Vấn đề người di cư: Tân Tổng giám đốc IOM mong muốn tìm các giải pháp mới
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tân Tổng giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế ( IOM) – bà Amy Pope ngày 2/10 bày tỏ lo ngại về việc coi nhẹ vấn đề thiệt mạng của người di cư và tị nạn trên Địa Trung Hải, cũng như khẳng định sẽ hợp tác với các chính phủ để đưa ra các phương án nhằm giải quyết khủng hoảng.
Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cựu Cố vấn Nhà Trắng Amy Pope bắt đầu giữ cương vị là người đứng đầu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) từ ngày 1/10, vào thời điểm có số người di cư tăng kỷ lục trên khắp thế giới và căng thẳng giữa nhiều nước về tình trạng nhập cư trái phép. Trong những ngày qua, đã có những ý kiến phản đối việc Đức ủng hộ các tổ chức từ thiện giúp đỡ những người di cư gặp nạn trên tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới, Địa Trung Hải, nơi 22.000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích kể từ năm 2014.
Khi được hỏi về vấn đề trên, bà Amy Pope đánh giá: “Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là số người thiệt mạng ở Địa Trung Hải bị coi là vấn đề bình thường và mọi người cho rằng đây chỉ là cái giá phải trả cho việc di cư trái phép của họ. Nếu chúng ta thực sự muốn ngăn chặn dòng người vượt Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền ọp ẹp và đối diện với nguy cơ mất mạng khi họ làm như vậy, chúng ta cần phải tiếp cận tình hình theo cách toàn diện hơn nhiều”.
Thời gian tới, bà Pope sẽ đến khu vực Đông Phi để gặp các quan chức Ủy ban Liên minh châu Phi ở Ethiopia và sau đó tới Brussels để gặp các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu và tìm kiếm thỏa thuận giải quyết nạn di cư trái phép.
Costa Rica ban bố tình trạng khẩn cấp trước dòng người di cư đến Mỹ
Trong cuộc họp báo ngày 26/9, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chave đã ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, với lý do làn sóng người di cư băng qua đất nước này để tới Mỹ.
Một nhóm người di cư Venezuela ngồi chờ tại San Jose, Costa Rica trước khi tiếp tục hành trình đến Mỹ ngày 13/10/2022. Ảnh: Reuters
"Về cơ bản, những người tìm cách tới Mỹ đều đang đi qua Costa Rica", Tổng thống Chave nhấn mạnh. Theo nhà lãnh đạo, những người di cư đi qua đất nước đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Venezuela, Ecuador, Trung Quốc, Colombia, Haiti, Yemen và Bangladesh.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, hơn 84.490 người đã vào Costa Rica qua biên giới phía Nam trong tháng 8, tăng 55% so với tháng trước đó. Số lượng người di cư băng qua Darien Gap, nơi được mệnh danh là khu rừng "tử thần" nối Panama và Colombia, đã phá kỷ lục mới trong năm nay.
Theo các nhà chức trách, tính đến năm 2023 đã có 248.901 người tìm cách vượt qua khu rừng này. Trẻ em và thanh thiếu niên chiếm khoảng 20% trong số đó.
Hồi tháng 8, Tổng thống Chavez đến Mỹ gặp người đồng cấp Joe Biden để thảo luận về vấn đề di cư và các vấn đề khác.
Costa Rica nằm trong số nhiều quốc gia chuẩn bị mở văn phòng di chuyển an toàn, một sáng kiến mới của chính quyền Tổng thống Biden hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thành lập các trung tâm xử lý trực tiếp cho người di cư nộp đơn xin di cư hợp pháp sang Mỹ tại các quốc gia lân cận thay vì phải đến tận biên giới Mỹ để được giải quyết hồ sơ.
Theo một quan chức Nhà Trắng, tính đến ngày 28/8, hơn 38.000 cá nhân đã đăng ký ở Colombia, Costa Rica và Guatemala - ba nước tham gia sáng kiến "di chuyển an toàn".
Khoảng 400 người di cư bị tử vong trong thảm họa lũ lụt ở Libya Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 19/9 xác nhận khoảng 400 người di cư đã thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt vừa qua ở Libya. Quang cảnh thành phố Derna của Libya sau thảm họa lũ lụt, ngày 14/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN IOM dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho...