Vấn đề người di cư: Italy đưa nhóm người di cư đầu tiên đến Albania
Ngày 14/10, một tàu hải quân của Italy đã hướng đến Albania, chở theo nhóm người xin tị nạn đầu tiên bị chặn ở Địa Trung Hải đến các trung tâm di cư mới của Italy tại Albania.
Tàu chở người di cư tới đảo Lampedusa, Italy, sau khi được giải cứu, ngày 18/9/2023. Ảnh minh họa: AFPTTXVN
Một nguồn tin Chính phủ Italy cho biết tàu tuần tra Libra đang trên đường đến Albania. Trước đó, vào tháng 11/2023, Thủ tướng Giorgia Meloni đã ký một thỏa thuận với người đồng cấp Albania, ông Edi Rama nhằm giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu (EU). Thỏa thuận kéo dài 4 năm, ước tính có giá 160 triệu euro (175 triệu USD) mỗi năm, quy định rằng những người có đơn xin tị nạn bị từ chối sẽ được chuyển từ cảng Shengjin, phía Bắc Albania, đến trung tâm tại căn cứ không quân Gjader ở phía Tây Bắc.
Các trung tâm này hoạt động theo phương thức như các “điểm nóng” hồi hương của Italy, nơi những người di cư và người tị nạn lưu trú cho đến khi có kết quả về việc xin tị nạn của họ.
Thỏa thuận trên là minh chứng đầu tiên về một quốc gia ngoài EU chấp nhận người di cư thay cho một quốc gia EU. Động thái cũng đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia phương Tây đang tìm cách ngăn chặn số lượng người di cư ngày càng tăng đến từ châu Phi, Trung Đông và nhiều nơi khác.
Quốc hội Albania thông qua thỏa thuận với Italy giải quyết vấn đề người di cư
Ngày 22/2, Quốc hội Albania đã thông qua thỏa thuận nhằm cho phép thành lập các trung tâm do Italy điều hành trên lãnh thổ Albania để giải quyết hàng nghìn trường hợp người di cư được cứu trên vùng biển quốc tế trong khi đơn xin tị nạn của họ được xử lý.
Tàu chở người di cư tới nơi tiếp nhận tạm thời trên đảo Lampedusa, Italy, ngày 11/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thỏa thuận trên được Quốc hội Albania thông qua với 77 phiếu thuận và 0 phiếu chống. Tổng thống Albania cũng sẽ ban hành một sắc lệnh như bước phê chuẩn cuối cùng.
Thỏa thuận do Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và người đồng cấp Albania Edi Rama ký tại Rome hồi tháng 11/2023, quy định việc tiếp nhận và xử lý tới 3.000 trường hợp người di cư và người tị nạn được các tàu Italy giải cứu hằng tháng. Phe đối lập ở Italy chỉ trích thỏa thuận trên là vi hiến, tuy nhiên Chính phủ Italy bác bỏ cáo buộc này. Trong khi đó, một số nước thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng đây là mô hình có thể làm theo.
Theo thỏa thuận nêu trên, những người xin tị nạn được giải cứu trên biển trong tương lai có thể được đưa đến một trong 2 trung tâm ở Albania và việc xin tị nạn của họ sẽ do các thẩm phán Italy quyết định. Nếu bị từ chối, họ được phía Albania đưa trở về quê nhà. Thỏa thuận quy định rằng trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị ốm, người khuyết tật hoặc những người "dễ bị tổn thương" sẽ được đưa thẳng đến các trung tâm xử lý người di cư ở Italy.
Trong diễn biến khác, cảnh sát Italy ngày 21/2 đã thi hành lệnh bắt giữ 12 đối tượng được cho là thành viên của một băng nhóm thực hiện các hoạt động buôn người giữa Tunisia và đảo Sicily của Italy.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, các nghi phạm, gồm 6 người Italy và 6 người Tunisia, bị buộc tội liên kết tội phạm nhằm hỗ trợ và tiếp tay cho việc nhập cư bất hợp pháp. Băng đảng này được cho là có các nhóm ở Tunisia và Italy, điều hành các cuộc vượt biển cho các nhóm người di cư tương đối nhỏ, tối đa 20 người, giữa quốc gia Bắc Phi này và bờ biển gần thành phố Marsala của Sicily. Những người di cư được cho là đã trả từ 3.000 - 6.000 euro cho mỗi lần vượt biển.
Đức tiếp nhận lại người tị nạn từ Italy Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bối cảnh người tị nạn tiếp tục đổ tới đảo Lampedusa của Italy ở Địa Trung Hải, ngày 16/9, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy, chỉ vài ngày sau khi Berlin tạm đình chỉ hoạt động này. Hòn đảo nhỏ Lampedusa của Italy đang phải...