăn, cách đây không lâu anh đã vay tiền của một số người, trong đó có chị Đỗ Thị Mai Phương (29 tuổi, ở phường La Khê, quận Hà Đông). Việc làm ăn không thuận buồm xuôi gió, khiến anh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Trước các khoản vay liên tục thúc ép, anh Minh buộc phải lánh nợ một thời gian...
Anh tìm vào TP HCM kiếm việc làm với hy vọng có thể trả được một phần các khoản vay. Từ việc nợ nần, giữa anh Minh và Nguyễn Văn Trung (32 tuổi, trú tại phường La Khê) đã xảy ra mâu thuẫn. Ngày 29/6, anh Minh cùng em trai là Đỗ Tiến Thịnh đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, ở đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân làm thủ tục giải nợ thì Trung cùng với Hoàng Văn Trung (23 tuổi, trú tại khu 10, xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) cùng một số đối tượng khác đến ngân hàng tìm anh Minh.
Và khi Minh và anh Thịnh vừa ra khỏi ngân hàng đã bị Nguyễn Văn Trung cùng đồng bọn ép lên xe taxi, đưa đến một quán cà phê ở ngã tư phố Quang Trung - Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông. Tại đây, anh đã bị các đối tượng hành hạ, đánh đập sau đó bị ngất đi. Sau khi đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhóm đối tượng trên đã ép nạn nhân viết giấy nợ 800 triệu đồng rồi mới thả ra.
Các đối tượng trong vụ bắt giữ người trái pháp luật ở Đan Phượng.
Đây chỉ là một trong số các chiêu đòi nợ... mà các chủ nợ và đối tượng đòi nợ thuê áp dụng. Chỉ cần gõ google trong vài giây, chúng ta dễ dàng tìm được các kết quả có liên quan đến vỡ nợ tín dụng đen: bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ; đòi nợ thuê chém trọng thương con nợ, đánh cả cảnh sát; bắt cóc sinh viên để đòi nợ hàng trăm triệu đồng; kinh hoàng truy sát để đòi nợ hay đòi nợ, bắt cóc chồng, ép vợ bán xe... điều đó phần nào đã cho thấy bức tranh toàn cảnh của các vụ vỡ nợ tín dụng đen hiện nay. Có đối tượng liều lĩnh đâm ôtô, đối tượng khác thì lại đổ xăng với mục đích đe dọa con nợ để đòi tiền...
17h ngày 19/4, tại xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội do mâu thuẫn trong việc vay nợ tiền, Nguyễn Trung Thành (30 tuổi, ở Thuận Tốn, Đa Tốn, Gia Lâm) cùng một số đối tượng khác tìm đến nhà ông Nguyễn Thành Đặng ở xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng gây sức ép đòi nợ. Khi nhìn thấy ông Đặng, Thành lao xe ôtô đâm vào ông Đặng. Chưa dừng lại ở đó, Thành cùng đồng bọn tiếp tục dùng tuýp sắt đánh liên tiếp vào người nạn nhân gây thương tích nghiêm trọng. Con trai của ông Đặng là anh Nguyễn Đức Thanh thấy bố bị đánh, xông vào can ngăn cũng bị nhóm đối tượng này đánh gây thương tích. ư
Trong các vụ việc như trên, đối tượng Thành, Trung sau đó bị cơ quan CSĐT khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Cũng vì mâu thuẫn nợ nần mà Nguyễn Văn Tới (22 tuổi, trú tại Thượng Trì, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng) cùng một số đối tượng đã tưới xăng vào khu vực máy xay xát gạo của vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng (30 tuổi, trú tại cụm I, Liên Hà, Đan Phượng). Rất may, vụ việc này đã được gia đình kịp thời phát hiện nên chưa để xảy ra hậu quả về người và tài sản. Khi có mặt tại cơ quan điều tra, anh Dũng khai rằng anh đã nợ Tới 200 triệu đồng song không có khả năng thanh toán, Tới nhiều lần đến đòi nợ, có lần mang theo cả dao... gây sức ép cho gia đình.
Công cụ các đối tượng dùng để đòi nợ thuê.
Bài toán nào cho các vụ vỡ nợ tín dụng đen ở những vùng quê
Lãi suất hấp dẫn cộng với thủ tục vay tiền nhanh gọn, đơn giản thuận tiện khiến thời gian qua tín dụng đen có "đất" để phát triển. Các nguồn tiền này phần lớn được huy động trong dân và qua nhiều kênh rồi đến các trùm nợ... và vì thế, mức lãi suất qua từng công đoạn cũng tăng lên ngất ngưởng. "Thả con săn sắt, bắt con cá rô", một rồi vài tháng đầu, các trùm nợ trả tiền lãi sòng phẳng khiến nhiều chủ nợ lóa mắt vì khoản lợi nhuận; còn các chân rết ở giữa, chẳng phải làm gì cũng có tiền vì thế càng tích cực huy động vốn để được hưởng nhiều tiền chênh lệch. Khi các vụ việc đổ bể, các con nợ bị bắt giữ thì cũng kéo theo những hệ lụy vô cùng dai dẳng...
Các trùm nợ bị bắt còn các chân rết trực tiếp thu gom tiền vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật nên các chủ nợ thực sự, sau nhiều lần đòi tiền không thành thì bức xúc dẫn đến việc thuê côn đồ đòi nợ thuê. Các đối tượng này (phần lớn là những kẻ côn đồ, có tiền án tiền sự) khi được trả tiền thì liều lĩnh làm mọi việc từ chửi bới, đe dọa đến việc động chân động tay. Đó còn chưa kể đến các giao dịch ngoài luồng như đối tượng vay tiền để đánh bạc, cá bộ bóng đá...tự giải quyết mâu thuẫn bằng cách riêng của chúng, mang đậm tính xã hội đen.
Mặt khác, để chứng minh được hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo hoặclạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra phải chứng minh được ý thức chiếm đoạt của các đối tượng và điều này không phải dễ dàng. Vì thế, phần lớn các vụ vay nợ ở đây đều dừng lại ở các giao dịch dân sự... "Chờ được vạ thì má đã sưng", nhiều chủ nợ trong phút chốc bị mất những khoản tiền mồ hôi nước mắt đã nóng vội mà không nghĩ đến hậu quả. Đây là lý do giải thích vì sao các vụ bạo lực hiện nay ngày càng gia tăng.
Hiện nay, Công an huyện Đan Phượng, Phú Xuyên, Thường Tín... phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố đã và đang tăng cường các biện pháp nghiệp vụ. Ngoài việc tuần tra, kiểm soát cũng thường xuyên gọi hỏi, răn đe các đối tượng có biểu hiện đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn. Những biện pháp này là giải pháp nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Song giải pháp này dường như cũng chỉ mang tính chất tình thế.
Thực tế các vụ vỡ nợ tín dụng đen trong thời gian qua cho thấy, không phải trong ngày một ngày hai các đường dây vỡ nợ tín dụng đen trên được thiết lập. Có nhiều đường dây như của Nguyễn Thị Cúc, Dậu và vợ chồng Quang, Quyên... đã tồn tại trong rất nhiều năm nhưng chính quyền sở tại cũng chẳng biết, chẳng hay. Chỉ đến khi con nợ bỏ trốn với các khoản nợ lên tới vài trăm tỷ đồng thì mọi người mới biết, mới hay thì đã quá muộn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang rơi vào giai đoạn suy thoái, việc tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng không dễ dàng thì hoạt động tín dụng đen vẫn đã và đang tiếp tục diễn ra. Và vì thế, nguy cơ của các vụ đổ bể tín dụng đen vẫn tiềm ẩn. Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng", ngay từ lúc này ngoài các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an, chính quyền địa phương ở cơ sở phối hợp với các cấp, các ngành cần phải làm tốt công tác quản lý địa bàn.
Thời gian gần đây, các vụ việc phức tạp về ANTT như đâm thuê chém mướn, dùng vũ khí gây án ngày càng gia tăng... Và cũng không phải ngẫu nhiên khi các vụ việc này đều tập trung ở các địa bàn, từng là tâm điểm của các vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng. Giải thích cho lý do này, một cán bộ Công an huyện Đan Phượng cho biết: Thực chất vay nợ tín dụng đen là những giao dịch ngầm giữa chủ nợ và các con nợ. Vì thế, có những khoản vay lên tới vài trăm tỷ đồng nhưng có khi chỉ vẻn vẹn bằng vài dòng chữ nghuệch ngoạc, trên đó thậm chí tên của chủ nợ và con nợ cũng không đầy đủ, rõ ràng, mọi thứ chỉ là rất chung chung như anh A cầm của B 32 tỷ đồng... Vì thế, nhiều chủ nợ sau khi viết đơn tố cáo cũng không chứng minh được nguồn gốc các khoản tiền đã ghi trong giấy cầm cố vì sau mỗi tháng "chốt nợ", họ thường cộng cả tiền lãi và với tiền gốc để làm tròn thành một số.
Theo CAND
Bắt trói người vì va chạm giao thông Do va chạm giao thông, nhóm người đã bắt trói hai tay và cột anh Thành vào trụ thềm nhà, tới khi công an xuất hiện anh Thành mới được giải thoát. Sáng 6/7, TAND tỉnh Khánh Hòa đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo, bác kháng cáo của bị hại, sửa một phần án sơ thẩm, tuyên phạt 5 bị cáo...