Vấn đề Kashmir: Pakistan được Saudi Arabia nhượng bộ, ra điều kiện với Ấn Độ
Saudi Arabia đã đồng ý tổ chức hội nghị ngoại trưởng đặc biệt của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) để bàn về vấn đề Kashmir, một động thái có thể tác động đến mối quan hệ với Ấn Độ.
Theo báo Times of India, Riyadh được cho là đã chuyển tải thông điệp trên đến Chính phủ Pakistan trong thời gian Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al-Saud thăm Islamabad trong tuần này.
Hội nghị Thượng đỉnh về các vấn đề Hồi giáo do Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chủ trì tại Kuala Lumpur hồi tuần trước. (Nguồn: Tehran Times)
Động thái này được coi là sự nhượng bộ dành cho Islamabad để bù đắp việc Saudi Arabia gây sức ép buộc Thủ tướng Pakistan Imran Khan rút khỏi Hội nghị Thượng đỉnh về các vấn đề Hồi giáo do Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chủ trì tại Kuala Lumpur hồi tuần trước.
Tại thời điểm đó, Pakistan đã rút khỏi Hội nghị này sau khi tích cực cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia thúc đẩy tổ chức sự kiện, vốn nhằm giải quyết các vấn đề mà cộng đồng Hồi giáo trên toàn cầu đang phải đối mặt. Saudi Arabia cho rằng Hội nghị này không phải là diễn đàn bàn về các vấn đề quan trọng của Hồi giáo, khẳng định các vấn đề đó nên được thảo luận thông qua OIC có trụ sở tại Jeddah (Saudi Arabia).
Video đang HOT
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng tham dự hội nghị ở Kuala Lumpur và đây dường như là một nguyên nhân nữa khiến Saudi Arabia, đối thủ của Tehran, không hài lòng.
Trong khi đó, cùng ngày, trang mạng The News của Pakistan đưa tin, nước này sẽ không đàm phán với Ấn Độ cho đến khi vấn đề Kashmir được giải quyết theo nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) và nguyện vọng của người dân Kashmir.
Theo Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi, Ấn Độ vẫn tiếp tục vi phạm Ranh giới kiểm soát (LoC) cũng như lắp đặt hệ thống tên lửa nhắm vào Pakistan.
Pakistan đã nhiều lần thông báo cho thế giới về khả năng Ấn Độ tiến hành các cuộc tấn công, đã bảy lần viết thư gửi Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình xấu hơn tại khu vực và Trung Quốc cũng đã yêu cầu các quan sát viên quân sự LHQ xem xét những thư trên và đưa ra báo cáo.
Theo baoquocte.vn
Máy bay săn ngầm Poseidon: Vũ khí bí mật của Mỹ đủ sức tiêu diệt tàu Trung Quốc
Với mối lo ngại về sức mạnh các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, Mỹ đang đầu tư phát triển máy bay sân ngầm trang bị ngư lôi P-8/A Poseidon.
Sát thủ săn ngầm P-8/A Poseidon của Mỹ. Ảnh: Getty
Để gia tăng sức mạnh của hạm đội Thái Bình Dương và theo dõi các đội tàu ngầm tiên tiến của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang đề xuất với Quốc hội để sản xuất tới 3 tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm, vượt biên chế 2 chiếc như trước đây. Trên không trung, Hải quân cũng triển khai máy bay không người lái Triton ở đảo Guam, đồng thời trao cho Boeing một hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD để sản xuất thêm 19 máy bay giám sát và tấn công P-8/A Poseidon vào đầu năm 2019.
Với vai trò là máy bay giám sát công nghệ cao, Poseidon hoạt động như một phần của chiến lược ngăn chặn sự hiện diện của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, và thậm chí hoạt động như một công cụ răn đe chống lại hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo vũ trang hạt nhân (SSBN) đang phát triển của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ra ngoài Thái Bình Dương như một phần của nỗ lực hữu hình để trở nên lớn mạnh hơn. Theo các báo cáo tin tức - và sự tồn tại của tên lửa đạn đạo JL-2 và JL-3 đã làm tăng áp lực lên Mỹ. Theo Trung tâm Hàng không và Vũ Tình báo Quốc gia Mỹ, Trung Quốc đã triển khai đến 48 tên lửa JL-2 phóng trên tàu ngầm vào năm 2017. Với khoảng hơn 7.200 km, JL-2 có khả năng ảnh hưởng tới một số khu vực Mỹ triển khai quân đội.
Hình ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Getty
Vào năm 2018, Đô đốc James Fanell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã cảnh báo Quốc hội về sự cần thiết trong việc theo dõi và ngăn chặn các tàu ngầm vũ trang hạt nhân của Trung Quốc: "Mỗi khi một tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo khởi hành một cuộc tuần tra hạt nhân chiến lược, Hải quân Mỹ phải theo sát đủ để sẵn sàng đánh chìm chúng nếu chúng cố phóng tên lửa hạt nhân về phía bờ biển của chúng ta".
P-8/A Poseidon không chỉ có tốc độ khoảng 900 km/giờ mà 6 thùng nhiên liệu bổ sung liên tục còn cho phép nó tìm kiếm trên những vùng biển rộng hơn và dành nhiều thời gian hơn để tuần tra các khu vực có nguy cơ cao. Các nhà phát triển hải quân giải thích rằng Poseidon có thể hoạt động trong các nhiệm vụ kéo dài 10 giờ ở phạm vi tới 1.200 hải lý. Với khả năng định vị tốt, Poseidon có thể bao quát các khu vực rộng lớn trong việc tìm kiếm tàu ngầm mang tên lửa của Trung Quốc.
P-8/A Poseidon là một biến thể quân sự hóa của Boeing 737-800, bao gồm các trạm vũ khí ngư lôi và Harpoon, 129 hệ thống sonar sonobuoy và một trạm tiếp nhiên liệu trên máy bay, cung cấp tầm bắn xa hơn và nhiều lựa chọn tấn công khác nhau. Bên cạnh radar giám sát AN/APY-10 và camera quang điện tử/hồng ngoại sê-ri MX được tối ưu hóa để quét bề mặt đại dương, các sonobuoy giúp Poseidon có thể tìm thấy tàu ngầm ở các độ sâu khác nhau bên dưới bề mặt. Máy bay giám sát có thể hoạt động như một nút trong mạng lưới săn tìm tàu ngầm rộng hơn bao gồm tàu mặt nước, tàu mặt nước không người lái... Poseidon cũng có thể dựa trên mảng quét điện tử chủ động, radar khẩu độ tổng hợp và báo mục tiêu di chuyển mặt đất.
Sonobuoy của Poseidon có thể chuyển đổi năng lượng âm thanh từ nước thành tín hiệu vô tuyến gửi đến bộ xử lý máy tính.
Poseidons có thể đóng góp vào nỗ lực răn đe hạt nhân của Lầu Năm Góc, bằng cách giới thiệu một phương pháp tiên tiến về mặt kỹ thuật để tìm và tiêu diệt tàu ngầm của của đối thủ từ trên không. Hiện nay, Poseidon đang được ưa chuộng trên thị trường vũ khí quốc tế. Quân đội Anh, Na Uy, Ấn Độ và Úc... đã đặt mua máy bay săn ngầm này.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo doisongphapluat
Giải pháp bền vững cho nguồn tài nguyên đang bị đe dọa Chúng ta chung sống trên Trái Đất, mái nhà ôn hòa, nuôi dưỡng và bảo vệ con người. Nhưng với việc làm cạn kiệt tài nguyên Trái Đất, khai thác quá mức đất đai và rừng cây, chúng ta không chỉ làm suy yếu khả năng đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu, mà còn tác động tiêu cực đến điều...