Vấn đề người di cư: Dự luật Rwanda vẫn chưa thể vượt ‘ải’ Hạ viện Anh
Theo phóng viên TTXVN tại London, Hạ viện Anh vào tối 18/3 (theo giờ địa phương) lại một lần nữa không thông qua dự luật Rwanda sau khi chính phủ của nước này sửa đổi một số nội dung của dự luật.
Động thái mới này sẽ gây khó khăn cho việc triển khai kế hoạch chuyển người nhập cư trái phép vào Anh bằng đường biển đến quốc gia châu Phi.
Hạ viện Anh. Ảnh tư liệu: THX/ TTXVN
Mặc dù dự luật Rwanda đã được chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak sửa đổi 10 nội dung so với bản đệ trình trước đó, nhưng điều này vẫn chưa làm hài lòng các nghị sĩ.
Video đang HOT
Dự luật sửa đổi nhận được 328 phiếu chống và 250 phiếu thuận trong cuộc bỏ phiếu, đồng thời các nghị sĩ cũng yêu cầu dự luật cần bổ sung một điều khoản theo đó văn bản luật này cần “tuân thủ đầy đủ luật pháp trong nước và quốc tế”.
Trước thất bại này, vào năm 2023, Tòa án tối cao Anh đã ra phán quyết cho rằng kế hoạch chuyển người xin tị nạn đến Rwanda của Chính phủ Anh là bất hợp pháp vì những người xin tị nạn có thể bị đưa trở lại quê hương và sự an toàn của họ bị đe dọa.
Chính phủ của ông Sunak sau đó đã tìm cách thay đổi phán quyết trên bằng việc nâng cấp thỏa thuận giải quyết vấn đề người tị nạn giữa London và Kigali lên thành một hiệp ước vào tháng 12/2023, đồng thời Rwanda cam kết không bao giờ gửi trả bất kỳ người xin tị nạn nào trở lại đất nước mà họ xuất phát ban đầu.
Sau khi bị Hạ viện bác bỏ, dự luật Rwanda sẽ được chuyển đến Thượng viện vào ngày 20/3 để tiếp tục điều chỉnh và có thể lại một lần nữa được đệ trình lên Hạ viện vào cuối tuần này hoặc sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh để xem xét.
Nếu dự luật được thông qua, dự kiến một nhóm đầu tiên gồm 150 người xin tị nạn sẽ được chuyển đến các cơ sở tiếp nhận tại Rwanda.
Anh, Italy hợp tác giải quyết tình trạng nhập cư trái phép
Ngày 2/2, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo Thủ tướng nước này Rishi Sunak và người đồng cấp Italy Giorgia Meloni đã nhất trí tiếp tục hợp tác giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp bằng cách phát triển "quan hệ đối tác sáng tạo" dọc theo các tuyến đường di cư.
Cảnh sát hướng dẫn người di cư bên ngoài trung tâm tiếp nhận người di cư trên đảo Lampedusa, Italy ngày 16/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, tại điện đàm, hai bên đã thảo luận các biện pháp phối hợp giải quyết tình trạng buôn bán người và nhập cư bất hợp pháp. Cả hai nhà lãnh đạo đều ưu tiên giảm thiểu số lượng người nhập cư bất hợp pháp đến Anh và Italy. Trước đó, Thủ tướng Meloni đã nhất trí với người đồng cấp Albania về kế hoạch xây dựng các trung tâm xử lý người di cư ở vùng lãnh thổ Albania, trong khi Thủ tướng Sunak muốn đưa những người xin tị nạn đến Rwanda - kế hoạch vẫn đang vướng vào tranh cãi pháp lý.
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ: "Thủ tướng Sunak ghi nhận việc thông qua thỏa thuận Italy-Albania và các nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau để phát triển quan hệ đối tác đổi mới trên khắp châu Âu và với các quốc gia dọc theo tuyến đường di cư".
Anh và Italy hợp tác giải quyết tình trạng nhập cư trái phép trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) chứng kiến làn sóng vượt biên trái phép vào các quốc gia thành viên của khối gia tăng.
Theo số liệu của Cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển châu Âu (Frontex) công bố ngày 16/1 cho thấy 380.000 người đã vượt biên trái phép vào EU trong năm 2023, tăng 17% so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ năm 2016.
Cyprus giải cứu 60 người di cư ở ngoài khơi Ngày 24/1, giới chức CH Cyprus thông báo đã giải cứu 60 người di cư từ một chiếc thuyền nhỏ ở ngoài khơi nước này. Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Nhà chức trách đã điều trực thăng, tàu tuần tra đến khu vực hiện trường, sau khi một tàu thường mại phát hiện một...