“Ván cờ” Triều Tiên thử thách cuộc chơi “cân não” Mỹ – Trung

Theo dõi VGT trên

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh sự trùng hợp được cho là ngẫu nhiên giữa chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc và chuyến đi của các nhà đàm phán thương mại Mỹ tới Bắc Kinh trong tháng này.

Ván cờ Triều Tiên thử thách cuộc chơi cân não Mỹ - Trung - Hình 1

Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức trọng thể lễ đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 8/1. (Ảnh: Reuters)

Ngày 9/1, khi phái đoàn thương mại Mỹ ngồi bên trong trụ sở Bộ Thương mại Trung Quốc, họ chắc hẳn sẽ thắc mắc âm thanh ồn ào đang diễn ra ngoài đường phố là gì.

Tại góc chéo trên Đại lộ Chang’an rộng lớn, trong khách sạn Bắc Kinh lâu đời, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang có bữa ăn trưa kết hợp làm việc, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh.

Đó là một địa điểm đặc biệt. Thông thường, các bữa ăn chính thức dành cho các nguyên thủ quốc gia sẽ được phục vụ tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc hoặc Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài. Tuy nhiên, tại cuộc gặp lần thứ 4 trong vòng một năm giữa hai nhà lãnh đạo Trung – Triều, ông Tập và ông Kim đã chọn ăn trưa tại một khách sạn. Điều này cho thấy tình bạn ngày càng sâu đậm giữa hai nhà lãnh đạo của hai nước láng giềng.

Bước sang ngày thứ 3 của cuộc đàm phán với Trung Quốc, các nhà đàm phán Mỹ phải gánh không ít áp lực. Họ ở đây theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump nhằm tìm cách đảm bảo sự nhượng bộ của Trung Quốc về thương mại. Ở cách họ chỉ vài bước chân là nơi diễn ra cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung – Triều và sự kiện này cũng có tầm quan trọng không kém với Tổng thống Trump.

Lần cuối cùng ông Tập Cận Bình đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Trung Quốc là vào tháng 5 năm ngoái. Khi đó, Tổng thống Trump đã “nhạy cảm” với cuộc gặp này tới mức ông bất ngờ hủy hội nghị thượng đỉnh lịch sử đã được lên kế hoạch từ trước với ông Kim Jong-un vào tháng 6 sau đó.

“Chủ tịch Tập Cận Bình là người chơ.i bà.i đẳng cấp thế giới”, ông Trump nói và tỏ ra không hài lòng với lập trường cứng rắn rõ ràng của Triều Tiên sau khi ông Tập và ông Kim gặp nhau tại thành phố Đại Liên, phía đông bắc Trung Quốc.

Ván cờ Triều Tiên thử thách cuộc chơi cân não Mỹ - Trung - Hình 2

Phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ do Phó Đại diện Thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu rời khỏi một khách sạn sau ngày đàm phán thứ hai tại Bắc Kinh hôm 8/1. (Ảnh: AFP)

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore rốt cuộc vẫn diễn ra, song sự nghi ngờ của Tổng thống Trump đối với Bắc Kinh vẫn chưa chấm dứt và mối quan hệ Mỹ – Trung bắt đầu trượt dốc từ đó.

Xét trên khía cạnh này, việc ông Tập Cận Bình gần đây đón tiếp ông Kim Jong-un lần thứ 4 chỉ trong một năm là một động thái “liều lĩnh” của nhà lãnh đạo Trung Quốc, theo Nikkei.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp ông Kim Jong-un trong 2 ngày 8-9/1. Chuyến thăm bất ngờ của nhà lãnh đạo Triều Tiên diễn ra đồng thời với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại Bắc Kinh. Cả hai sự kiện đều thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng về các vấn đề thương mại.

Thông báo từ phía Trung Quốc cho biết đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi hai sự kiện quốc tế cấp cao diễn ra tại thủ đô của nước này cùng một lúc.

Video đang HOT

“Kế hoạch cho chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong-un đã được đưa ra từ sớm. Trong khi đó, thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán thương mại là do Mỹ đề xuất và chỉ vô tình trùng lặp”, một nguồn tin Trung Quốc giải thích.

“Mối quan hệ Trung – Triều hoạt động trên nền tảng liên đảng giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Lao động Triều Tiên, hoàn toàn khác so với mối quan hệ Mỹ – Trung, vốn được xem là mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của Trung Quốc”, một nguồn tin khác nhận định.

Dù cho ý định thực sự của các bên là gì, điều quan trọng là chính quyền Mỹ và bản thân Tổng thống Trump nhìn nhận hai sự kiện trùng hợp này như thế nào. Chủ tịch Tập Cận Bình phải đương đầu với một tình thế khó khăn khi phải cân bằng các lợi ích mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ để tránh không lặp lại tình thế khó xử về ngoại giao như năm 2018.

Sự cân bằng khó khăn

Ván cờ Triều Tiên thử thách cuộc chơi cân não Mỹ - Trung - Hình 3

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp tại Singapore năm 2018. (Ảnh: Reuters)

Tương tự những gì vừa diễn ra, cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và ông Tập Cận Bình tại Đại Liên vào tháng 5 năm ngoái diễn ra khi Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán này diễn ra tại Washington từ ngày 17-18/5, 10 ngày sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Trung – Triều tại Đại Liên.

Phó Thủ tướng Liu He, một trợ lý thân cận của Chủ tịch Tập, đã đi cùng phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ để đàm phán. Khi đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được thỏa thuận đình chiến trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, thỏa thuận này sau đó “chế.t yểu”. Ông Trump đã ngay lập tức xé bỏ thỏa thuận và lựa chọn phương án áp thuế như một công cụ để đạt được đối trọng với Trung Quốc.

Chỉ 2 năm trước đó, Triều Tiên còn đóng vai trò như “chất keo dính” kết nối Mỹ và Trung Quốc khi cả hai nước hợp tác cùng nhau để răn đe các vụ thử hạt nhân liên tiếp của BÌnh Nhưỡng. Từ đó đến nay, tình hình đã thay đổi đáng kể.

Mối quan hệ Mỹ – Triều và Trung – Triều luôn đan cài vào nhau, dù Bắc Kinh cố gắng tìm cách chối bỏ sự liên kết này như thế nào đi chăng nữa.

Trong cuộc gặp lần thứ 4 giữa ông Kim và ông Tập vào tháng này, vẫn có yếu tố “bí mật” trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo và chỉ có truyền thông Triều Tiên đưa tin. Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ vẫn là “người bạn”, “người đồng chí” đáng tin cậy của Triều Tiên cả trong tương lai cũng như trong quá khứ. Những phát biểu này của ông Tập không được công bố trên truyền thông Trung Quốc.

Nếu những thông tin do Triều Tiên đăng tải là chính xác, lập trường của Trung Quốc đương nhiên sẽ “khiêu khích” Mỹ như cách Bắc Kinh từng làm năm ngoái.

Theo Nikkei, mục tiêu của Bắc Kinh là kiểm soát mối quan hệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ giữa Trung Quốc và Mỹ để mối quan hệ này không đi chệch hướng. “Quân bài” mà Bắc Kinh sử dụng là nhà lãnh đạo Kim Jong-un và tỷ phú công nghệ Elon Musk – giám đốc điều hành (CEO) hãng Tesla.

Ván cờ Triều Tiên thử thách cuộc chơi cân não Mỹ - Trung - Hình 4

Tỷ phú Elon Musk bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 9/1. (Ảnh: Kyodo)

Trong tháng này tỷ phú Elon Musk đã tới thăm Thượng Hải khi phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ tới Trung Quốc. Sau khi động thổ xây dựng nhà máy mới của Tesla tại Thượng Hải, Elon Musk đã tới Bắc Kinh để gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Bên cạnh ông Lý khi đó là nhiều bộ trưởng phụ trách kinh tế và thương mại của Trung Quốc và đây được đán.h giá là cuộc gặp quan trọng.

Một cảnh tượng tương tự cũng từng diễn ra năm ngoái. Trung Quốc đã mời tỷ phú Elon Musk tới nước này khi cuộc chiến thương mại leo thang. Phải chăng Trung Quốc đã học được bài học từ sự đổ vỡ không may trong mối quan hệ với Mỹ hồi năm ngoái để sử dụng lại “quân bài” Elon Musk cho bối cảnh năm nay?

Trung Quốc và Mỹ càng ít gắn kết, Triều Tiên càng dễ dàng phát hiệu ra kẽ hở trong mối quan hệ này. Ông Tập Cận Bình sẽ phải kiểm soát mối quan hệ Mỹ – Trung theo cách nào đó để tránh bị kiểm soát bởi nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, dẫn lời ông Kim Jong-un nói rằng Triều Tiên sẽ nỗ lực để cuộc gặp thượng đỉnh lần hai với Mỹ “đạt được những kết quả làm hài lòng cộng đồng quốc tế”. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không đề cập tới thông tin rằng ông Tập Cận Bình đã chấp nhận lời mời sang thăm Bình Nhưỡng. Việc bỏ qua chi tiết này có lẽ để tránh chọc giận Tổng thống Trump, nhưng liệu ông chủ Nhà Trắng nhìn nhận vấn đề này như thế nào vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.

Rất khó để dự đoán tình hình tiếp theo diễn biến ra sao. Liệu ông Kim Jong-un sẽ tiếp tục mượn máy bay của Trung Quốc để gặp Tổng thống Trump sắp tới như cách ông từng làm trong cuộc gặp tại Singapore năm ngoái hay không? Nếu có, cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Tuy vậy, một điều chắc chắn đó là những lợi ích xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên sẽ tiếp tục có tác động lớn tới tình hình thế giới trong năm nay.

Thành Đạt

Theo Dantri

Theo Nikkei

Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình

Giới phân tích nhận định mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình xuyên eo biển Đài Loan dường như đang lâm vào bế tắc và có thể dẫn tới nguy cơ xung đột cận kề hơn sau bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây.

Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình - Hình 1

Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) dự sự kiện kỷ niệm 40 năm công bố "Thư gửi đồng bào tại Đài Loan" tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 2/1. (Ảnh: Reuters)

"Thư gửi đồng bào ở Đài Loan" do Bắc Kinh công bố ngày 1/1/1979 được cho là đã mở ra một kỷ nguyên mới giữa hai bờ eo biển Đài Loan sau nhiều thập niên căng thẳng. Bức thư này không chỉ thông báo việc chấm dứt các đợt pháo kích thường xuyên của Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan, mà còn đán.h dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận cơ bản đối với hòn đảo này, từ mục tiêu "giải phóng" (với nguy cơ sử dụng vũ lực) sang "thống nhất hòa bình".

Tuy vậy, bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/1 vừa qua trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày công bố "Thư gửi đồng bào ở Đài Loan" làm dấy lên lo ngại về nguy cơ mở ra cánh cửa xung đột giữa hai bờ eo biển.

Các bài báo trên khắp thế giới đều chạy những dòng tiêu đề "nóng" như "Liệu Trung Quốc có tuyên chiến với Đài Loan không?" hay "Quân đội Đài Loan đã thực sự sẵn sàng để đối đầu với Trung Quốc hay chưa?".

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình dường như định nghĩa lại Đồng thuận 1992, một thỏa thuận không chính thức giữa các đại diện của Bắc Kinh và Đài Bắc cách đây 27 năm. Đồng thuận 1992 khẳng định chỉ có "một Trung Quốc", tuy nhiên mỗi bên lại có những cách giải nghĩa của riêng mình về điều gì cấu thành khái niệm "Trung Quốc" như vậy.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi Đài Loan chấp nhận thực tế rằng, hòn đảo này "phải và sẽ được" thống nhất với đại lục theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" do Bắc Kinh đưa ra. Trong khi đó, mô hình này hoàn toàn không được ủng hộ tại Đài Loan.

Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thúc đẩy sự đoàn kết hiếm thấy giữa các đảng trong hệ thống chính trị tại Đài Loan. Không chỉ lãnh đạo đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, một đảng vốn ủng hộ Đài Loan độc lập, mà cả Quốc dân đảng, đảng đối lập thân Bắc Kinh, cùng 3 đảng đối lập khác đều phản đối đề xuất của ông Tập Cận Bình.

Cả ông Ngô Đôn Nghĩa và Mã Anh Cửu, lần lượt là đương kim và cựu chủ tịch Quốc dân đảng, đều lên tiếng phản bác bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Mã, người từng có cuộc gặp lịch sử với ông Tập hồi năm 2015, trả lời phỏng vấn qua đài phát thanh rằng không có chỗ cho mô hình "một quốc gia, hai chế độ" tại Đài Loan. Trong nhiệm kỳ lãnh đạo Đài Loan từ năm 2008-2016, ông Mã Anh Cửu đã thực thi chính sách "ba không" với Bắc Kinh, gồm không tái thống nhất, không độc lập và không chiến tranh.

Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 27-28/12/2018 cho thấy 81,2% số người Đài Loan được hỏi cho biết họ không chấp nhận Đồng thuận 1992. Trước đó, một cuộc khảo sát khác được Đại học Chengchi công bố hồi tháng 8 cũng cho thấy phần lớn người dân Đài Loan muốn duy trì bản sắc riêng của họ và chỉ có 3% nói rằng họ muốn thống nhất với Trung Quốc đại lục ở thời điểm hiện tại.

Căng thẳng trở lại?

Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình - Hình 2

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khách sạn Shangri La ở Singapore năm 2015. (Ảnh: Sputnik)

Đồng thuận 1992 đã xây dựng nền tảng chính trị cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Quốc dân đảng khi đồng thuận này được đưa ra trong giai đoạn Quốc dân đảng cầm quyền tại Đài Loan. Đồng thuận 1992 thừa nhận có bất đồng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, song vẫn nhất trí duy trì mối quan hệ mơ hồ nhằm cho phép hai bên tiếp tục đối thoại.

Tuy nhiên, khi ông Tập Cận Bình định nghĩa lại Đồng thuận 1992 trong bài phát biểu gần đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đóng lại cánh cửa đàm phán với Quốc dân đảng nếu đảng này được bầu trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử tại Đài Loan vào năm 2020.

Theo nhà phân tích Cary Huang của báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã tìm cách thống nhất Đài Loan với đại lục, tuy nhiên chưa có ai nôn nóng như ông Tập Cận Bình. Ông Tập đã mô tả nỗ lực thống nhất Đài Loan là "yêu cầu không thể tránh khỏi" cho chương trình chính trị "chấn hưng dân tộc" đầy tham vọng của ông.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố "vấn đề Đài Loan" không thể để lại cho thế hệ sau và kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng tham gia "những trận chiến" quyết liệt để bảo vệ "từng tấc đất" lãnh thổ.

Mặc dù Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư, văn hóa và giao lưu nhân dân, song sự bất đồng về chủ quyền vẫn đ.e dọ.a trì hoãn vô thời hạn các cuộc đàm phán về vấn đề chính trị giữa hai bờ eo biển.

Cây bút Cary Huang cho rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình dường như cho thấy sự mất niềm tin của Bắc Kinh vào triển vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan cũng mất niềm tin vào Bắc Kinh và Quốc dân đảng từng tuyên bố việc thống nhất chỉ có thể diễn ra dưới hệ thống dân chủ cho cả hai bên.

Theo Cary Huang, với việc tuyên bố kịch bản thống nhất là không thể tránh khỏi và đ.e dọ.a sử dụng vũ lực đối với các phong trào "ly khai" hoặc can thiệp từ bên ngoài vào vấn đề Đài Loan, ông Tập Cận Bình có thể đã làm hồi sinh một cuộc xung đột nội bộ.

Thực tế cho thấy, 40 năm nỗ lực của Bắc Kinh và Đài Bắc không những không thu hẹp được khoảng cách chính trị tại khu vực eo biển dài 180km, mà còn nới rộng thêm hố sâu ngăn cách. Điều này khiến Đài Loan vẫn là một trong những điểm nóng xung đột nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Thành Đạt

Theo Dantri /SCMP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Bạn thân giúp Hồng Phượng làm chứng di chúc miệng bị bắt gặp đi phụ hồ, thực hư?
14:15:38 28/09/2024
Một chị đẹp vừa xác nhận tham gia show "Đạp Gió" đã từ chối thành đoàn
14:14:44 28/09/2024
Mỹ nhân cứ đóng phim với ai là giẫm đạp người đó, đằng sau vẻ ngoài thanh thuần là "trà xanh" tâm cơ
12:41:07 28/09/2024
Hoa hậu Vbiz đeo vàng trĩu cổ, hôn tình tứ chồng đại gia hơn 16 tuổ.i trong lễ ăn hỏi
16:23:32 28/09/2024
Trần Kiều Ân khóc nức nở, phát biểu trước chồng kém 9 tuổ.i ở đám cưới 73 tỷ
15:37:39 28/09/2024

Tin mới nhất

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Đại sứ quán Afghanistan tại Anh chính thức đóng cửa

18:30:19 28/09/2024
Theo thông báo trên trang web chính thức, bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Afghanistan ở London đã đóng cửa vào ngày 20/9. Về phần mình, chính phủ Anh phủ nhận có liên quan đến quyết định này.

Israel không kích thị trấn Đông Nam Liban; hàng chục nghìn người ở Liban vượt biên vào Syria

18:28:19 28/09/2024
Theo Bộ Y tế Liban, các cuộc không kích của Israel vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban trong 24 giờ qua đã làm 49 người thiệ.t mạn.g và 80 người khác bị thương.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

Mỹ không loại trừ khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình với Nga

18:23:41 28/09/2024
Điện Kremlin cho biết những điều khoản này sẽ không được đưa ra thảo luận nữa, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào đầu tháng 8 vừa qua.

ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk

18:22:13 28/09/2024
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.

FAO tái khẳng định cam kết hỗ trợ châu Phi sau năm 2025

18:20:35 28/09/2024
Hơn nữa, lộ trình toàn cầu của FAO, hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG2) của LHQ mà không vi phạm ngưỡng 1,5C, sẽ đảm bảo rằng các hành động của châu Phi phù hợp và hưởng lợi từ chương trình nghị sự toàn cầu.

Ai Cập thành lập liên minh toàn cầu thúc đẩy giải pháp hai nhà nước

18:10:25 28/09/2024
Liên minh gồm một số quốc gia Arập, Hồi giáo và các đối tác châu Âu. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell. cho biết các cuộc họp đầu tiên của liên minh này sẽ diễn ra tại Riyadh và Bruss...

Tổng thống Biden ra chỉ thị nóng sau khi Israel tấ.n côn.g sâu vào Li Băng

17:48:05 28/09/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị điều chỉnh lực lượng Mỹ ở Trung Đông nếu cần thiết nhằm tăng cường khả năng răn đe và bảo vệ lực lượng trong bối cảnh khu vực leo thang căng thẳng.

Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3

16:49:50 28/09/2024
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố nếu ông thua trong cuộc bầu cử năm nay, cuộc chiến ở Ukraine sẽ leo thang thành Thế chiến ba.

Đàm phán dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ chưa đạt kết quả

15:09:19 28/09/2024
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công suất lọc dầu, Ấn Độ nhận ra sự cần thiết của các hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự ổn định về giá cả và nguồn cung.

Iran cảnh báo Israel 'đang thay đổi luật chơi'

15:05:32 28/09/2024
Về phần mình, cố vấn của Lãnh tụ Tối cao Iran, ông Ali Larijani cho biết Israel đang vượt qua lằn ranh đỏ của Tehran và tình hình đang trở nên nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh

Netizen

18:38:35 28/09/2024
Chiều 27.9, phiên tòa xét xử vụ án của bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan tiếp tục phần xét hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!

Nhạc việt

18:27:06 28/09/2024
Cụ thể, nhiều fan đã nhận ra poster concert Anh Trai Say Hi, được treo ở ngay địa điểm tổ chức show thiếu hẳn 1 nghệ sĩ - Công Dương.

Người đàn ông giả làm khách, vào cửa hàng ở TPHCM trộm laptop

Pháp luật

18:18:18 28/09/2024
Ngày 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 12, TPHCM, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Tạo (SN 1985, ngụ tỉnh Quảng Trị) về tội Trộm cắp tài sản.

Baifern "ăn gạch" tan nát với vai diễn mới, xứng đáng cất tủ, vết nhơ sự nghiệp

Sao châu á

18:01:05 28/09/2024
Quá kinh khủng , không hiểu sao một người như Baifern Pimchanok lại nhận lời tham gia một bộ phim dung tục đến thế này? , không quá khó để bắt gặp những bình luận mỉ.a ma.i của khán giả hướng về Baifern dưới mỗi bài đăng về bộ phim hiện t...

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.

Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt

Sao việt

17:44:42 28/09/2024
Cặp đôi dính nghi vấn hẹn hò Hồ Việt Trung - Saka Trương Tuyền tiếp tục khiến người hâm mộ bấn loạn trước loạt chi tiết tình trong như đã mặt ngoài còn e . Mới đây, Hồ Việt Trung còn kể chi tiết đàng gái cấm anh như vợ đích thực.

Cơm nhà 3 món ngon dễ nấu: Chỉ cần 30 phút vào bếp cực kỳ tiết kiệm thời gian!

Ẩm thực

17:30:28 28/09/2024
Cơm nhà - một bữa ăn đầy ấm áp và thân mật, nay còn được nâng lên tầm cao mới với 3 món ngon dễ nấu chỉ trong 30 phút.

Đã tìm ra outfit xấu nhất phim Hàn hiện nay

Phong cách sao

17:09:28 28/09/2024
Jung So Min xuất hiện với bộ váy sơ mi phối màu với phần điểm nhấn đai nơ để tạo vẻ điệu đà, nữ tính. Tuy nhiên, việc phối 2 tông màu be - hồng tím baby đã khiến tổng thể bộ váy trông vô cùng sến súa, lòe loẹt.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 29/9/2024 của 12 con giáp: Tý bị mang tiếng xấu, Hợi buông lời ác

Trắc nghiệm

16:52:20 28/09/2024
Tuổ.i Tý: Bị mang tiếng xấuTuổi Sửu: Tiề.n bạc rủng rỉnhTuổi Dần: Thành quả bị chiếm đoạtTuổi Mão: Gato người khác có nhiều tiềnTuổi Thìn: Một ngày may