Vẫn còn 3 ổ dịch cúm A/H5N6 có nguy cơ lây lan cao
Theo thông báo mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cả nước hiện có 3 ổ dịch cúm A/H5N6 chưa qua 21 ngày tại xã An Hưng và xã An Hồng thuộc huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; xã Diễn Liên thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Cục Thú y nhận định, nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Ảnh minh họa.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Cục Thú y đề nghị các địa phương cần chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Bên cạnh đó, chủ động giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết quả dương tính với các chủng virus cúm gia cầm có nguy cơ gây bệnh ở gia cầm và gây bệnh ở người…
Theo Cục Thú y, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Video đang HOT
Trước đó, tại xã An Hưng và An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, cơ quan chức năng đã phát hiện 2 ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm.
Đây là ổ dịch thứ 3 xảy ra tại An Dương từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đàn gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 là do không được tiêm phòng đầy đủ.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, các ngành chức năng lập biên bản cho xử lý tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm của hộ ông Hoàng Văn Mấm, xã An Hồng và hộ ông Nguyễn Đức Trường, xã An Hưng, huyện An Dương theo quy định; kiểm tra, thực hiện khử trùng tiêu độc các hố tự chôn hủy gia cầm của gia đình và khu vực xung quanh, thành lập chốt kiểm dịch.
Chi cục Thú y Hải Phòng yêu cầu vùng dịch thực hiện tốt vệ sinh phòng dịch.
Đối với các xã chưa có dịch, cần tăng cường giám sát dịch tới tận các hộ chăn nuôi, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch lây lan; thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh.
Khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bất thường, cần phải báo cáo với chính quyền địa phương, trạm chăn nuôi và thú y để có biện pháp xử lý kịp thời, không lây lan dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Cục Thú y yêu cầu các địa phương chủ động trong công tác phòng, chống CGC; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời; chủ động triển khai giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh hoặc có mẫu giám sát cho kết quả dương tính với các chủng vi rút CGC có nguy cơ gây bệnh ở gia cầm và gây bệnh ở người.
Đồng thời căn cứ tinh hinh dich bênh trên đia ban, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút CGC và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (Công văn số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
H.Lâm
Theo congluan
Hải Phòng phát hiện 2 ổ dịch cúm A/H5N6
Hải Phòng lấy 6 mẫu bệnh phẩm gia cầm tại 2 cơ sở chăn nuôi xét nghiệm thì đều dương tính với virus cúm A/H5N6.
Thu gom, tiêu huỷ gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 tại Hải Phòng. Ảnh: CTV
Ngày 2.8, ông Lê Văn Cường, Phó chủ tịch UBND huyện An Dương (Hải Phòng) cho biết, nhà chức trách vừa phát hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6 lây lan tại 2 cơ sở chăn nuôi ở xã An Hưng và An Hồng, khiến hơn 10.000 con gia cầm nhiễm bệnh.
Chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số gia cầm, phun thuốc khử trùng, sát khuẩn 2 trang trại; đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi lân cận chủ động phòng chống dịch.
Trước đó nửa tháng, đàn gia cầm hơn 5.500 còn gồm: gà, vịt, ngan của gia đình ông Nguyễn Đức Trường trú tại thôn Đông Hải, xã An Hưng xuất hiện triệu trứng tiêu chảy và chết mặc dù đã được tiêm phòng dịch. Tỷ lệ gia cầm chết diễn ra nhanh.
Còn tại xã An Hồng, ngày 27.7, ông Hoàng Văn Mấm phát hiện đàn vịt 4.650 con bắt đầu bị tiêu chảy và chết.
Chi cục Chăn nuôi, Thú y Hải Phòng đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy 6/6 mẫu dương tính virus cúm gia cầm A/H5N6.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao đã ghi nhận người mắc và tử vong ở Trung Quốc. Tuy nhiên chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người. Để chủ động phòng, chống, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhập lậu gia cầm...
Theo Giang Chinh (VNE)
Diễn Châu xuất hiện dịch cúm gia cầm trên đàn vịt 2.460 con Dịch cúm gia cầm H5N6 đã bùng phát trên đàn vịt 2.460 con của trang trại chị Nguyễn Thị Vân ở xóm 4, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu. Cùng với tiêu hủy đàn gia cầm, huyện nỗ lực để dịch không lây lan trên diện rộng. Theo chị Vân, chủ trang trại cho biết: Từ ngày 26 - 28/7, đàn vịt 12...