Vấn đề hạt nhân Iran ‘nóng’ cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Theo dõi VGT trên

Ngày 12/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục gây sức ép nhằm buộc Iran phải dừng phát triển chương trình tên lửa.

Vấn đề hạt nhân Iran nóng cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Hình 1

Toàn c ảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ ngày 26/11/2018. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc Iran vẫn tiếp tục theo đuổi hoạt động tên lửa, nhất là các vụ phóng và thử nghiệm kể từ sau khi Tehran và Nhóm P5 1 ký thỏa thuận hạt nhân với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Ông nêu rõ Iran hiện có hơn 10 hệ thống tên lửa đã được phiên chế hoặc đang phát triển, với hàng trăm tên lửa gây đ.e dọ.a cho các đối tác của Mỹ tại khu vực. Đây là hành vi vi phạm Nghị quyết 2231 và Mỹ sẽ tìm kiếm hợp tác với tất cả các nước ủy viên khác của HĐBA để tái áp đặt những điều khoản hạn chế chương trình tên lửa của Iran vốn được đề ra trong Nghị quyết 1929.

Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh ngoài vấn đề tên lửa, HĐBA cũng không nên dỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran vào năm 2020. Nhà ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ thất vọng với kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm cứu vãn JCPOA và bảo vệ các công ty trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cuối bài phát biểu, ông đã để ngỏ cánh cửa đối thoại với Iran, khi nói rằng Washington sẵn sàng giảm chiến dịch gây sức ép đối với Tehran và hỗ trợ tiến trình hiện đại hóa, tái hội nhập kinh tế Iran với hệ thống kinh tế quốc tế, nếu nước CH Hồi giáo cho thấy sự điều chỉnh chiến lược căn bản và tuân thủ các yêu cầu của quốc tế. Tuy nhiên, việc nới lỏng sức ép sẽ chỉ xảy ra nếu Mỹ nhận thấy được sự điều chỉnh rõ ràng và liên tục trong đường hướng chính sách của Tehran.

Đáp lại, Đại sứ Iran tại LHQ Eshagh Al Habib nhấn mạnh các tên lửa của Iran chỉ nhằm mục đích phòng vệ và không có vũ khí hạt nhân đi kèm. Theo ông, mục đích của việc Ngoại trưởng Mỹ coi Iran là mối đ.e dọ.a chỉ nhằm giúp Washington bán được nhiều vũ khí. Ông nhấn mạnh đây là lần đầu tiên trong lịch sử LHQ, một nước ủy viên thường trực của HĐBA lại muốn trừng phạt thành viên không phải vì vi phạm mà vì tuân thủ các nghị quyết của HĐBA. Ông khẳng định Iran sẽ không đàm phán với Mỹ do Washington là bên không đáng tin cậy.

Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia khẳng định không có bằng chứng nào về việc tên lửa đạn đạo của Iran có thể chứa đầu đạn hạt nhân, nhấn mạnh Tehran sẵn sàng đối thoại về vấn đề này.

Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề chính trị, bà Rosemary DiCarlo nêu rõ thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn có hiệu lực, đồng thời kêu gọi các nước thành viên ủng hộ, tránh các hành động làm suy yếu thỏa thuận.

Về phần mình, Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre kêu gọi ủng hộ thỏa thuận hạt nhân JCPOA, coi đây là cơ sở nền tảng để các nước có thể cùng nhau hoạch định một chiến lược dài hạn cho khu vực. Theo ông, chính sách trừng phạt và gây sức ép sẽ không thể chi phối điều này và chỉ có đối thoại thẳng thắn với Iran mới có thể giải quyết những mối quan ngại hiện nay.

Tháng 5 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký hồi năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ là Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc cùng với Đức), đồng thời áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này. Một phần trong số những lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các lĩnh vực như chế tạo ôtô, buôn bán vàng và những kim loại quý hiếm khác đã được khôi phục cách đây hai tháng. Những lệnh trừng phạt còn lại chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11, nhằm vào lĩnh vực năng lượng và các giao dịch liên quan dầu mỏ cũng như các giao dịch của Ngân hàng Trung ương Iran. Ngoài những lệnh trừng phạt trên, chính quyền Mỹ cũng đang tìm mọi cách để cô lập Tehran.

Video đang HOT

Hoài Thanh – Đặng Ánh (TTXVN)

Theo Tintuc

Tái thiết Syria: Ngổn ngang trăm mối

Những mâu thuẫn trong vấn đề tái thiết đất nước Syria sau chiến tranh đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Trong bối cảnh quân đội Syria đang nỗ lực ổn định tình hình và cuộc nội chiến kéo dài 7 năm tại Syria đang dần đến hồi kết, cộng đồng quốc tế bắt đầu kế hoạch tái thiết cho quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, mâu thuẫn lại nổi lên giữa Nga và các nước phương Tây, khi phương Tây tuyên bố viện trợ nhưng có thể kèm theo các điều kiện chính trị.

Tái thiết Syria: Ngổn ngang trăm mối - Hình 1

Cảnh hoang tàn ở Syria do chiến tranh (Ảnh: Hassan Ammar)

Sau 7 năm chiến tranh, Syria đã bị thiệt hại thảm khốc và cần xây dựng lại rất nhiều. Thực tế thì vấn đề tái thiết ở Syria đã được Nga và Syria thực hiện từ năm 2016. Nó được bàn luận rộng hơn ở cấp độ khu vực, quốc tế kề từ cuối năm 2017 nhà nhất là trong những tuần vừa qua.

Nhưng "cậu chuyện này" lại không đơn giản bởi rất nhiều lý do liên quan tới lợi ích, quyền lợi và ảnh hưởng của các bên khi bỏ tiề.n ra tài trợ cho Syria kể cả là viện trợ nhân đạo.

Tái thiết Syria được ví như một "miếng bánh" mà ai cũng muốn. Thực tế thì từ nhiều năm qua, Nga - nước vừa là đồng minh, vừa là bảo trợ cho chính quyền Syria đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế, cả trong tái thiết. Chính quyền Syria cho biết, khoảng 158 công ty khổng lồ của Nga đã đạt được hợp đồng trong các lĩnh vực xây dựng, sân bay, bến cảng, dầu và nông nghiệp, địa chất , khai thác dầu. Đã có các giao dịch lên tới 850 triệu euro. Ngay cả Iran, một đồng minh của Nga ở Syria cũng bị loại bỏ khỏi thị trường tái thiết.

Một quan chức ngoại giao Iran thừa nhận đúng là Tehran và Moscow là những người ủng hộ cơ bản của chế độ Syria và gặp nhau trong vấn đề này, nhưng đằng sau đó là một xung đột lợi ích.

Tái thiết Syria: Ngổn ngang trăm mối - Hình 2

Thảm họa ở Syria sau chiến tranh (Ảnh: Alaraby)

Một kế hoạch tái thiết Syria thời kì hậu chiến cần rất nhiều vốn và đòi hỏi sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên khác của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng Nga hay Iran và Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này đang tiếp tục chia rẽ các cường quốc liên quan. Tổng thống Nga đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp vào việc tái thiết Syria và hy vọng Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế khác, không chỉ bằng lời, nhưng qua hành động của mình để chứng minh sự đóng góp của mình cho công cuộc tái thiết một cách nhanh chóng Syria.

Phó đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyansky, phản đối việc tái thiết liên kết với chính trị. Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhiều lần tuyên bố rằng Syria có đủ sức mạnh để xây dựng lại và phương Tây sẽ không tham gia vào việc tái thiết Syria.

Nhưng việc các nước phương Tây và ngay cả Mỹ đều ra điều kiện để đối lấy sự hỗ trợ tái thiết. Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an mới đây, Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc, Francois Delattre nói rằng "Liên minh châu Âu sẽ không tham gia xây dựng lại Syria trừ khi một quá trình chuyển đổi chính trị được thực hiện hiệu quả - với các quy trình hiến pháp mới và bầu cử đáng tin cậy.

Nếu không có điều đó không có gì có thể biện minh cho việc Pháp và Liên minh châu Âu tham gia vào việc tái tài trợ. Và ông nói thêm rằng, nếu không có "một bước đột phá" trong quá trình chính trị, tình hình nhân đạo sẽ không bao giờ được giải quyết triệt để. Mỹ cũng tuyên bố sẽ không hỗ trợ các nỗ lực tái thiết quốc tế ở Syria cho đến khi có một sự chuyển đổi chính trị chính thức theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua tại Geneva..

Hậu quả mà người dân Syria sẽ phải đối mặt?

Như chúng ta đều biết, chiến tranh kéo dài hơn 7 năm qua đã biến Syria thành một đống đổ nát. Thành phố Aleppo còn được gợi nhớ đến sự tàn phá của Thế chiến II. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, xung đột và chiến tranh đã phá hủy 20% nhà ở, hơn 470.000 người thiệ.t mạn.g và hơn một nửa dân số trở thành những người tị nạn.

Hàng ngàn cơ sở công nghiệp đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Công cuộc tái thiết đất nước này cần khoảng từ 200 tỷ đến 400 tỷ USD và kéo dài ít nhất 15 năm. 69% người Syria sống trong tình trạng nghèo cùng cực, hơn 13 triệu người cần sự trợ giúp nhân đạo và 6,5 triệu người bị đói lương thực.

Theo các chuyên gia, những tổn thất này đòi hỏi lượng lớn tiề.n mặt trong khi các đồng minh của Syria khó đóng góp đủ mà cần tài trợ từ các nước phương Tây dù Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố rằng Nga sẽ trở thành một người tham gia chính trong quá trình tái thiết Syria và nhấn mạnh rằng việc tái thiết ở Syria yếu tố con người là quan trọng trước khi nói tới yếu tố tài chính.

Ông Assad cho rằng "người dân Syria có khả năng tài chính, hầu hết các nguồn vốn có thể không có sẵn ở Syria và thậm chí cả bên ngoài Syria, nhưng có vốn chờ đợi khi bắt đầu xây dựng lại để bắt đầu đầu tư". Về nguồn lực bên ngoài, Tổng thống Assad nói rằng "các quốc gia thân thiện có khả năng và có mong muốn cùng Syria tái thiết để có lợi cho họ và để tận dụng lợi thế của Syria.

Khi kế hoạch tái thiết Syria chưa thể triển khai thì không chỉ khủng hoảng nhân đạo, thiếu các dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước, chế.t chóc mà mảnh đấy này sẽ là nơi khủn.g b.ố lan rộng, bạo lực và xung đột bùng phát. Syria tiếp tục chìm trong hỗn loạn và có thể tái chiến. Sự đau khổ của người Syria sẽ được mở rộng. Những người tị nạn sẽ gõ cửa châu Âu.

Tương lai của tiến trình hòa bình Syria

Then chốt của vấn đề Syria chính là cuộc chiến cơ hội tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia Trung Đông này giữa các nước lớn như Nga và Mỹ hay các nước trong khu vực như Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng thập niên. Cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua cũng là nhằm phân chia lại ảnh hưởng của các bên ở Syria. Do đó, chiến tranh hay hòa bình ở Syria là việc lợi ích, ảnh hưởng của các bên đã được hài hòa hay không mà thôi. Hay nói cách khác Syria có hòa bình hay không phụ thuộc vào "thỏa thuận" của các nước tham chiến nhiều hơn là do nội bộ Syria.

Với những gì đạt được hiện nay thì dư luận cho rằng, khả năng leo thang xung đột ác liệt hay tái chiến ở Syria là khó xảy ra. Nhưng tiến trình hòa bình ở Syria còn rất khó khăn. Theo các chuyên gia, Tổng thống Bashar al-Assad đang chiến thắng trong cuộc chiến bảy năm trên chiến trường, nhưng Mỹ, châu Âu và một số nước Arab đang tăng áp lực lên mặt trận kinh tế. Kế hoạch của họ để ngăn chặn viện trợ và đầu tư khiến cho kế hoạch tái thiết của ông Assad và các đồng minh sẽ thất bại và kể cả khả năng ngăn cản người dân thường xây dựng lại cuộc sống của họ. Một quan chức Mỹ nói rằng Washington sẽ "ngăn cản" thương mại quốc tế, hợp tác và bình thường hóa với Damascus cho đến khi ông al-Assad "mất quyền lực".

Theo ông Joshua Landis, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, chiến lược của Mỹ là ngăn chặn việc tái thiết và giữ quân đội ở phía đông bắc giàu dầu mỏ của Syria nhằm tạo ra một "vũng lầy" cho các đồng minh của ông al-Assad là Iran và Nga.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, chính quyền Syria chưa nỗ lực cho tiến trình hòa bình để chấm dứt xung đột bằng chứng là các cuộc đàm phán tại Astana và Sochi cũng như tại LHQ thiếu quyết tâm của các bên. Đó là chưa kể tới những mẫu thuẩn trong chính sách của Nga, Iran, Mỹ, Israel và một số nước Arab về Syria.

Theo Ngọc Thạch

VOV-Cairo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon
21:30:14 04/10/2024
Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ hai thế giới
20:21:04 04/10/2024
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân
19:57:05 05/10/2024
'Cặp đấu' Harris-Trump tất bật tại các bang chiến trường trong chặng nước rút trước Ngày Bầu cử
17:40:18 05/10/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024
1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"
06:47:13 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024

Tin mới nhất

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

80 cảnh sát Pakistan bị thương trong đụng độ với người biểu tình

21:37:45 05/10/2024
Những người biểu tình có kế hoạch tập trung tại khu vực đỏ của thủ đô Islamabad, nơi có tòa nhà Quốc hội và nhiều đại sứ quán, bất chấp lệnh cấm tụ tập, nhằm gây sức ép đòi trả tự do cho ông Khan.

Phát huy sức trẻ Việt Nam tại Australia

21:35:36 05/10/2024
Tham tán Công sứ hy vọng SVAU sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, kết nối các cộng đồng sinh viên quốc tế, kết nối với các thế hệ trẻ tiếp theo để xây dựng lực lượng kế cận, phát huy các thành tích đã đạt được của hội.

G7 thông qua kế hoạch trấn áp nạn buôn người

21:32:45 05/10/2024
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bá.n ngườ.i nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.

Cảnh báo mùa đông lạnh hơn bình thường sẽ ảnh hưởng tới dân du mục Mông Cổ

21:06:41 05/10/2024
Mùa đông năm 2023, Mông Cổ đã phải đối mặt với điều kiện mùa đông khắc nghiệt được gọi là dzud , kèm theo lượng tuyết rơi kỷ lục kể từ năm 1975. Khoảng 90% lãnh thổ bị tuyết phủ dày tới 100cm.

Thái Lan: Nước sông dâng cao kỷ lục, Chiang Mai tiếp tục hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng

21:03:40 05/10/2024
Công viên voi tự nhiên là trung tâm cứu hộ và bảo tồn voi tại vùng nông thôn của Chiang Mai. Kể từ khi thành lập vào những năm 1990, khu bảo tồn này đã giải cứu được hơn 200 con voi khỏi ngành du lịch và khai thác gỗ.

Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ

20:29:14 05/10/2024
Vị tổng thống cao tuổ.i đương nhiên muốn để lại di sản chính sách đối ngoại. Những tiến triển vào phút chót về Ukraine sẽ là một chiến thắng cuối cùng đáng nhớ của ông.

Quân đội Israel yêu cầu người dân ở trung tâm Gaza sơ tán

20:27:46 05/10/2024
Lệnh sơ tán của IDF có kèm theo bản đồ liệt kê các khu nhà cần sơ tán, theo đó, người dân Palestine sống ở các khu vực gần Hành lang Netzarim ở trung tâm Gaza đã được cảnh báo phải di dời.

Tổng thống Indonesia cảm ơn quân đội bảo đảm sự thống nhất, ổn định chính trị

20:24:17 05/10/2024
Hơn 100 nghìn binh sĩ từ các lực lượng cùng hàng nghìn trang thiết bị quốc phòng đã được triển khai tham gia diễu binh và các hoạt động biểu dương lực lượng tại buổi lễ.

Căng thẳng thương mại Nga - Kazakhstan nổi lên liên quan đến vận chuyển ngũ cốc

20:21:03 05/10/2024
Đại diện của Liên minh Ngũ cốc Kazakhstan Evgeny Karabanov nhận định rằng tình hình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại chính thức.

Iraq: Đán.h bom ven đường làm 4 người bị thương

20:07:14 05/10/2024
Các lực lượng an ninh Iraq tuyên bố có khả năng truy quét tàn quân IS mà không cần hỗ trợ, vì nhóm này không gây ra mối đ.e dọ.a đáng kể nào.

Có thể bạn quan tâm

SOOBIN có hành động điểm 10 tinh tế khi mời fan lên sân khấu diễn cùng mình

Nhạc việt

10:04:24 06/10/2024
Khi bạn fan đi lên, SOOBIN nhanh chóng nhận cô gái mặc váy ngắn. Anh ngay lập tức lấy áo khoác của mình để che chắn cho fan.

Trend "đóng giả đồ vật thử lòng mọi người và cái kết" khiến giới trẻ phát sốt

Netizen

10:02:21 06/10/2024
Trò chơi nhập vai đóng giả đồ vật để thử lòng bạn bè, người yêu, nhân viên... đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng trên Tiktok với nhiều clip triệu view.

Hơn 100.000 người Việt check-in tại nơi sở hữu cổng trời đẹp như "tiên cảnh trần gian": Cảnh quan kỳ vĩ, nhiều trải nghiệm ấn tượng

Du lịch

10:02:10 06/10/2024
Một tỉnh của Việt Nam vừa thả hơn 500 triệu con ong để cứu loại quả mà người Trung Quốc lùng mua Việt Nam có loại quả mà Trung Quốc cần tới hơn 1,4 triệu tấn mỗi năm

Dùng búa ché.m anh trai chỉ vì một câu nói

Pháp luật

09:38:25 06/10/2024
Vào khoảng 16h30, ngày 1/10, Chau Lai đang trên đường đi về nhà thì gặp Chau Thương (SN 1978, anh cùng mẹ khác cha với Lai) trong tình trạng say rượu. Lúc này, Thương nói với Lai "Mày giàu rồi không coi tao ra gì".

Joker: Folie à Deux - Hời hợt và thiếu đột phá

Phim âu mỹ

09:31:35 06/10/2024
Là phần tiếp nối của tác phẩm được ca ngợi là tuyệt tác năm 2019, Joker: Folie a Deux được kỳ vọng sẽ là bộ phim xuất sắc tiếp theo về Hoàng tử hề của giới tội phạm.

3 anh tài bị loại trước thềm chung kết 'Anh trai vượt ngàn chông gai' là ai?

Tv show

09:27:52 06/10/2024
Với số điểm hoả lực cá nhân thấp, 2 anh tài nhà Thiếu Nhi và 1 anh tài nhà Tinh Hoa phải nói lời chia tay Anh trai vượt ngàn chông gai .

Sao Việt 6/10: MC Kỳ Duyên gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì 'Chị đẹp'

Sao việt

08:30:48 06/10/2024
MC Kỳ Duyên khoe vóc dáng gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì luyện tập cho chương trình Chị đẹp đạp gió .

Hùng hổ, đạp cửa phòng khách sạn để bắt gian con dâu, nhưng khi nhìn thấy 2 kẻ đang nằm trên giường thì bà tức giận suýt đột quỵ

Góc tâm tình

08:26:52 06/10/2024
Tôi chế.t sững phát hiện con trai mình qua lại với đàn ông. Hóa ra nó giấu tôi cưới vợ là để che giấu bí mật này. Tôi năm nay đã 56 tuổ.i, có một con trai đã lấy vợ được gần hai năm.

Uống nước lá đu đủ hàng ngày có tốt không?

Sức khỏe

08:19:01 06/10/2024
Nước lá đu đủ cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tóc. Các vitamin, khoáng chất trong lá đu đủ, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm giúp nuôi dưỡng da đầu, giúp tóc khỏe mạnh.

Một loại trà có tác dụng tăng cường collagen giúp da Lý Gia Hân căng mọng ở tuổ.i U60

Làm đẹp

08:07:35 06/10/2024
Người đẹp rất chuộng các món soup, trà chứa vi cá, tổ yến có tác dụng tăng cường collagen, nhờ đó làn da cũng thêm căng mọng, săn chắc. Người đẹp còn hay làm món trà long nhãn, táo đỏ giúp an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết.