Vấn đề người di cư: Số người di cư toàn cầu giảm 30%
Ngày 15/1, Liên hợp quốc (LHQ) công bố báo cáo cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến số người di cư trên toàn cầu giảm 30%, tương đương khoảng 2 triệu người, trong thời gian từ năm 2019-2020.
Trong năm 2020, tổng cộng khoảng 281 triệu người di cư đang sống ở nước ngoài.
Người di cư Trung Mỹ tới trung tâm tiếp nhận ở McAllen, Texas, Mỹ, ngày 12/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo mang tên “Di cư Thế giới 2020″ cho thấy 70% số người di cư đã đăng ký hiện tập trung ở 20 quốc gia, trong đó Mỹ đứng đầu danh sách với 51 triệu người. Tiếp theo là Đức với 16 triệu người, Saudi Arabia – 13 triệu, tiếp đến là Nga (12 triệu người) và Anh – 9 triệu người. Năm 2020, châu Âu tập trung số lượng người di cư lớn nhất, với tổng cộng 87 triệu người.
Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước có nhiều người sống ở nước ngoài nhất trong năm 2020 với 18 triệu người Ấn Độ không sống ở quê hương. Các nước khác có đông người sống ở nước ngoài gồm Mexico và Nga, mỗi nước 11 triệu người, Trung Quốc ghi nhận 10 triệu người và Syria là 8 triệu người. Trong khi đó, 70% người di cư sinh ra tại châu Âu sống ở một nước châu Âu khác.
Video đang HOT
Hàng triệu người Ấn hành hương tới sông Hằng giữa Covid-19
Một triệu người Ấn Độ đã hành hương tới bờ sông Hằng dự lễ hội Kumbh Mela, bất chấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Lễ hội Kumbh Mela diễn ra bên bờ sông Hằng ở thành phố cổ Haridwar, miền bắc Ấn Độ, là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất thế giới. Người hành hương tới đây để tắm rửa, với niềm tin dòng nước thiêng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ.
Trong bối cảnh sẽ có thêm vài triệu người nữa kéo tới đây dự lễ hội trong vài tuần tới, chính quyền đã áp đặt nhiều biện pháp ngăn ngừa Covid-19, bao gồm giãn cách xã hội, hạn chế số người tham dự, đánh dấu các khu vực tắm theo màu.
"Đại dịch là điều đáng lo ngại, nhưng chúng tôi đang thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa", Siddharth Chakrapani, thành viên ban tổ chức lễ hội, nói.
Người Ấn Độ xuống tắm ở sông Hằng trong ngày đầu tiên của lễ Kumbh Mela hôm 14/1. Ảnh: Reuters
Đa số những người lội xuống dòng sông Hằng lạnh giá vào sáng 14/1 đều không đeo khẩu trang, chen vai nhau bên bờ sống, bất chấp quy định giãn cách. Senthil Avoodai K Raj, một quan chức cảnh sát cấp cao, cho biết hàng nghìn cảnh sát đã có mặt và có thể phạt tiền người hành hương nếu vi phạm quy định phòng tránh Covid-19.
Ấn Độ đã ghi nhận hơn 10 triệu ca Covid-19, cao thứ hai thế giới sau Mỹ, và báo cáo hơn 150.000 ca tử vong. Chính phủ sẽ phát động chiến dịch tiêm chủng từ ngày 16/1, với mục tiêu tiêm phòng cho 300 triệu người vào đầu tháng 9. Nhân viên y tế và những người làm việc trên tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm chủng đầu tiên, tiếp theo là người trên 50 tuổi và người có bệnh lý nền.
Một số người hành hương tới Haridwar bác bỏ lo ngại về mối đe dọa từ Covid-19.
"Ấn Độ không giống châu Âu. Chúng tôi có khả năng miễn dịch tốt hơn", Sanjay Sharma, 50 tuổi, nói. "Thật buồn khi không nhìn thấy người ta tụ tập đông đúc ở Kumbh như trước. Ai rồi cũng phải chết. Sống mà sợ hãi thì có ích gì?"
UNESCO công nhận Kumbh Mela là di sản văn hóa phi vật thể. Theo thần thoại Hindu, các vị thần và ác quỷ đã chiến đấu để giành chiếc bình thiêng chứa mật hoa bất tử. Giọt mật rơi xuống 4 địa điểm dọc các con sông ở Ấn Độ, hiện luân phiên làm nơi tổ chức lễ hội.
Một số lễ hội tôn giáo khác đang diễn ra ở Ấn Độ trong tuần này, bao gồm Gangasagar Mela ở Kolkata, nơi dự kiến có 15.000 người tham dự.
Thành phố Maduraio ở bang miền nam Tamil Nadu dự kiến tổ chức lễ hội đuổi bò Jallikattu, nơi người tham gia tìm cách túm lấy sừng bò khi chúng chạy qua đám đông.
Nhiều lễ hội tôn giáo khắp thế giới đã bị hủy hoặc thu hẹp quy mô vì Covid-19. Chỉ có vài nghìn người Hồi giáo tham dự lễ hành hương tới thánh địa Mecca năm ngoái, so với hai triệu người như mọi năm.
Thánh lễ đêm Giáng sinh tại Vatican cũng chỉ có chưa đầy 100 người tham gia, thay vì 10.000 người như thường lệ. Khắp thế giới, người theo đạo Hồi, Thiên Chúa, Do Thái, và những đạo khác, đã cắt giảm hoặc hủy bỏ nhiều sự kiện tôn giáo trong 10 tháng qua.
Người Ấn Độ 'truy tìm' gốc gác của Joe Biden Nhiều người Ấn Độ đang tìm hiểu gốc Ấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Biden, do ông từng ám chỉ khả năng có họ hàng tại nước này. Trong chuyến thăm thành phố Mumbai, Ấn Độ năm 2013, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông từng nhận được lá thư từ một người mang họ Biden ở Ấn Độ sau...