Vấn đề gì khiến Mỹ đau đầu nhất cho dù là trước hay sau bầu cử Mỹ diễn ra?
Triều Tiên trong thời gian dài đã tiến hành các vụ thử tên lửa khiến thế giới nhiều lần lo lắng.
Theo CNN, trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump, vụ thử tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng diễn ra chỉ 23 ngày sau khi ông nhậm chức. Theo CNN, vào thời điểm đó, Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe đang ngồi ăn tối trên sân thượng trong một câu lạc bộ sang trọng ở Mar-a-Lago, Florida. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tham gia buổi giám sát thử nghiệm tên lửa đạn đạo thành công trong thời gian đó.
Ảnh minh họa. Nguồn: CNN
Bầu cử Mỹ 2020 sắp diễn ra, nếu cựu phó Tổng thống Joseph Biden có thể giành chiến thắng thì các vấn đề về Triều Tiên sẽ đi về đâu trong chính sách của Mỹ?
Theo giới quan sát, các nhận định về Triều Tiên đối với thế giới thật sự khó khăn.
Trong nhiệm kỳ cho dù là thời cựu Tổng thống Barack Obama hay Tổng thống Trump, Chủ tịch Kim Jong-un và các cố vấn của ông được đánh giá là luôn biết cách thu hút sự chú ý của Mỹ. Vì vậy, cho dù là Tổng thống Trump tái đắc cử hay cựu phó Tổng thống Biden giành chiến thắng thì chính sách ngoại giao của Mỹ không thể thiếu vấn đề Triều Tiên.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
Quá trình giải giáp vũ khí Triều Tiên vẫn là một trong số các vấn đề chính sách đối ngoại khó khăn với Mỹ. Kể từ năm 2006, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm thành công 6 thiết bị hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đây là những loại vũ khí mà Chủ tịch Kim nói rằng nó có thể đánh chặn mọi thách thức và đảm bảo sự liên tục của chính quyền.
Tuy nhiên, việc theo đuổi quyết tâm của Triều Tiên đối với những loại vũ khí trên đã khiến nước này phải chịu nhiều áp lực. Bình Nhưỡng liên tục phải chịu các lệnh trừng phạt vì liên quan đến chương trình hạt nhân. Về cơ bản, kinh tế Triều Tiên được đánh giá là chậm phát triển và tác động đến cuộc sống của người dân. Chủ tịch Kim nhiều lần đã đưa ra lời hứa sẽ nỗ lực mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân đất nước.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ đã từng hi vọng rằng các trừng phạt sẽ đưa Triều Tiên và đặc biệt là Chủ tịch Kim vào vòng đàm phán. Tổng thống Trump đã kỳ vọng có thể trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên cùng ngồi đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Và điều đó đã trở thành hiện thực.
Tổng thống Turmp từng mong muốn một thỏa thuận lớn có thể khiến Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân. Đổi lại, Mỹ sẽ nới lỏng các trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, theo CNN, Chủ tịch Kim chỉ sẵn sàng đóng cửa khu hạt nhân lớn nhất Triều Tiên là Yongbyon.
Theo cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, tín hiệu này không đủ đối với Tổng thống Trump.
“Có nhiều cơ hội thông qua thượng đỉnh hai bên giữa các nhà lãnh đạo nhưng lại không giải quyết được nhiều vấn đề”, Markus Garlauskas – cựu tình báo quốc gia đối với Triều Tiên tại Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ nói.
Ông Garlauskas đã chứng minh rằng điều này không hề thiếu tín hiệu trao đổi giữa các nhà lãnh đạo cho vấn đề Triều Tiên. Nhưng mọi thứ vẫn chưa được giải quyết.
“Rào cản cơ bản là Bình Nhưỡng không sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân”, ông nhấn mạnh.
Đối thoại sớm và thường xuyên
Cho đến hiện tại, chính quyền Tổng thống Trump vẫn xem gặp gỡ thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên là một chiến thắng. Đó là bởi vì kể từ tháng 11/2017, Chủ tịch Kim không hề thử nghiệm bất kỳ vũ khí hạt nhân hay tên lửa tầm xa nào.
Trong thượng đỉnh đầu tiên, ông Trump và ông Kim đã được thỏa thuận ngầm rằng miễn là các đàm phán vẫn diễn ra, Triều Tiên không thử ICBM hay bom hạt nhân nào cả. Ngược lại, Tổng thống Trump sẽ giảm số lượng các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc. Các cuộc tập trận được đánh giá là sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các xung đột diễn ra nhưng Bình Nhưỡng lại xem là thách thức đối với quốc gia.
Ông Joseph Yun – đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Triều Tiên trong chính quyền cựu Tổng thống Obama và Tổng thống Trump nói rằng điều quan trọng phải có định hướng đúng ngay từ đầu trong chính sách ngoại giao với Triều Tiên.
“Chúng ta có thể gửi thông điệp đến Triều Tiên và ngỏ ý muốn đàm phán và chuẩn bị cho cuộc đàm phán. Tuy nhiên, đến hiện tại, hãy cho chúng tôi thêm thời gian và không nên thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra nào”, ông Yun nhấn mạnh.
Mỗi ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng năm nay đều có ưu nhược điểm riêng. Quan hệ của Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể đã khiến căng thẳng bán đảo Triều Tiên giảm nhiệt nhưng cam kết của ông về phi hạt nhân được cho là không hề thực tế.
Theo CNN, về cơ bản, cả Tổng thống Trump và cựu phó Tổng thống Biden đều gặp nhiều thách thức đối với vấn đề của Triều Tiên. Bằng cách nào để khiến Triều Tiên có thể chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo?
Cho đến nay vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác.
Nước mắt Kim Jong-un có thể là 'món quà tháng 10' cho Trump
Phát biểu thừa nhận khó khăn của Kim Jong-un xuất hiện đúng lúc Tổng thống Trump cần những thông tin tích cực nhất trước thềm bầu cử Mỹ.
Trong bài phát biểu hôm 10/10, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gạt nước mắt, xin lỗi người dân cả nước vì không thể xây dựng được một nền kinh tế tốt hơn. Biểu hiện hiếm hoi này của Kim Jong-un là tín hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Triều Tiên dường như đã phát huy tác dụng và nó có thể là "món quà tháng 10" dành cho ông chủ Nhà Trắng, giới quan sát đánh giá.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khóc khi phát biểu trước lễ duyệt binh hôm 10/10. Ảnh: Yonhap.
Video xuất hiện hồi cuối tuần trước quay lại cảnh Kim Jong-un rơi lệ trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, trước hàng nghìn binh sĩ và người dân. Ông nói cảm thấy "xấu hổ" vì không thể trả ơn người dân bằng sự thịnh vượng kinh tế của Triều Tiên.
Tổng thống Trump là người đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn lên Triều Tiên và thuyết phục Bắc Kinh, đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, tham gia vào một chiến lược gây sức ép dài hơi nhằm buộc Triều Tiên đàm phán phi hạt nhân hóa.
Các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổ vỡ từ đầu năm 2019, nhưng một số quan chức Mỹ đánh giá rằng những khó khăn kinh tế của Triều Tiên có thể khiến Kim Jong-un không còn lựa chọn nào khác là nhượng bộ các yêu cầu từ Tổng thống Trump.
Năm 2012, Kim Jong-un tuyên bố sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân của đất nước song song với phát triển kinh tế. Nhưng trong cuộc duyệt binh hôm 10/10 với màn phô diễn những tên lửa mới và những giọt lệ rơi xuống khi ông nhận trách nhiệm về tình hình kinh tế tồi tệ của đất nước, có thể thấy lãnh đạo Triều Tiến mới chỉ đạt được mục tiêu đầu tiên.
Theo các chuyên gia chính sách đối ngoại, các biện pháp trừng phạt mạnh tay từ Mỹ và việc Kim Jong-un quá tập trung vào vũ khí hạt nhân đã gây tổn hại cho nền kinh tế Triều Tiên. Việc ông khóc tại một sự kiện quy mô như buổi duyệt binh hôm 10/10 có thể được diễn giải là lãnh đạo Triều Tiên đã hối tiếc vì ưu tiên vũ khí hơn kinh tế, đặc biệt dưới áp lực từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trump.
"Điều quan trọng là phải xem vì sao ông ấy khóc tại một sự kiện như vậy", Hong Min, chuyên gia cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, chia sẻ với báo Korea Times. "Đằng sau thông điệp, mọi người có thể cảm nhận rằng Kim Jong-un đang chịu rất nhiều áp lực với vai trò lãnh đạo của mình".
"Trong bài diễn văn, ông đã dùng những cụm từ như 'những thách thức nghiêm trọng', 'vô số thảm cảnh' và 'những thảm họa chưa từng có tiền lệ trong lịch sử'. Điều này cho thấy ông ấy đang trải qua một giai đoạn điều hành đất nước thực sự khó khăn", Hong Min nói thêm.
Đây không phải lần đầu tiên thông tin về việc Kim Jong-un thất vọng trước thất bại kinh tế của đất nước xuất hiện. Hồi tháng 5/2018, báo Nhật Bản Asahi Shimbun dẫn lời một người đào tẩu Triều Tiên giấu tên nói lãnh đạo Kim Jong-un từng được nhìn thấy rơi lệ vì không thể khởi động nền kinh tế đất nước.
Các lệnh trừng phạt đã làm chậm những dự án xây dựng hoành tráng và kế hoạch thương mại quốc tế mà lãnh đạo Triều Tiên công bố hồi năm 2012.
Một số nhà phân tích chính sách đối ngoại và người ủng hộ Trump cho rằng phút thể hiện cảm xúc hiếm hoi ở Kim Jong-un, một lãnh đạo lâu nay vẫn xây dựng hình ảnh mạnh mẽ, đã truyền đi tín hiệu rằng những nỗ lực trừng phạt của Tổng thống Trump đang phát huy tác dụng và Triều Tiên sẽ sẵn sàng nhượng bộ trước yêu cầu giải trừ hạt nhân từ Mỹ.
Joseph Yun, cựu đặc phái viên của Mỹ về chính sách Triều Tiên, hiện là thành viên Viện Hòa bình Mỹ, nhận định Trump và Kim có thể đạt được một thỏa thuận nhỏ nhưng với tính cách của Tổng thống Mỹ, ông có lẽ luôn muốn "những thỏa thuận lớn".
Nóng: Ảnh vệ tinh phát hiện điều Kim Jong-un không muốn thế giới biết Hình ảnh vệ tinh phát hiện nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang cho xây dựng một cơ sở đồ sộ bên ngoài Bình Nhưỡng, dường như ông đang lên kế hoạch tăng cường dự trữ vũ khí hạt nhân, theo Express. Hình ảnh vệ tinh cho thấy những gì dường như là một tổ hợp rộng lớn với các tòa nhà...