Vận động mặc áo dài suốt tháng 3: “Chả lẽ cả tháng chỉ mặc 1 cái?”
Nhiều chị em chia sẻ rằng, bên cạnh việc bất tiện do dài lượt thượt, tiền may một chiếc áo dài bằng tiền ăn của cả gia đình trong một tháng. Mà chả lẽ cả một tháng cũng chỉ mặc… một chiếc áo dài?
Ngươi đông tinh…
Thông tin Sở Du lịch TP.HCM phát động cán bộ công chức, viên chức và người lao động nữ mặc áo dài trong suốt tháng 3 vẫn đang khiến dư luận “ồn ào”.
Video đang HOT
Các thiếu nữ mặc áo dài thướt tha trong buổi khai mạc Lễ hội áo dài 2016.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, việc phát động này ngoài mục đích tạo nét đẹp và văn minh cho TP đồng thời tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch quốc tế đến với TP.HCM. Để làm được điều này, Sở Du lịch cũng phát động chương trình “Đồng hành cùng lễ hội áo dài”.
Trong đó, TP vận động các nhà may, các đơn vị bán vải áo dài và phụ kiện kém theo đăng ký giảm giá bán, giá may áo dài và may lấy nhanh trong ngày… Vận động các bảo tàng, các khu vui chơi… trên địa bàn TP miễn, giảm giá vé cho du khách cũng như công chúng TP mặc áo dài tới tham quan.
Chị Chung Thủy Tiên – Chánh văn phòng Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM – cho biết, trước khi cùng Sở Du lịch xây dựng kế hoạch Lễ hội áo dài TP.HCM và phát động chương trình “Thân quen áo dài Việt” thì Hội LHPN cũng đã bàn bạc và thống nhất ủng hộ hoàn toàn chương trình này.
Theo chị, áo dài từ lâu đã là một nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ nói riêng và nét đẹp văn hóa trang phục nói chung. Với Hội LHPN TP.HCM khi phát động chương trình, chị em trong hội đều hưởng ứng rất tích cực. Với quan điểm cá nhân, chị cũng ủng hộ hoàn toàn việc mặc áo dài trong lễ hội và mặc xuyên suốt trong tháng 3.2017.
“Trước đó, năm 2016 Hội LHPN TP.HCM cũng đã phát động chương trình này và rất thuận lợi khi kết quả là chị em trong hội cũng như chị em các công sở đều mặc áo dài ủng hộ chương trình. Cho nên tôi nghĩ, việc phát động chương trình ngoài mục đích tôn vinh nét đẹp áo dài truyền thống đồng thời cũng là tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Chưa kể, trong tháng 3 còn có ngày lễ quan trọng của chị em là ngày phụ nữ 8.3, vì vậy mặc áo dài trong thời gian này rất có ý nghĩa”, chị Tiên nói.
…ke phan đôi
Thế nhưng, khác với những cán bộ công sở như chị Tiên, rất nhiều ý kiến phản đối việc mặc áo dài trong thời gian dài, đặc biệt là những đối tượng lao động phải di chuyển nhiều, những lao động có mức thu nhập trung bình, thấp…
Một nữ phóng viên công tác tại TP.HCM kể, vì đặc thù công việc là phải di chuyển nhiều, tác phong nhanh nhẹn nên đến cả… giày cao gót chị còn hạn chế sử dụng, huống chị mặc áo dài. Ở cơ quan, chỉ những dịp đặc biệt quan trọng, những buổi lễ, hội nghị… cần sự trang trọng, chị và các đồng nghiệp mới sử dụng áo dài nhưng cũng chỉ trong thời gian diễn ra sự kiện, sau đó là thay thường phục để tiện công tác.
Hay theo như chị Vương Thị Minh Nhung, một tiểu thương kinh doanh nhỏ tại Trung tâm thương mại Pearl Plaza (quận Bình Thạnh, TP.HCM), việc mặc áo dài vừa bất tiện, vừa rất tốn kém. Chị Nhung lý giải, giá may một chiếc áo dài hiện nay khoảng 1,5 triệu đồng, bao gồm tiền vải và tiền công thợ.
“Khoản tiền này bằng tiền ăn của cả gia đình tôi trong một tháng, cộng luôn cả tiền quà vặt cho con rồi. Mà chẳng lẽ suốt cả tháng chỉ mặc độc một chiếc áo đó thôi sao?”, chị Nhung cười nói.
Cũng theo chị Nhung, cuộc vận động có thể thực hiện được nếu nữ giới sử dụng các mẫu áo dài cách tân, tà ngắn và mặc với quần âu, quần ống nhỏ… như các bạn trẻ mặc trong thời gian gần đây. Các mẫu áo dài này vừa thuận tiện cho việc di chuyển vừa có giá mềm, phù hợp với nhiều tầng lớp, đối tượng.
“Nhưng áo dài cách tân thì lại đang bị nhiều ý kiến chê bai, cho rằng không đẹp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không xứng đáng là “áo dài!”, chị Nhung phân tích thêm.
Trong khi đó, theo khảo sát của Dân Việt, thời điểm hiện tại, tại TP.HCM, rất nhiều cửa hàng chuyên may, bán áo dài đồng tình với chiến dịch của Sở Du lịch TP.HCM. Nhiều cửa hàng còn thực hiện cả chương trình đồng hành cùng mùa lễ hội này, nhưng giá bán lại không giảm. Giá áo dài may sẵn tại các cửa hàng cũng có giá tiền triệu…
Theo Danviet