Vấn đề nhân quyền Triều Tiên “nóng” lên tại Liên Hợp Quốc
Chủ tịch Ủy ban điều tra về nhân quyền tại Triều Tiên phát biểu tại LHQ về báo cáo gây chấn động hồi đầu năm của ủy ban này, trước khi vấn đề tiếp tục được đưa ra ủy ban nhân quyền của Đại Hội đồng vào tuần sau. Đại diện Triều Tiên đã phản ứng mạnh mẽ.
Ông Michael Kirby trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 22/10. Ảnh: Tuấn Anh.
Báo cáo do ủy ban điều tra thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ công bố hồi tháng 2 năm nay đã đưa ra những cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền CHDCND Triều Tiên với những chi tiết gây sốc.
Chủ tịch ủy ban điều tra, ông Michael Kirby, hôm 22/10 đã lên tiếng hối thúc LHQ thông qua nghị quyết đưa Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tại một hội nghị về vấn đề này được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, với sự tham dự của đại diện nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế. Hội nghị cũng trực tiếp nghe lời kể của hai người Triều Tiên tường thuật lại những gì họ trải qua ở các nhà tù và trại lao động ở nước này.
Vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên càng trở nên nóng bỏng bởi sau khi báo cáo nói trên được đưa ra, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản mới đây đã cùng soạn một dự thảo nghị quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa Triều Tiên ra ICC.
Trước những áp lực liên tiếp nêu trên, thời gian qua Triều Tiên đã có nhiều động thái, bao gồm từ phản ứng cho tới xoa dịu bằng cách tỏ ra cởi mở hơn, chủ động tiếp cận các nhà ngoại giao của các nước khác, thể hiện sự sẵn sàng đối thoại hơn về các vấn đề của nước này.
Việc Tham tán của Phái đoàn Triều Tiền tại LHQ Kim Song có mặt tại hội nghị nêu trên cũng là một động thái khá khác thường, so với cách xử lý kiểu “đóng cửa” và “khép kín” lâu nay của nước này trước nhiều vấn đề.
Video đang HOT
Ông Kim và ông Kirby đã có những đối đáp căng thẳng tại hội nghị. Theo đó, ông Kim phủ nhận những cáo buộc của báo cáo do ông Kirby chủ trì, gọi đó là “sản phẩm của âm mưu chính trị của Mỹ và các thế lực thù địch nhằm lật đổ hệ thống chính trị và xã hội của chúng tôi”.
Ông Kim cũng cho rằng báo cáo nói trên không có tính hợp pháp do không có sự xác nhận cũng như một “quy trình tìm kiếm thực tế”; đồng thời cáo buộc ủy ban điều tra sử dụng những câu hỏi dẫn dắt với các nhân chứng.
Đáp lại, ông Kirby khẳng định với tư cách một thẩm phán trong nghề 34 năm (ông Kirby là thẩm phán tại Australia), ông hoàn toàn phân biệt được thế nào là câu hỏi dẫn dắt và câu hỏi không dẫn dắt, và cam đoan ủy ban đã sử dụng những câu hỏi không dẫn dắt.
Ông Kirby chỉ ra rằng, ủy ban điều tra chỉ có thể làm việc thông qua các nhân chứng bởi chính Triều Tiên không cho phép ông và các cộng sự tới nước này. Ông cũng tuyên bố, là một người đã về hưu, ông không có động cơ gì để thực hiện âm mưu chính trị chống lại Triều Tiên.
Tại cuộc họp báo cùng ngày tại trụ sở LHQ, ông Kirby cho biết, ông chờ đợi trong vài tuần tới LHQ sẽ xử lý vấn đề này ra sao. Tuần tới, điều tra viên đặc biệt của LHQ về Triều Tiên sẽ báo cáo trước ủy ban nhân quyền của Đại Hội đồng. Sau đó, Hội đồng Bảo an – cơ quan quyền lực nhất của LHQ, sẽ xem xét dự thảo nghị quyết của EU và Nhật Bản.
Nhiều ý kiến cho rằng, nghị quyết nói trên sẽ gặp khó khăn tại Hội đồng Bảo an, do Trung Quốc – đồng minh của Triều Tiên, một trong 5 thành viên thường trực và có quyền phủ quyết, có thể sẽ sử dụng quyền đó để không thông qua nghị quyết. Tuy nhiên, ông Kirby lưu ý rằng, Trung Quốc ít khi sử dụng quyền phủ quyết của mình, nên “số phận” nghị quyết nói trên hiện vẫn để ngỏ.
“Trung Quốc là một cường quốc, có trách nhiệm lớn với tư cách thành viên thường trực. Phủ quyết không phải là cách Trung Quốc thực hiện ngoại giao quốc tế”, ông nói.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghị quyết không được thông qua, ông Kirby cho biết, ủy ban điều tra đề xuất giải pháp thay thế là mở một văn phòng thực địa của LHQ tại Hàn Quốc để thu thập thêm lời chứng từ các nhân chứng.
Tuấn Anh
Từ New York
Ukraine vi phạm nhân quyền, dùng hỏa lực quá mức cần thiết ở miền Đông
Lực lượng bán quân sự Ukraine thuộc tiểu đoàn Aydar, Dnepr-1, Kiev-1 và Kiev-2 còn bắt cóc, giết người, tống tiền, tùy tiện bắt giam người.
Lực lượng bán quân sự dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine tiếp tục vi phạm luật nhân đạo quốc tế, thông tấn RIA Novosti ngày 8/10 dẫn báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền cho biết.
Đây là báo cáo thứ sáu của Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine trong khoảng thời gian từ 18/8 đến 16/9 được ban hành.
Đây là báo cáo thứ sáu của Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine trong khoảng thời gian từ 18/8 đến 16/9 được ban hành.
Báo cáo mới nhất cho biết, lực lượng bán quân sự của chính quyền Ukraine vẫn tiếp tục vi phạm luật nhân đạo quốc tế, trong đó có các nguyên tắc về quân sự.
Báo cáo trích dẫn lời khai của một số người bị các tiểu đoàn vũ trang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine bắt giữ và cầm tù cho biết họ đã bị ngược đãi, tra tấn, đánh đập, từ chối cung cấp chăm sóc y tế và thực phẩm.
Từ giữa tháng 4 đến 25/8, lực lượng này đã bắt giam khoảng 1000 người và đến thời điểm báo cáo được ban hành, còn 52 người vẫn chưa được trả tự do.
Lực lượng bán quân sự Ukraine thuộc tiểu đoàn Aydar, Dnepr-1, Kiev-1 và Kiev-2 còn bắt cóc, giết người, tống tiền, tùy tiện bắt giam người. Báo cáo kêu gọi các nhà chức trách Ukraine kiểm soát tốt hơn lực lượng vũ trang này của mình.
Ngoài ra, tài liệu đề cập tới thêm một số chi tiết về các sự kiện ở Ukraine như sau khi lệnh ngừng bắn ngày 5/9 được ký kết, phạm vi và cường độ của các hoạt động quân sự giảm mạnh nhưng dân thường ở nhiều khu vực vẫn tiếp tục là mục tiêu của các cuộc pháo kích và ném bom.
Báo cáo nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã ném bom hạng nặng xuống cả những khu phố đông dân cư và dùng hỏa lực mạnh quá mức cần thiết trong một số khu vực.
Ngoài ra, lượng lính đánh thuê nước ngoài, bao gồm cả người Nga, đang gia tăng trong hàng ngũ lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk, trong khi người dân đến tuổi nhập ngũ ở Ukraine đã biểu tình từ chối gia nhập quân đội.
Theo Giáo Dục
Bộ trưởng tư pháp Mỹ từ chức Bộ trưởng tư pháp Mỹ Eric Holder ngày 25/9 đã tuyên bố từ chức sau một cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc và nhận những lời tri ân sâu sắc từ Tổng thống Obama. Ông Eric Holder đã tuyên bố từ chức Ông Holder là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được trao trọng trách lãnh đạo lực lượng thực thi pháp luật...