Vẫn còn vướng mắc với chứng minh thư 12 số
Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) cho biết nhiều cơ quan hành chính đã nhất trí giao dịch chứng minh thư mới với 12 số, song còn một số ngân hàng gây phiền hà.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ. Ảnh: Việt Dũng.
- Thưa thiếu tướng, ngày 1/4 tới Hà Nội và 14 tỉnh thành khác triển khai cấp chứng minh thư mới 12 số, vậy chứng minh thư cũ với 9 số sẽ giải quyết như thế nào?
- Năm nay sẽ làm 24 triệu chứng minh tại Hà Nội, 14 tỉnh và dự kiến năm 2017 sẽ xong. Chứng minh mới cấp cho người đến tuổi và những ai có nhu cầu cấp lại. Hiện trong hệ thống quản lý tồn tại song song hai chứng minh loại 9 và 12 số, đều có giá trị như nhau. Tuy nhiên với công dân thì mỗi người chỉ được dùng một loại.
- Hiện vẫn còn những vướng mắc giữa chứng minh thư 9 và 12 số khi công dân đến giao dịch tại ngân hàng, các thủ tục hành chính khác. Bộ Công an đã làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Chúng tôi đã có hai thông báo gửi các ngân hàng và Bộ Tài nguyên Môi trường về việc chứng minh thư mới có 12 chữ số. Ngân hàng và các ngành khác không thể “đẻ” ra thủ tục xác nhận để gây phiền hà cho dân. Chứng minh do Bộ Công an cấp và công an chịu trách nhiệm đảm bảo về giá trị đích thực của nó.
Hiện nay một số ngân hàng, ngành hàng không, tài nguyên môi trường đều đồng ý giao dịch với chứng minh thư mới. Tuy nhiên, cá biệt vẫn còn một số ngân hàng yêu cầu phải xác nhận hai số là một.
Với 9 số chứng minh thư đã ghi trong hộ khẩu, tốt nhất công dân ra trình báo với cảnh sát khu vực để điều chỉnh trong sổ rồi đóng dấu chèn lên số đó hoặc chỉ cần đưa chứng minh thư mới ra.
Video đang HOT
Số chứng minh thư được ghi trong nhiều giấy tờ quan trọng của công dân.
- Vậy chứng minh thư mới có ưu điểm gì thưa ông?
- Chứng minh mới không làm giả được và sẽ không có chuyện một người có 2-3 số chứng minh. Ví dụ, anh từ TP HCM ra Hà Nội làm chứng minh đến khi anh đi nơi khác thì trên hệ thống cơ sở dữ liệu vẫn lưu giữ số đó. Anh chỉ có một số chứng minh, không thể mượn tên người khác.
Việc cấp lại chứng minh không nhất thiết phải đến cơ quan công an làm, bởi cơ sở dữ liệu trên tàng thư đã có hết rồi. Ví dụ, anh ở TP HCM khi mất chứng minh thư có thể gọi điện về quê để làm giúp, trong khi công nghệ cũ anh phải đến lăn vân tay.
Tháng 10 tới, Bộ Công an sẽ trình số định danh cá nhân. Quan trọng nhất là không tràn số, trùng, lẫn và phân biệt giới tính, ngày tháng năm sinh. Theo trình tự số định danh sẽ là: thế kỷ, nơi sinh, nam nữ, tuổi.
- Theo đề xuất của Bộ Công an, trẻ em từ khi sinh ra đã có mã số định danh. Tuy nhiên đến 14 tuổi, trẻ mới được cấp chứng minh thư. Vậy dữ liệu cá nhân của họ suốt 14 năm qua dùng để làm gì?
- Khi trẻ sinh ra, sẽ được cơ quan chức năng ghi nhận ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên bố, mẹ… Chỉ thiếu trường thông tin là đặc điểm vân tay, nhận dạng và sẽ được bổ sung khi làm chứng minh thư. Tất cả những dữ liệu này sẽ được lưu trong tàng thư nhằm đảm bảo bí mật đời tư của công dân, Công an chịu trách nhiệm quản lý.
Chúng tôi mới trình dự án Luật Căn cước công dân để cụ thể hoá giá trị pháp lý của chứng minh thư. Tại nhiều cuộc họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội, có ý kiến nên đổi thành thẻ căn cước công dân. Đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tư pháp tính lại việc sinh ra là cấp căn cước.
Bộ Công an đã trình Chính phủ hai lộ trình. Một là khi trẻ 6 tuổi thì thêm ảnh vào cơ sở dữ liệu và đến khi đủ tuổi làm chứng minh sẽ thêm vân tay, nhận dạng. Bởi ở tuổi này, ngoại hình tương đối ổn định, đặc biệt là vân tay. Do khuôn mặt có nhiều thay đổi theo thời gian nên Bộ Công an quy định người dưới 55 tuổi thì sau 15 năm phải đổi chứng minh thư. Người 55 tuổi trở lên thì không cần.
Theo đề án quản lý dân cư mà Bộ Công an đã trình Chính phủ, từ nay đến 1/1/2016, Bộ Công an chịu trách nhiệm dữ liệu về từng trẻ sơ sinh, sau 2016 sẽ do Bộ Tư pháp đảm nhận. Khi cha mẹ đến làm khai sinh thì Bộ này sẽ áp dụng số định danh đó cho trẻ, tuy nhiên mã số này do Bộ Công an trực tiếp quản lý.
Nếu theo như kết luận của Chủ tịch Quốc hội thì không tính 2016 nữa, khi trẻ sinh ra sẽ do Bộ Công an làm, sẽ không phải có giấy khai sinh nghĩa là khi trẻ sinh ra Bộ sẽ cấp luôn cho một mã số đó và sẽ sử dụng đến suốt đời.
Việt Dũng
Theo TNO
Bác đơn của ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng
Với cương vị là người bị hại, ông Vươn đã nhiều lần đâm đơn kiện UBND huyện Tiên Lãng về việc huyện này ra quyết định thu hồi đất trái luật gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với gia đình nhưng qua 2 vòng xét sử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa Hải Phòng tuyên bác đơn khởi kiện, buộc ông Vươn phải nộp 23 triệu đồng tiền "thua kiện"
Sáng nay (26/3/2014) Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử công khai vụ án ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện UBND huyện về những thiệt hại do quyết định thu hồi đất trái luật của UBND huyện gây ra với ông.
Trước đó, vào ngày 30/10/2013 Tòa án huyện Tiên Lãng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này. Sau ngày xét xử, Tòa án Tiên Lãng ra bản án số 01/2013/HC-ST bác bỏ mọi kiến nghị của gia đình ông Vươn. Không đồng tình với bản án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên, ông Vươn đã làm đơn kháng cáo.
Do đang trong quá trình thụ án, ông Vươn tiếp tục ủy quyền cho ông Vũ Văn Luân - Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng tham gia trong suốt phiên xét xử phúc thẩm. Đại diện người bị kiện cho UBND huyện Tiên Lãng là ông Bùi Văn Dũng - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng.
Quang cảnh phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng.
Trình bày trước tòa, ông Luân giữ nguyên các yêu cầu, đề nghị tòa xem xét giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của ông Vươn theo Điều 45, 46, 47 luật này, bao gồm: thiệt hại về giá trị quyền sử dụng đất, tài sản có trên đất (cây cối, hoa màu...); thiệt hại về vật chất gián tiếp là các khoản vay tín dụng của ông Vươn để xây dựng đầm, thù lao cho người ủy quyền theo kiện cho ông Vươn; thiệt hại về thu nhập do ông Vươn không đầu tư nuôi trông thủy sản khi có thông báo dừng đầu tư và quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiến Lãng; thiệt hại về tinh thần do tâm lý gia đình hoang mang khi nhận Thông báo dừng đầu tư và Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng; việc vi phạm pháp luật do quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Vươn...
Theo thống kê của ông Luân, tổng thiệt hại và yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng bồi thường trên 40 tỷ đồng.
Đại diện UBND huyện Tiên Lãng, ông Bùi Văn Dũng cho rằng, UBND huyện Tiên Lãng sau khi căn cứ vào các quy định của pháp luật, các thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính xét thấy yêu cầu, kiến nghị của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không có căn cứ để bồi thường.
Sau phần xét hỏi, phiên tòa bước sang phần tranh tụng. Tại phần tranh tụng, ông Luân vẫn giữ nguyên quan điểm bảo vệ của mình. Ông Luân đề nghị UBND huyện tiên Lãng phải có trách nhiệm giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật... Còn ông Dũng đại diện cho UBND huyện Tiên Lãng vẫn không có ý kiến gì thêm, vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.
Kết thúc phần tranh tụng, Hội đồng xét xử tuyên bác bỏ toàn bộ các kháng cáo, yêu cầu bồi thường của gia đình ông Vươn với lý do các yêu cầu đó không có căn cứ, giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm số 461 mà Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử trước đó. Về án phía tại tòa Phúc thẩm, gia đình ông Vươn không phải nộp án phí theo quy định, buộc ông Vươn phải nộp hơn 23 triệu đồng tiền "thua kiện".
Theo Khampha
Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài nguyên Đà Nẵng khẳng định sẽ kiện Bộ Tài nguyên Môi trường và Thủy điện Đăk Mi 4 ra tòa, nếu không sửa Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng khẳng định, cơ sở cho việc khởi kiện này là việc Bộ lập quy trình vận hành hồ chứa...