Vấn đề Biển Đông sẽ lại ‘phủ bóng’ Đối thoại Shangri-La
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông dự kiến sẽ “phủ bóng” Đối thoại Shangri-La, khai mạc tại Singapore ngày 3.6, giữa lúc tòa án quốc tế sắp ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc xây đường băng phi pháp trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ảnh vệ tinh chụp tháng 1.2016. REUTERS/CSIS
Giới chuyên gia và truyền thông sẽ tập trung vào bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
“Những chính sách của Thái Lan phần nào phản ánh được tình hình trong khu vực”, Reuters dẫn lời ông Tim Huxley, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, trụ sở ở Anh), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La.
“Các nước trong khu vực vừa muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, vừa muốn thắt chặt quan hệ với phương Tây và họ có lý do để cẩn trọng trước những hành động của Trung Quốc trong khu vực”, ông Huxley nói.
Video đang HOT
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ có bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 2016, khai mạc tại Singapore vào ngày 3.6. REUTERS
Trở lại vụ kiện của Philippines, các chuyên gia nhận định Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết thiên về phía Philippines, theo đó tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc – bao phủ 80% Biển Đông – là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Ông Greg Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), cảnh báo việc Trung Quốc đang cố gây áp lực với các nước để họ không công khai chống lại Bắc Kinh tại Đối thoại Shangri-La, tránh những chỉ trích từ phương Tây.
Trung Quốc thời gian qua tăng cường xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để củng cố tuyên bố “đường lưỡi bò”, tuyên bố EEZ (370 km) và lãnh hải (12 hải lý hay 22 km) quanh những đảo nhân tạo này. Bắc Kinh còn xây đường băng, cơ sở quân sự và điều máy bay quân sự ra đảo nhân tạo. Mỹ cáo buộc động thái này của Bắc Kinh là nhằm quân sự hóa Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông, các lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên; những tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á, an ninh mạng sau những vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều ngân hàng từ Bangladesh cho đến Ecuador.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tổng thống tân cử Philippines đổi giọng, muốn quan hệ thân thiện với Trung Quốc
Ông Rodrigo Duterte, Tổng thống tân cử Philippines cho biết muốn thúc đẩy mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh về những tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng thống tân cử Philippines, Rodrigo Duterte được những người ủng hộ vây quanh chụp ảnhAFP
"Mối quan hệ chưa bao giờ trở nên nguội lạnh như bây giờ, nhưng tôi sẽ thân thiện với tất cả mọi người", ông Rodrigo Duterte, người vừa đắc cử tổng thống Philippines nói với các nhà báo ngày 15.5 ở thành phố Davao khi được hỏi về sự khác biệt trong chính sách của ông và Tổng thống sắp mãn nhiệm đối với Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết trong 6 năm qua dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Benigno Aquino III, xuất phát từ tranh chấp ở Biển Đông, theo AFP.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm 2012. Để đối phó với sự lấn át của Bắc Kinh, Manila cầu viện Washington và áp dụng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, trong đó có việc khởi kiện Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế.
Tổng thống Aquino từ chối đối thoại trực tiếp với Trung Quốc vì lo ngại với lợi thế của một cường quốc kinh tế và quân sự, Bắc Kinh sẽ chèn ép Manila. "Không có gì để đối thoại với Trung Quốc" là những câu nói mà ông Aquino luôn sử dụng để giải thích cho chiến lược của Manila với Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp giới báo chí hôm 15.5, ông Duterte cho biết không như người tiền nhiệm, ông sẽ đối thoại trực tiếp với Trung Quốc. "Nếu con thuyền thương lượng không có gió để đẩy nó đi, tôi sẽ quyết định đối thoại trực tiếp với Trung Quốc", ông Duterte, người sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 6.2016, nói.
Hải quân Philippines cắm quốc kỳ trên một mỏm đá ở bãi cạn Scarborough. REUTERS
Bắc Kinh lâu nay chỉ muốn đàm phán song phương với các nước có tranh chấp ở Biển Đông, không chấp nhận đàm phán đa phương và thông qua bên thứ ba, để dễ bề gây áp lực lên các nước yếu hơn.
Ông Duterte, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tuần trước, từng tuyên bố trong thời gian vận động tranh cử "sẽ không nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề chủ quyền". Tuy nhiên sau khi đắc cử, ông lại nói sẵn sàng nhượng bộ Bắc Kinh để cùng khai thác vùng biển mà 2 bên tranh chấp, theo The Standard.
Hôm nay 16.5, ông Duterte sẽ gặp gỡ 3 đại sứ của 3 nước gồm Trung Quốc, Nhật và một nước nữa nhưng không được tiết lộ. Ông cũng nói chắc chắn không có đại sứ của Mỹ tham gia cuộc họp này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc bực tức yêu cầu Anh, Mỹ ngưng can thiệp vào Biển Đông Ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, tỏ ra giận dữ khi các chính trị gia và truyền thông Anh, Mỹ bày tỏ quan điểm của họ đối với tranh chấp ở Biển Đông, đa phần là chỉ trích Bắc Kinh gây hấn. Tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông. Hải quân Mỹ "Vấn đề Biển Đông đang được...