Vận động ngoại giao tại Bỉ phản đối Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 26/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã tổ chức gặp mặt các đại sứ thuộc Đoàn Ngoại giao tại Brussels nhằm vận động các quốc gia này lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu thông báo với các đại sứ về hành vi sai trái của Trung Quốc vi phạm vùng biển đặc hữu của Việt Nam. (Hương Giang- PV TTXVN tại Bỉ)
Tham dự cuộc họp có các đại sứ đại diện cho Nhật Bản, Liban, Pháp, Đức, Italy, Thụy Sĩ, Monaco, Na Uy, Brazil, Uruguay, Maroc, Malawi và Đại sứ Tòa thánh Vatican tại Bỉ. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành vi xâm phạm nghiêm trọng thềm lục địa Việt Nam, đi ngược lại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực.
Video đang HOT
Đại sứ Phạm Sanh Châu đề nghị các nước, vì hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực, lên án mạnh mẽ hành vi sai trái của Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chuyển tài liệu tập hợp toàn bộ hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phản ứng của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế lên án hành vi sai trái này.
Các Đại sứ tham dự cuộc gặp đều đồng tình cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sai trái, cần phải lên án.
Cùng ngày, Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gửi công hàm và thông cáo báo chí đến các cơ quan thuộc hệ thống của EU gồm Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Cơ quan phụ trách đối ngoại châu Âu (EEAS), Phái đoàn các nước thành viên EU, các Đoàn ngoại giao tại Vương quốc Bỉ, các viện nghiên cứu và cơ quan báo chí quốc tế tại Brussels về việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Tin Tức
Nhật: Yêu cầu Trung Quốc không gây căng thẳng ở biển Đông
Hôm 27-5, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không để căng thẳng leo thang ở biển Đông. Yêu cầu trên được Nhật Bản đưa ra sau khi có tin tàu cá Việt Nam bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa ngày 25-5.
Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Suga nhận định hành động tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống con người.
Tàu cá QNg 90205 TS của Việt Nam bị tàu kiểm ngư Trung Quốc số hiệu 306 tấn công đêm 16 rạng sáng 17-5 làm vỡ cabin, hư hỏng nặng phải cột dây chằng chéo
"Điều quan trọng là các nước liên quan phải kiềm chế hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng. Các bên liên quan cần xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh, tuân thủ luật pháp quốc tế" - ông Suga nhấn mạnh.
Cùng lúc, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng và những sự thật xung quanh vụ này cần được công khai theo cách đúng đắn, tuân theo luật pháp quốc tế.
Hãng tin Kyodo cho biết vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam xảy ra chỉ một ngày sau khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát một cách bất thường các máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Bộ trưởng quốc phòng Onodera trong cùng ngày cũng nhấn mạnh cần một bộ qui tắc ứng xử của các bên ở Hoa Đông nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động của máy bay trên vùng không phận này.
Theo các quan chức Nhật, chiếc SU-27 trang bị tên lửa của Trung Quốc đã bay cách máy bay trinh sát OP-3C của Nhật chỉ 50m và cách máy bay do thám điện tử YS-11EB 30m.
Theo Tuổi Trẻ
"Sự thiếu thiện chí đầy ngoan cố của Trung Quốc tạo cơ hội cho Mỹ" Mạng tin PhilStar.com ngày 26/5 dẫn lời chuyên gia an ninh Australia, Giáo sư Alan Dupont thuộc trường Đại Học New South Wales, cho rằng tuyên bố tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã tạo cơ hội cho Mỹ nhen nhóm lại "hệ thống liên minh" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vô hiệu hóa ảnh hưởng trên biển ngày...