Vẫn còn người mắc kẹt trong vụ sập giàn giáo công trình 17 tầng
Chiều 10/7, Đại tá Lê Tấn Bửu – Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM – đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về công tác cứu hộ vụ sập giàn giáo công trình tòa nhà 17 tầng (đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM) xảy ra sáng nay.
Đại tá Bửu cho biết, Phòng Cảnh sát PCCC quận 7 (thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM) nhận được tin báo sập giàn giáo và yêu cầu cứu hộ lúc 8 giờ sáng 10/7.
Hiện trường vụ sập giàn giáo
Khi lực lượng chữa cháy quận 7 đến nơi, do hiện trường và quy mô sự cố quá lớn nên quận 7 đã xin chi viện từ Trung tâm chỉ huy. Lúc này Trung tâm đã điều thêm Phòng Cứu nạn – cứu hộ và các Phòng chuyên môn khác đến hiện trường, cùng thực hiện việc ứng cứu.
Lính cứu hộ triển khai công tác cứu người
Khi lực lượng chuyên nghiệp đến nơi thì các công nhân tại đây đã đưa được 4 người ra ngoài chuyển vào bệnh viện cấp cứu.
Lúc này bên dưới khối sắt thép, bê tông khổng lồ vẫn còn 3 người đang bị vùi lấp. Ngay lập tức, Phòng Cứu nạn – cứu hộ đã triển khai đồng loạt các phương án để cứu người.
Bê tông ướt và sắt thép ngổn ngang cản trở công tác cứu hộ
Nhiều máy móc trang thiết bị được đưa vào hiện trường để triển khai công tác cứu người một cách nhanh nhất.
Đến trưa cùng ngày, lính cứu hộ đã đưa được 2 người ra ngoài, nhưng cả 2 đều tử vong.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang sử dụng mọi biện pháp để giải cứu công nhân còn lại bị chôn vùi dưới đóng sắt thép và bê tông.
Đến 17h chiều cùng ngày, tức là gần 10 tiếng sau khi xảy ra sự cố, vẫn còn một công nhân đang mắc kẹt, chưa được đưa ra ngoài, tình trạng mong manh. Như vậy vụ sập giàn giáo tính đến thời điểm này khiến 7 người thương vong.
Video đang HOT
Nạn nhân còn lại đang bị mắc kẹt dưới đóng sắt thép khổng lồ.
Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra hết sức gấp rút.
Kiểm tra, xác định trách nhiệm 2 vụ sập giàn giáo liên tiếp Trước hai vụ sập giàn giáo liên tiếp tại công trình 4 tầng ở Hậu Giang vào chiều ngày 9/7 và tại công trình 17 tầng TPHCM vào sáng ngày 10/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chỉ đạo việc khắc phục sự cố, kiểm tra công trình, xác định trách nhiệm… Cụ thể, Thứ trưởng Lê Quang Hùng yêu cầu Cục Giám định về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng các địa phương kiểm tra ngay hai vụ việc này, có giải pháp khắc phục sự cố kịp thời, xác định nguyên nhân, trách nhiệm các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng, khẩn trương báo cáo Bộ Xây dựng. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng cho biết, trước một số vụ việc mất an toàn trong thi công xây dựng gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ nghiên cứu, bổ sung các quy định chi tiết về bảo đảm an toàn thi công xây dựng trong các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2014. Được biết, trước đó, vào ngày 7/7 cũng xảy ra vụ sập tượng Phật trong khi xây dựng Chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm tự tại xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng đã yêu cầu Cục Giám định có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình làm rõ nguyên nhân và tổ chức khắc phục sự cố, phòng ngừa các sự cố tương tự có thể xảy ra, đồng thời tổ chức đoàn đến kiểm tra xử lý sự cố tại hiện trường. P.Thảo
Đình Thảo
Theo Dantri
Chạy đua với thời gian giành cơ hội sống sót cho nạn nhân sập giàn giáo
Hàng trăm lính cứu hộ đang chạy đua với thời gian để giành giật cơ hội sống sót cho người còn mắc kẹt trong vụ sập giàn giáo sáng nay. Nước liên tục được phun vào để ngăn bê tông khô dính. Đến thời điểm hiện tại có 5 người được đưa ra, trong đó 2 người đã tử vong.
16h30, thông tin từ lực lượng cứu hộ cho biết vẫn còn 1 nạn nhân mắc kẹt chưa được giải cứu.
14h, ông Hà Phước Thắng, Trưởng BQL khu Nam Sài Gòn, cho biết, thông tin 2 người tử vong là chính xác. Hiện xác định còn một nạn nhân đang mắc kẹt dưới khối sắt, bê tông và đang được khẩn trương cứu hộ.
13h, 6 tiếng sau khi xảy ra sự cố, công tác cứu hộ người mắc kẹt vẫn đang đươc tiến hành hết sức khẩn trương trong điều kiện trời nắng nóng, bê tông đang khô dần. Lính cứu hỏa phải phun nước liên tục vào các mảng bê tông để chống khô dính, giúp việc cứu hộ thuận lợi hơn và giữ an toàn cho các nạn nhân còn mắc kẹt.
Bên trong hiện trường đổ nát.
Lính cứu hộ không thể đào bới bằng tay mà phải có sự trợ giúp của máy xúc. Lực lượng chức năng phải đưa máy phát điện vào hiện trường để cắt những khối sắt khổng lồ. Hàng trăm người đang chạy đua với thời gian để giành cơ hội sống sót cho những người còn mắc kẹt.
12h 21', Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết chỉ còn một nạn nhân bị mắc kẹt bên trong. Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra. Một chiến sĩ tham gia cứu hộ cho biết, trong số 5 nạn nhân đưa ra ngoài thì có 2 người đã tử vong.
12h15', hàng chục chiến sĩ CS PCCC TPHCM vẫn đang đội nắng để đào bới đóng đổ nát. Nhiều lính cứu hộ lấm lem xi măng khắp người.
Lính cứu hộ lấm lem bùn đất, bê tông
11h46, thông tin từ đơn vị thi công cho biết, còn ít nhất 2 người bị mắc kẹt bên dưới. Công tác cứu hộ diễn ra hết sức khẩn trương.
11h27, một nạn nhân nữa được đưa ra khỏi hiện trường, chưa xác định tình trạng thương tích... Phía bên trong, máy xúc liên tục đào bới một khối lượng sắt khổng lồ. Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết đang thống nhất với lãnh đạo địa phương để cung cấp thông tin cho báo chí.
11h5, công tác cứu hộ bên trong vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tư Đông (51 tuổi, quê Cà Mau) công nhân trong công trình cho biết, khi cả trăm công nhân vừa vào công trình làm việc thì giàn giáo đổ sập, tất cả mọi người bỏ chạy ra ngoài. Theo quan sát của ông Đông, khoảng 7 công nhân bị giàn giáo đè lên.
Ông Bùi Khởi 55 tuổi, quê Cần Thơ cho biết, thời điểm xảy ra sự cố có nhiều công nhân vào làm việc, trong đó có khoảng 7 người vào ghim điện trước.
Công tác cứu hộ đang được tiến hành khẩn trương
Bên trong công trình
10h20', một thi thể được đưa ra ngoài. Nạn nhân tử vong được xác định là ông Đặng Văn Hai, 50 tuổi, quê Vĩnh Long.
Đến 10h15', 3 người đã được đưa khỏi hiện trường và được chuyển tới bệnh viện cấp cứu.
Theo thông tin từ các công nhân tại hiện trường cho biết, thời điểm trên, khi các công nhân đang vào ca làm việc thì một giàn giáo bằng sắt cao cả chục mét, rộng khoảng 100m2 đổ sập xuống.
Hiện trường vụ sập giàn giáo
Khoảng 7h sáng nay 10/7, một vụ sập giàn giáo công trình tòa nhà đang xây dựng cao 17 tầng trên đường Nguyễn Văn Linh (phường tân Phong, quận 7, TPHCM) khiến các công nhân bị mắc kẹt. Nhiều công nhân chạy thoát ra ngoài, một số khác bị kẹt bên dưới đống sắt thép đổ nát ngổn ngang. Bước đầu thông tin, có khoảng gần 10 người bị mắc kẹt.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC quận 7, Phòng Cứu nạn cứu hộ thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM đã điều hàng chục lính cứu hộ và phương tiện đến hiện trường để ứng cứu. Một phần đường Nguyễn Văn Linh bị phong tỏa để lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Cổng chính của công trình bị các bảo vệ đóng lại, các hàng rào xung quanh cũng bị che kín.
Đến 9h sáng nay, lực lượng chức năng đã điều 2 xe máy xúc đến hiện trường phục vụ việc giải phóng giàn giáo bị sập và giải cứu người bị nạn. Các bác sĩ cũng được điều đến hiện trường.
10h sáng cùng ngày, công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra hết sức khẩn trương. Xe cấp cứu đã chuẩn bị bên ngoài chờ đưa người bị thương vào bệnh viện.
Công trình tòa nhà xảy ra vụ sập giàn giáo cao 17 tầng, ngoài ra có 1 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật.
Phóng viên Dân trí đang có mặt tại hiện trường tiếp tục cập nhật vụ việc.
Xe cấp cứu, xe cứu hỏa được điều đến hiện trường
Các đoạn đường quanh hiện trường bị ùn tắc nghiêm trọng.
Biển công bố thông tin bên ngoài công trình.
Đình Thảo
Theo Dantri
Thời khắc giàn giáo "khổng lồ" đổ sập vùi lấp 7 công nhân 20h ngày 10/7, gần 13 giờ sau khi xảy ra sự cố sập giàn giáo, lực lượng cứu hộ - cứu nạn TPHCM với nhiều trang thiết bị hiện đại vẫn chưa xác định được vị trí nam công nhân cuối cùng bị vùi lấp. Trước đó như Dân trí đã thông tin, lúc 7h sáng 10/7, một sự cố sập giàn giáo...