Vấn đề chống khủng bố: Đức bắt giữ một công dân có liên quan đến IS
Các công tố viên Đức ngày 16/11 cho biết đã bắt giữ một phụ nữ mang quốc tịch Đức trở về từ Syria, do tình nghi đối tượng có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo văn phòng công tố liên bang Đức, đối tượng trên có tên là Nasim A. (Na-xim A), đã bị Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất cùng một phụ nữ khác. Khi đáp xuống sân bay Frankfurt vào tối 15/11, đối tượng đã lập tức bị bắt giữ.
Các tay súng IS tại thành phố Raqa, Syria, ngày 30/6/2014. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bên công tố cáo buộc Nasim A. là thành viên của tổ chức khủng bố ở nước ngoài. Theo đó, Nasim A. bị tình nghi đã tới Syria vào cuối năm 2014 để sinh sống tại vùng lãnh thổ do IS kiểm soát. Đối tượng đã kết hôn với một tay súng IS vào đầu năm 2015 rồi định cư ở Iraq. Cặp đôi này sau đó quay về Syria, trước khi Nasim A. bị lực lượng an ninh người Kurd (Cuốc) bắt giữ vào đầu năm nay.
Video đang HOT
Dự kiến đối tượng này sẽ xuất hiện trước Tòa án liên bang Đức trong ngày 16/11.
Thổ Nhĩ Kỳ đã giam giữ hàng trăm tay súng là những nghi can khủng bố thuộc IS và đã bắt giữ thêm 287 tay súng khác trong chiến dịch tấn công ở phía Đông Bắc Syria đầu tháng 10 vừa qua. Mới đây, Ankara tuyên bố sẽ hồi hương các phần tử IS bị bắt giam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phần lớn các đối tượng này đến từ châu Âu.
Đầu tuần này, Ankara bắt đầu trục xuất một đối tượng người Đức và một đối tượng người Mỹ, đồng thời thông báo sẽ trục xuất 23 đối tượng là công dân các nước châu Âu gồm Ireland, Đức, Pháp và Đan Mạch trong những ngày tới.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Quả đấm thép chống khủng bố của Nga
Nếu được yêu cầu kể tên một đơn vị chống khủng bố ở Nga, hầu hết mọi người đều có thể nghĩ về lực lượng "Alpha" của Tổng cục An ninh Liên bang.
Alpha từng tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1993, vụ bao vây nhà hát Dubrovka, cuộc khủng hoảng con tin trường học Beslan năm 2004, cũng như được huy động xử lý những vụ việc lớn và nhạy cảm khác. Song, Alpha không đối phó với vấn đề khủng bố ở Nga. Thay vào đó, trách nhiệm này thuộc về Lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh (SOBR).
Các thành viên SOBR đang làm nhiệm vụ. Ảnh: National Interest
Cũng như các lực lượng đặc nhiệm khác ở châu Âu, quá trình hình thành SOBR bắt đầu vào những năm 1970 sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào Thế vận hội Munich (Đức) năm 1972. Để đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Mùa hè 1980 tại thủ đô Mát-xcơ-va, một đơn vị đặc biệt được thành lập vào năm 1978 đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ mang tên OMON. Nhân sự của OMON đến từ lực lượng cảnh sát Nga và trải qua quá trình lựa chọn khắt khe, theo đó ưu tiên những người từng là lính nhảy dù. Dù được xem là thành công tại Thế vận hội Mùa hè 1980 nhưng quy mô OMON đã giảm 30% sau sự kiện này do Liên Xô không cần có một đơn vị chuyên biệt như vậy. Năm 1987, để đối phó với tình hình căng thẳng sắc tộc và tội phạm gia tăng, OMON được tái lập, với nhiều sư đoàn đóng tại các thành phố và khu vực.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, hàng loạt đơn vị SOBR được thành lập để chống tội phạm có tổ chức. Nhân sự của SOBR được rút ra từ các đơn vị OMON chủ chốt và phải trải qua bài kiểm tra về tâm lý trước khi gia nhập. Họ được huấn luyện kỹ năng bắn súng, chiến đấu tay đôi cũng như chiến đấu trong khu đô thị. Các nhóm tấn công thì được trang bị khiên chắn đạn, súng trường, súng lục và tiểu liên. Trong khi đó, OMON vẫn tồn tại độc lập.
Dù ban đầu được giao nhiệm vụ chống tội phạm có tổ chức nhưng SOBR lại là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố đến từ Chechnya và Dagestan, từng tham gia giải cứu con tin tại Mineralnye Vody, Makhachkala, bệnh viện Budyonnovsk...Nhiều sĩ quan SOBR sau những hoạt động này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.
Năm 2016, Bộ Nội vụ trao quyền kiểm soát SOBR cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Khi ấy, SOBR có tất cả 78 đơn vị với khoảng 5.200 người.
Với sự góp mặt của các đơn vị tinh nhuệ thuộc SOBR và OMON, Vệ binh Quốc gia Nga thực sự là quả đấm thép chống khủng bố của Tổng thống Vladimir Putin.
TRÍ VĂN (Theo National Interest)
Theo baocantho.com.vn
Xả súng tại thánh đường của người Do Thái ở Đức, nhiều người chết Cảnh sát Đức đang truy tìm kẻ nổ súng tại thánh đường Do Thái ở thành phố Halle, phía đông nước Đức. Nghi phạm được cho là cũng ném lựu đạn vào một nghĩa trang của người Do Thái. Theo Mirror, ít nhất hai người chết và nhiều người khác bị thương khi một tay súng bắn vào những người đi đường cạnh...