Vấn đề kinh tế quyết định “số phận” của ông Tập Cận Bình?
Trong khi công cuộc “đả hổ” gặp phải trở lực lớn, lãnh đạo thế hệ thứ năm ở Trung Quốc lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cầm quyền chưa từng có trên mặt trận kinh tế.
Nếu không xử lý thoả đáng, ông Tập Cận Bình có thể “thua lấm lưng” và đối mặt với nguy cơ trở thành Hoa Quốc Phong thứ hai (?)
Sắc đỏ tràn ngập sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh ngày 28/7. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Thảm hoạ chứng khoán xảy ra, theo Giáo sư Hary Harding thỉnh giảng tại Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong, có thể sẽ liên tiếp tạo ra ba việc xấu. Trước tiên là việc các nhà đầu tư cá nhân chịu tổn thất. Kế đó là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Cuối cùng là hình thành phản ứng đối với êkíp cầm quyền do ông T ập Cận Bình đứng đầu.
Bởi khác với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình trực tiếp nắm quyền ra quyết sách về kinh tế và công cuộc “đả hổ” do ông thúc đẩy từ khi lên nắm quyền đã tạo ra cho nhà lãnh đạo này nhiều “kẻ địch” ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì thế, Giáo sư Harding cho rằng một số thế lực quan trọng đã “rút đao” ra khỏi bao, đang đợi ông Tập Cận Bình “ngã lộn nhào”.
Về phần mình, tạp chí “Minh kính” số mới nhất nhận định sau khi công cuộc “đả hổ” gặp phải trở lực, ông Tập Cận Bình lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cầm quyền chưa từng có trên mặt trận kinh tế. Nếu không xử lý thoả đáng, ông Tập Cận Bình có thể “thua lấm lưng”. Hội nghị Bắc Đới Hà mỗi năm một lần có thể trở thành cuộc đấu giữa các nguyên lão và nhà lãnh đạo đương nhiệm, trong đó, bên bị “đấu tố” chính là ông Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay có thể sẽ khác một trời một vực với hai năm trước khi ông Tập Cận Bình hừng hực khí thế, “bắn hạ” một loạt “hổ lớn” như Bạc Hi Lai (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh), Chu Vĩnh Khang (nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương), Quách Bá Hùng (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương) và Lệnh Kế Hoạch (nguyên Uỷ viên Trung ương kiêm Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc).
Xem xét sóng gió trên thị trường chứng khoán có thể thấy vấn đề nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt là trên lĩnh vực kinh tế và bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, từ đó dẫn tới khả năng mất kiểm soát và “bị lật ghế”. Việc kinh tế, chính trị và nhân sự có nhiều điểm trộn lẫn nhau khiến cho hội nghị Bắc Đới Hà lần này nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận. Kỳ thực, trong đó nhân sự là nội dung quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Kinh tế tốt, ông Tập Cận Bình có thể duy trì, thậm chí có thể củng cố quyền uy, vãn hồi đôi chút sự mất mặt do phải thoả hiệp, thậm chí là thất bại trong cuộc chiến chống tham nhũng, cũng có thể tương đối thong dong, chủ động thực hiện bố trí nhân sự, xây dựng “đội quân nhà Tập”.
Nhưng nếu như kinh tế mất kiểm soát như trên thị trường chứng khoán nước này hiện nay, ông Tập Cận Bình không những không thực hiện được việc để người khác “có thể lên, có thể xuống” như mong muốn, mà e rằng chính ông Tập Cận Bình sẽ là đối tượng “có thể xuống” đầu tiên. Việc ông Tập Cận Bình bị buộc phải kiểm thảo là còn nhẹ. Nếu nghiêm trọng tới mức mất kiểm soát, việc ông Tập Cận Bình có thể trở thành Hoa Quốc Phong thứ hai không phải là không có khả năng.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí “Tham khảo Nước ngoài” số tháng 8/2015 dẫn nguồn thạo tin cho biết hiện nay “sống còn” vẫn là kinh tế. Nâng đỡ thị trường chứng khoán là một canh bạc lớn. Việc ông Tập Cận Bình muốn nâng chỉ số chứng khoán lên 10.000 điểm, dùng bong bóng để cứu vãn nền kinh tế yếu ớt là hành động vô cùng cuồng vọng, cực kỳ nguy hiểm.
Nếu không thành công, điều đó có nghĩa chiến lược sử dụng bong bóng chứng khoán để nâng đỡ kinh tế của ông Tập Cận Bình hoàn toàn thất bại, niềm tin và sức mạnh của ông Tập Cận Bình cũng không còn. Điều đó cũng có nghĩa các đại biểu tham dự hội nghị Bắc Đới Hà năm nay vốn được cho là tập trung vào lĩnh vực kinh tế sẽ có “kịch hay” để xem.
Theo TTK/baotintuc.vn
Mỹ công bố kế hoạch phát triển tên lửa nhằm "răn đe" Trung Quốc
Tuần qua, Hải quân Mỹ đã giới thiệu kế hoạch nhằm tận dụng lợi thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa chống hạm.
Tên lửa Tomahawk Block IV (Ảnh Raytheon)
Bắt đầu từ năm tài khóa 2017, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chương trình Offensive Anti-Surface Warfare (OASuW) Increment II nhằm triển khai quá trình sử dụng tên lửa chống hạm tiên tiến nhất, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện nay.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, người hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ, cho biết tên lửa hàng chính tầm xa chống hạm (LRASM) sẽ được hoàn tất với mẫu Tomahawk Block IV cho chương trình OASuW.
"Điều tôi muốn công bố ở đây là năng lực của Hải quân Mỹ sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta bắt đầu sử dụng Block IV và với những gì đang có với chương trình LRASM, chúng ta đã có được hai mẫu tên lửa hoàn thiện cho thế hệ vũ khí tấn công tiếp theo", Phó Đô đốc Aucoin chia sẻ.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết chương trình LRASM là một chương trình hợp tác chung giữa Hải quân, Không quân và Cơ quan Quản lý các Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm hạn chế khoảng cách trước khi chương trình OASuW II được triển khai. Các tên lửa thuộc chương trình LRASM được sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin và được cho là có tầm bắn lên tới 500 hải lý với sức công phá lớn.
Ban đầu, chương trình LRASM được xây dựng với mục tiêu sản xuất cho Không quân và Hải quân Mỹ một loại tên lửa tầm xa được trang bị thiết bị dẫn đường và có khả năng công phá mục tiêu với độ chính xác cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh như hiện nay. Để làm được điều này, các bên liên quan đã sử dụng các bộ cảm biến được sử dụng trên tàu chiến cùng với hệ thống dẫn bán tự động nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng cung cấp thông tin tình báo, theo dõi hay giám sát của tên lửa, cũng như tăng cường khả năng liên kết giữa các hệ thống mạng và hệ thống định vị của tên lửa. Ngoài ra, tên lửa thuộc chương trình LRASM cũng sử dụng công nghệ để tránh những biện pháp đối phó của đối phương trong khi vẫn bắn được tới mục tiêu đã dự địn
Trong khi đó, tờ USNI News chỉ ra rằng chương trình LRASM hiện chỉ mới có tên lửa cho Không quân Mỹ, còn chương trình OASuW II sẽ tập trung phát triển tên lửa để sử dụng trên các Hệ thống Phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 (VLS) cho các tàu khu trục và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ trong thời gian tới.
Về tên lửa Tomahawk Block IV, đây là mẫu tên lửa từng được Hải quân Mỹ sử dụng trong hàng chục năm với nhiều phiên bản. Mẫu Tomahawk Block IV được phát triển bởi tập đoàn Raytheon và có tầm bắn lên tới 1.600 km và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường. Trên trang chủ, tập đoàn Raytheon khẳng định: "Cải tiến mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV bao gồm hệ thống kết nối dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép tên lửa có thể tránh bị can thiệp trong môi trường tác chiến điện tử".
Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), nhận định việc kết hợp tên lửa của chương trình LRASM và Tomahawk Block IV là một ý tưởng hay của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, ông Clark cũng đánh giá cao sức mạnh của thế hệ tên lửa mới của quân đội Mỹ khi cho rằng nó sẽ giúp cho các thuyền trưởng không phải lên kế hoạch quá cụ thể cho những chiến dịch trên bộ hay nhằm vào tàu đối phương.
Với chương trình OASuW II và LRASM, Hải quân Mỹ được cho là đang tạo ra khoảng cách đáng kể với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Một khi được triển khai, các tên lửa tầm xa thế hệ mới sẽ giúp các tàu chiến Mỹ trở nên nguy hiểm hơn trong trường hợp cần phải tấn công đối phương từ khoảng cách mà tên lửa của họ chưa thể bắn tới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/National Interest
Máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn phải "nhờ cậy" động cơ Nga Mạng tin quân sự Sina ngày 9/8 đưa tin máy bay chiến đấu J-10 của quân đội nước này vẫn cần phải sử dụng tới động cơ AL31FN-S3 của Nga. Động cơ Taihang (Ảnh WantChinaTimes) Theo mạng tin Sina, công ty sản xuất động cơ máy bay Shenyang Liming đã không thành công trong việc giảm tỷ lệ thất bại khi máy bay...