Vận động hơn 461 tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học
Ngày 10/7, tại TP. Vũng Tàu, Cụm Khuyến học các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ tổ chức hội nghị giao ban khuyến học lần thứ I năm 2020.
Ông Bui Xuan Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh BR-VT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: KHÁNH CHI
Tính đến nay, toàn cụm có 1.196 hội khuyến học cơ sở xã, phường; 12.463 chi hội khuyến học; 39.692 ban khuyến học với tổng số 3.747.226 hội viên (tăng 1,68% so với cùng kỳ). Tổng số tiền vận động cho Quỹ Khuyến học 6 tháng đầu năm trong toàn cụm là 461,5 tỷ đồng. Các tỉnh, thành Hội đã trao 104.875 suất học bổng khuyến học, trị giá hơn 52,9 tỷ đồng; 35.775 suất học bổng khuyến tài, trị giá gần 22,8 tỷ đồng; tặng quà và các hỗ trợ khác là 493.589 suất, trị giá 87,5 tỷ đồng.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, trọng tâm công tác khuyến học toàn cụm là tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 281/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020″ và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT về Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã trên toàn cụm; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tiếp tục vận động xây dựng Quỹ Khuyến học, số hội viên tăng thêm đạt ít nhất 1% so với dân số…
Hội nghị giao ban Khuyến học các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ lần I năm 2020 được tổ chức tại TP. Vũng Tàu. Ảnh: KHÁNH CHI
Phó Chủ tịch Hội NDVN: Hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn sau hạn mặn và sau dịch Covid-19
Ngày 7/7, tại tỉnh An Giang, Hội nghị giao ban Cụm thi đua số 5 của Hội Nông dân các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, đánh giá kết quả triển khai công tác Hội và phong trào nông dân trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020. Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm dự và chủ trì hội nghị.
Giúp nông dân từng bước khắc phục khó khăn
Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) chia sẻ, 6 tháng đầu năm 2020 là thời gian có rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tác động của biến đổi khí hậu trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội và mọi thành phần xã hội. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp, thiên tai, dịch bệnh đã làm gãy chuỗi cung ứng, sản phẩm nông sản sản xuất ra khó tiêu thụ, khó sản xuất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dịch tả lợi châu Phi lại tiếp tục xuất hiện ở một số nơi, giá bán thịt lợn tăng cao. Đặc biệt bà con nông dân khu vực ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng nặng nề do xâm ngập mặn lịch xử, tình trạng thiếu nước ngọt, sụt lún, sạt lở khiến bà con khó khăn càng khó khăn hơn.
Bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì và phát biểu tại hội nghị
Tuy vậy, sau khi đại dịch Covid- 19 được khống chế, mọi khó khăn đã và đang từng bước được khắc phục. Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, Hội cấp trên, với trách nhiệm cao đối với giai cấp nông dân, các cấp Hội nông dân các tỉnh ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong triển khai nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đột phá góp phần khắc phục khó khăn cần được trao đổi, chia sẻ và học tập.
Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và xâm nhập mặn, ông Lao Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, cho biết: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn, toàn tỉnh Bến Tre có 5.287 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại hoàn toàn; gần 30 nghìn ha cây ăn trái, 1,2 triệu kiểng các loại, 600 ha cây giống, 168 ha hoa màu và 3.097 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng...
Hội Nông dân các cấp của tỉnh Bến Tre đã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và phát động phong trào tương thân, tương ái nhằm giúp hội viên khắc phục khó khăn, tích cực phát triển sản xuất.
Đồng thời, Hội tiếp tục tuyên truyền cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt các biện pháp ứng phó hạn mặn; tích cực vận động người dân chủ động phòng ngừa sâu bệnh gây thiệt hại trên cây ăn trái, hoa màu, phòng chống bệnh gia súc, gia cầm, sử dụng tiết kiệm nước và tuân thủ tốt quy định phòng chống dịch...
Qua đó 6 tháng đầu năm Hội Nông dân tỉnh Bến Tre giải ngân Quỹ Hỗ trợ nông dân 1,9 tỷ đồng cho 60 hộ thực hiện các mô hình nuôi bò, nuôi cá lóc, chăm sóc bưởi da xanh; phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng để phát triển sản xuất...
Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn Bến Tre thành lập được "Câu lạc bộ nông dân tỷ phú", tập hợp được 46 nông dân sản xuất, kinh doanh có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên. Hiện câu lạc bộ này đang thu hút hội viên phấn đấu tham gia.
Cũng là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình hình hạn hán, sụt lún, ông Trần Hoàng Đởm, Chủ tịch Hội Nông dân Cà Mau, cho biết: Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng Covid- 19, hạn hán, xâm ngập mặn, sụt lún, nhiều hộ dân ven biển bị sạt lở mất nhà; có 3 xã của huyện Trần Văn Thời bị cô lập do sụt lún lộ, phương tiện giao thông không đi lại được; dân thu hoạch lúa không bán được hoặc bán giá thấp, do chi phí vận chuyển; đặc biệt hội viên nông dân vùng sâu vùng xa nông sản làm ra không bán được hoặc bán giá thấp...
Hiện tỉnh Cà Mau còn ứ động 19.000 tấn tôm trong kho đông lạnh, do không xuất khẩu được, kéo theo nông dân nuôi tôm không bán được sản phẩm; giá cua cũng giảm từ 50-60%, có lúc thương lái không mua...
Hội Nông dân các tỉnh cụm thi đua số 5 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm
Trước tình hình khó khăn đó, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau cũng từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền vận động nông dân cùng vượt qua khó khăn. Phong trào nông dân thi đua SXKDG tăng so với cùng kỳ năm 2019, ngoài những mô hình SXKD truyền thống lúa, tôm, cá, cua, hoa màu... thì gần đây Hội nông dân tỉnh Cà Mau đột phá xây dựng 2 mô hình mới và đang phát triển khá triển vọng, đó là mô hình trổng dưa lưới trong nhà kính và trồng dâu Đà Lạt.
Hoàn thành cao cao nhất nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Trước tình hình khó khăn chung, Hội nông dân các tỉnh, thành cụm thi đua số 5 tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân khắc phục khó khăn, thi đua hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng tháng cuối năm.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, cho biết, 6 tháng cuối năm Hội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, triển khai quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phối hợp tổ chức các diễn đàn kết nối cung - cầu, liên kết tiêu thụ nông sản của ND; tiếp tục nâng cao hoạt động của quỹ hỗ trợ ND; tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn...
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cũng cho biết, các cấp Hội của tỉnh quyết tâm xây dựng Hội nông dân trong sạch vững mạnh và tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân và phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch TƯ Hội NDVN Bùi Thị Thơm, cho biết: 6 tháng đầu năm 2020 mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng phong trào nông dân, Hội nông dân các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên thực hiện nhiệm vụ kép vừa tuyên truyền, vừa vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực phòng chống dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn...
6 tháng cuối năm 2020, trong bối cảnh nhiều khó khăn do tác động sau dịch Covid- 19, hạn hán, xâm nhập mặn đối với ĐBSCL; đây cũng là thời điểm lũ lụt, mưa bão xảy ra tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp, ND. Từ đó, yêu cầu đặt ra, các cấp Hội phải phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra và thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
Để đạt được mục tiêu trên, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm yêu cầu soát các chỉ tiêu năm 2020, đề ra kế hoạch thực hiện, trong đó chú trọng tìm các giải pháp phù hợp từng địa phương, phù hợp bối cảnh tình hình hiện tại và nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm; tập trung xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, tuyên truyền vận động nông dân sản xuất, kinh doanh phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội sau dịch Covid-19, hạn hán, xâm nhập mặn.
"Các cấp Hội phải có trách nhiệm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và phối hợp với các cấp chính quyền để tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch bệnh. Trong đó, tuyên truyền, vận động để cán bộ, hội viên, nông dân nắm được và thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, người dân phục hồi và phát triển kinh tế; làm tốt công tác giám sát việc triển khai thực hiện ở địa phương; giám sát việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng liên quan đến nông dân", bà Thơm yêu cầu.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN cũng lưu ý: Hội nông dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân để tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn nông dân phục hồi và phát triển; tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi nông nghiệp theo hướng "thuận thiên, bền vững", thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp thông minh.
Trung ương NDVN cũng yêu cầu Hội nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL tổ chức lại sản xuất, liên kết, hợp tác trong sản xuất nhất là với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung; sản xuất nông nghiệp sạch đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm...
5 huyện của Thủ đô sắp về đích Tại hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội 6 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết Thủ đô có 5 huyện sắp về đích xây dựng nông thôn mới. Ông Chu...