Vấn đề người di cư: Anh thắt chặt hạn chế đối với các nghi phạm buôn người
Ngày 2/1, Chính phủ Anh cho biết theo luật mới của nước này, những đối tượng bị nghi ngờ buôn người sẽ phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt trong bối cảnh Anh đang tăng cường các nỗ lực chống lại tình trạng di cư trái phép và tăng cường an ninh biên giới.
Người di cư được lực lượng chức năng cứu trên eo biển Manche về tới bờ biển ở Dungeness, phía Đông Nam vùng England. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Theo luật trên, những người bị nghi ngờ buôn người sẽ bị cấm đi lại, bị cấm sử dụng mạng xã hội và bị hạn chế sử dụng điện thoại, Những biện pháp này nhằm hỗ trợ Chính phủ Anh triệt phá các mạng lưới nhập cư có tổ chức.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper nêu rõ: “Chúng tôi trao cho lực lượng thực thi pháp luật quyền hạn mạnh hơn để truy tố và ngăn chặn được nhiều hơn những mạng lưới này”.
Xử lý vấn đề di cư bất hợp pháp là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Keir Starmer kể từ khi nhậm chức tháng 7/2024, với các biện pháp mạnh tay trấn áp các băng nhóm buôn người qua Eo biển Manche từ Pháp sang Anh, một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới.
Dữ liệu của Chính phủ Anh cho thấy trong năm 2024 đã có hơn 36.800 người vượt eo biển nguy hiểm này để đến Anh, tăng 25% so với năm trước đó, trong đó có hàng chục người đã thiệ.t mạn.g. Theo tổ chức tư vấn và hỗ trợ về vấn đề tị nạn Refugee Council, đây là năm được ghi nhận có nhiều người thiệ.t mạn.g nhất từ trước đến nay do vượt eo biển trên.
Chính phủ Anh cũng dự kiến triển khai các quy định về phòng chống tội phạm nghiêm trọng (SCPO) tạm thời, cho phép chính quyền nước này hành động ngay lập tức để ngăn chặn và răn đe các hoạt động bị nghi ngờ là tội phạm nghiêm trọng, bao gồm cả tội phạm có tổ chức về nhập cư. Những quy định mới này dựa trên những quy định đã có đối với các loại tội phạm như giế.t ngườ.i bằng dao, chiếm hữu nô lệ và buôn người, nhưng với tiến độ áp dụng được đẩy nhanh hơn so với hiện nay.
Việt Nam nói về kế hoạch của Anh hạn chế người di cư bất hợp pháp
Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Vương quốc Anh, trong vấn đề di cư.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 21-11, phóng viên nêu câu hỏi về thông tin Anh có kế hoạch trả tiề.n cho các quốc gia để họ giúp giảm tình trạng người di cư trái phép vào Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống đưa người di cư trái phép và mua bá.n ngườ.i, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư.
"Chúng tôi luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Vương quốc Anh, trong vấn đề di cư"- Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết.
Trước đó, báo chí Anh đưa tin Thủ tướng Starmer dường như ủng hộ kế hoạch xem xét ký kết các thỏa thuận di cư giống như mô hình của Ý, trong đó trả tiề.n cho các quốc gia để họ giúp giảm tình trạng người di cư trái phép vào Anh trên những chiếc thuyền nhỏ qua eo biển Manche.
Mùa hè khó khăn của Công đảng Anh Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper cảnh báo về một mùa hè khó khăn ở phía trước khi đề cập đến vấn đề người di cư trong bối cảnh Anh ghi nhận số lượng người di cư kỷ lục trong một ngày hôm 15/7. Người di cư được giải cứu khi chiếc thuyền chở họ gặp sự cố trong hành trình vượt...