Vấn đề biến đổi khí hậu bao trùm ngày thứ 2 của Hội nghị G7
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết thắt chặt các tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngày 8/6, Hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, bước sang ngày họp thứ 2 và cũng là ngày họp cuối cùng. Vấn đề biến đổi khí hậu là nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo G7 tại ngày họp thứ 2. Bên cạnh đó, ngày 8/6, lãnh đạo G7 cũng tiến hành đối thoại mở rộng với các đại diện đến từ châu Phi và Arab, trong đó có nội dung về y tế và chống khủng bố.
Biến đổi khí hậu là chủ đề quan trọng của Hội nghị G7 (ảnh minh họa: ITN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết thắt chặt các tiêu về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại ngày họp cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G7 ở lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, Thủ tướng Đức Merkel bày tỏ hi vọng sẽ làm sống lại các tiêu chí xanh thông qua việc thúc giục các quốc gia công nghiệp G7 nhất trí với các mục tiêu phát thải cụ thể, trước Hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc, dự kiến diễn ra tại Paris vào cuối năm nay.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, người sẽ chủ trì Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vào cuối năm nay, cũng đang tìm kiếm một cam kết đầy tham vọng từ các nước G7 nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050. Ông Hollande cũng muốn thúc đẩy một cam kết tài chính nhằm hỗ trợ các quốc gia nghèo chuyển đối lĩnh vực năng lượng, góp phần làm giảm lượng khí thải cácbon.
Trước đó, Nhật Bản cũng cho biết sẽ ủng hộ các nước G7 trong việc thiết lập mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Thủ tướng Cadana Stephen Harper có chấp nhận các mục tiêu về khí hậu mà các nhà lãnh đạo Đức và Pháp mong muốn hay không.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Thủ tướng Cadana, ông Stephen Lecce cho biết, nước này ủng hộ một thỏa thuận tại Paris, song thỏa thuận này cần phải bao gồm cam kết cắt giảm khí thải từ tất cả các nước.
Trước đó, trong ngày họp đầu tiên, các nhà lãnh đạo G7 đã tiến hành thảo luận một số chủ đề bao gồm kinh tế; thương mại và các tiêu chuẩn; chính sách an ninh và đối ngoại. Hai nội dung khủng hoảng nợ của Hy Lạp và vấn đề Ukraine, tuy không phải là nội dung chính, song được hầu hết các nhà lãnh đạo G7 đề cập đến trong các phát biểu của mình.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga, Thủ tướng Đức Angerla Merkel và Tổng thống Mỹ Obama cho biết sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt Moscow nếu Thoả thuận hoà bình Minsk được triển khai theo đúng kế hoạch.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Merkel nói: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ gửi một tín hiệu thống nhất. Các biện pháp trừng phạt sẽ không chấm dứt mà sẽ được sử dụng khi cần thiết. Chúng tôi luôn nói rằng việc gia hạn thêm hoặc tạm dừng các biện pháp trừng phạt phụ thuộc vào việc thự thi thỏa thuận Minsk.”
Về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker kêu gọi Hy Lạp nhanh chóng đưa ra những đề xuất cải cách mới, đồng thời cho biết ông sẽ gặp Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vào giữa tuần tới để thảo luận về khủng hoảng nợ của Athens. Hội nghị G7 dự kiến sẽ bế mạc chiều 8/6 (theo giờ địa phương) với một tuyên bố chung./.
Lệ Chi Tổng hợp
Theo_VOV
Nga, Pháp, Đức và kế hoạch hòa bình cho Ukraine
- Tại hội nghị quốc tế về an ninh ở Munich, tướng Mỹ hô hào cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Sau khi đến Ukraine giới thiệu với Tổng thống Petro Poroshenko sáng kiến hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay sang Nga.
Hội đàm không có tuyên bố chung
Báo Le Monde (Pháp) nhận định chuyến du thuyết hòa bình của Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel tại Nga vẫn còn dang dở. Đêm 6-2 (giờ địa phương), hai nhân vật này đã ra sân bay rời Moscow (Nga) sau năm tiếng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin ở điện Kremlin về khủng hoảng Ukraine.
Đây là cuộc hội đàm rất đặc biệt, thế nhưng hội đàm kết thúc mà không có tuyên bố chung nào được công bố. Thông tin chi tiết về cuộc hội đàm cũng không được tiết lộ.
Báo chí quốc tế đưa tin trong cuộc hội đàm ba bên giữa Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel, kết quả đạt được là các bên đã nhất trí soạn thảo một kế hoạch hòa bình mới cho miền Đông Ukraine.
Theo người phát ngôn của tổng thống Nga, hội đàm đã đạt được nhất trí về một kế hoạch chung bao gồm sáng kiến hòa bình của Pháp và Đức đề xuất, các điều kiện được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nêu ra trong hội đàm với tổng thống Pháp và thủ tướng Đức tối 5-2 ở Kiev và các yêu cầu do tổng thống Nga đưa ra.
Người phát ngôn giải thích: "Vào lúc này, công việc đang làm là chuẩn bị văn bản về một tài liệu chung về thực thi thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Tài liệu này sẽ ghi nhận các đề nghị của tổng thống Ukraine và các đề nghị đã được Tổng thống Putin chỉnh sửa hôm nay".
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Franois Hollande (từ trái sang) trong cuộc hội đàm ba bên về Ukraine ở Moscow tối 6-2. Ảnh: AP
Pháp và Đức nói gì?
Người phát ngôn của chính phủ Đức Steffen Seibert xác nhận tuyên bố nêu trên của người phát ngôn tổng thống Nga.
Báo Le Figaro (Pháp) tiết lộ thỏa thuận hòa bình mới sẽ được soạn thảo chủ yếu dựa theo thỏa thuận hòa bình 12 điểm đã được các bên tham chiến ở miền Đông Ukraine ký kết ở Minsk (Belarus) hồi tháng 9-2014.
Ngày 7-2, từ Pháp, Tổng thống Franois Hollande đã nhắc đến cuộc hội đàm với tổng thống Nga về Ukraine. Ông nói: "Tôi nghĩ đây là một trong những cơ hội cuối cùng... Nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài, chúng ta hoàn toàn biết rõ kịch bản. Đó sẽ là chiến tranh".
Sau khi rời Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay về Đức tham dự hội nghị quốc tế về an ninh lần thứ 51 ở Munich.
Ngày 7-2, bà phát biểu: "Không chắc các cuộc thảo luận (về sáng kiến hòa bình Pháp-Đức về Ukraine) sẽ đạt được mục đích... nhưng chúng tôi chia sẻ với Tổng thống Franois Hollande quan điểm rằng điều này cũng cứ thử".
Bà nhấn mạnh: "Cuộc hội đàm tại Moscow về giải quyết khủng hoảng ở Ukraine có ý nghĩa... Khủng hoảng này không thể được giải quyết bằng quân sự. Phải triển khai các bước vận động căn cứ theo thỏa thuận Minsk".
Tướng Mỹ muốn dùng vũ lực
Hội nghị quốc tế về an ninh lần thứ 51 khai mạc ngày 6-2 tại khách sạn Bayerischer Hof ở Munich (Đức). Hơn 20 nguyên thủ quốc gia và khoảng 60 bộ trưởng tham dự hội nghị.
Hội nghị tập trung thảo luận về khủng hoảng Ukraine và Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Tại hội nghị, ngày 7-2, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định: "Chúng tôi mong muốn xây dựng an ninh ở châu Âu chung với Nga chứ không phải chống lại Nga".
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong khuôn khổ hội nghị, tướng Mỹ Philip Breedlove, tư lệnh NATO ở châu Âu, lại tuyên bố NATO không loại trừ sử dụng kịch bản quân sự để tái lập hòa bình tại vùng Donbass (miền Đông Ukraine).
Tướng Philip Breedlove giải thích trong trường hợp sử dụng vũ lực, NATO loại trừ khả năng mở chiến dịch hành quân trên bộ mà chỉ chú trọng cung cấp vũ khí và thiết bị chiến tranh cho quân đội Ukraine. Ông đánh giá không thể chấp nhận kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine của Tổng thống Putin.
Reuters nhận định ở góc độ nào đó, tuyên bố của tướng Mỹ Philip Breedlove đã phản ánh phản ứng của Washington sau cuộc hội đàm ba bên của Nga-Pháp-Đức ở Moscow.
Báo Le Figaro (Pháp) tiết lộ Tổng thống Nga Putin là người đưa dự thảo thỏa thuận hòa bình mới cho Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Kế tiếp, hai nhân vật này đã cùng Mỹ xem xét lại dự thảo thỏa thuận. Sau đó dự thảo thỏa thuận đã được chỉnh sửa trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko với Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tối 5-2 ở Kiev. Cuối cùng, Tổng thống Franois Hollande và Thủ tướng Angela Merkel mang dự thảo thỏa thuận sang Moscow thảo luận với Tổng thống Putin lần cuối cùng hôm 6-2. Cũng theo báo Le Figaro, Ukraine lo ngại dự thảo thỏa thuận hòa bình mới do Nga phác thảo có thể sẽ có lợi cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine vì Nga bị mang tiếng đã ủng hộ lực lượng ly khai. Thế nhưng cuối cùng mọi lo ngại đều được giải tỏa.
Theo NTD
Thủ tướng Đức muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc? Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tổ chức hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới đất nước châu Á, với các chủ đề kinh tế và thương mại được ưu tiên trong nghị trình của bà. BBC cho biết, Trung Quốc và Đức là các đối tác thương mại quan trọng của nhau....