Vận động hợp lý khi có tiền sử teo cơ delta
Nên tập các bài tập nhẹ nhàng hạn chế xơ hóa hoặc teo cơ.
Chào bác sỹ, em năm nay 25 tuổi. Trước đây đi khám em có được chẩn đoán là teo cơ delta bên tay phải, các bác sỹ đã cho em tập luyện trị liệu tại bệnh viện 1 thời gian nhưng không mổ. Gần đây em có chơi cầu lông và nhận thấy bả vai cánh tay phải của em hay bị đau nhức, đưa tay lên trên khó khăn. Em muốn hỏi bác sĩ với trường hợp này của em thì phải làm sao ạ? Cám ơn bác sỹ!
kj3n…@gmail.com
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bác sỹ trả lời:
Video đang HOT
Trước đây em phải điều trị như vậy nghĩa là trường hợp nhẹ, không phải phẫu thuật chỉnh hình. Các bài tập phục hồi chức năng cũng hạn chế biến chứng. Cơ delta là cơ lớn, chịu trách nhiệm giúp khớp vai thực hiện động tác giơ tay lên cao. Khi xơ hóa cơ delta, động tác này sẽ bị hạn chế. Em bị xơ hóa cơ delta bên phải, là bên hoạt động nhiều (do thuận tay phải), đặc biệt các hoạt động thể lực (chơi các môn thể thao như cầu lông, bơi, xà…) hoặc công việc đòi hỏi cơ bắp cũng tác động nhiều đến cơ delta.
Em nên đến bệnh viện kiểm tra lại nhé, đến chuyên khoa cơ xương khớp hoặc khoa ngoại, bác sỹ sẽ khám cho em, đánh giá mức độ xơ, biến chứng teo cơ… Kiểm tra khớp vai, đầu xương cánh tay cũng nên làm để tìm nguyên nhân chính gây đau tay của em. Tùy theo nguyên nhân, bác sỹ tư vấn cho em cách xử lý.
Trước mắt em nên hạn chế tác động nhiều đến cơ này, có thể dùng lá (em ra hàng bán thuốc lá cây nhé), sao nóng và chườm lên khớp vai cũng được, nhớ cẩn thận vừa phải kẻo bỏng nhé. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng hạn chế xơ hóa hoặc teo cơ. Trường hợp xơ nhiều quá, phẫu thuật lại là biện pháp chính. Tuy nhiên tâm lý cũng rất quan trọng, em cần khám kỹ để biết tình trạng của mình hiện tại, đừng lo lắng quá khiến bản thân càng mệt hơn.
Theo VNE
Cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ
Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là băn khoăn của không ít các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ thì ngay sau đẻ trong vòng 1 giờ, bà mẹ nên bắt đầu cho con bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết, trẻ sẽ nhận được sữa non giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn sau đẻ và thải phân nhanh, trẻ đỡ vàng da. Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt để trẻ nhận đủ sữa. Cho trẻ bú theo nhu cầu và nên cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Điều quan trọng là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng, không cần cho trẻ ăn thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác (kể cả nước trắng).
Đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng, đáp ứng được 70% nhu cầu năng lượng lúc trẻ 6 - 8 tháng tuổi, 55% khi trẻ từ 9 - 11 và 40% khi trẻ 12 - 24 tháng tuổi. Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 năm cùng với ăn bổ sung.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cần cho các bữa phụ để bổ sung năng lượng cho trẻ.
Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác cùng với sữa mẹ. Thức ăn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin A...). Thời gian bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày hoặc 26 tuần tuổi) vì ở lứa tuổi này trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, răng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai, đồng thời có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Ăn bổ sung quá sớm sẽ làm cho trẻ bú mẹ ít đi, sự tiết sữa giảm ảnh hưởng đến việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, chức năng tiêu hóa còn yếu nên chỉ chấp nhận thức ăn lỏng. Những thức ăn bổ sung dưới dạng lỏng thường ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, đồng thời thiếu hụt các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và hô hấp. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn thì trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất (kẽm, sắt, vitamin A, B...).
Thức ăn bổ sung cần đa dạng và đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thể chất, tinh thần, trí não của trẻ và sẵn sàng có ở từng địa phương nhưng phải có đủ 4 nhóm thức ăn:
Nhóm tinh bột từ ngũ cốc và khoai củ là thức ăn chiếm nhiều năng lượng khẩu phần để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của trẻ ở thời kỳ này.
Nhóm chất đạm từ nguồn đạm động vật và đậu đỗ để bù đắp sự thiếu hụt protein, sắt, vitamin A...
Nhóm chất béo từ dầu mỡ là nguồn bổ sung năng lượng và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, đồng thời là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K).
Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau lá màu xanh thẫm và củ quả có màu vàng đỏ giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Năng lượng từ thức ăn bổ sung khoảng 200 - 300 kcal/ngày cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi, 300 - 400 kcal/ngày cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi và 500 - 700 kcal/ngày lúc trẻ 12 - 24 tháng tuổi.
Số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ. Để trẻ nhận đủ dinh dưỡng, cần tăng đậm độ năng lượng thức ăn bằng cách quấy bột đặc hơn, có thể thay thế một phần nước nấu bột bằng một lượng sữa tươi hoặc 1 thìa sữa bột vào bát bột hoặc cho thêm giá đỗ (10g giá đỗ/10g bột) để thủy phân tinh bột làm cho bột lỏng mà không thay đổi thể tích, đảm bảo đậm độ năng lượng. Cho trẻ ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml (10g bột/100ml) với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml và ăn thêm 1 bữa phụ với trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml và 2 bữa phụ với trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. Bữa ăn phụ cung cấp thêm dinh dưỡng như hoa quả, sữa và các sản phẩm của sữa. Thức ăn chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng như nước ngọt có ga, kẹo, kem... không coi là bữa ăn phụ. Các bữa ăn phụ không thể thay thế các bữa ăn chính.
Khi ăn bổ sung, cần cho trẻ uống thêm nước, trung bình 100 - 150ml/ngày kể cả lượng nước có trong thức ăn. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội khoảng 400 - 600ml/ngày.
Theo VNE
Người viêm đại tràng nên ăn gì? Những người mắc bệnh viêm đại tràng cần một chế độ ăn thực sự hợp lý. Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Viêm đại tràng sau...