‘Ván cờ mù’ của HLV Kim Sang-sik
Tròn 6 tháng huấn luyện, HLV Kim Sang-sik vẫn đang đi trên hành trình bất định cùng đội tuyển Việt Nam.
HLV Kim Sang-sik chưa thể có chiến thắng thứ hai kể từ khi dẫn dắt tuyển Việt Nam hồi tháng 4.
Sẽ không công bằng nếu đánh giá chất lượng công việc, vốn hàm chứa nhiều mồ hôi, nước mắt, chất xám, nỗ lực… của HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam trong 6 tháng vừa rồi chỉ thông qua một trận đấu. Tuy nhiên, làm bóng đá dù cần quá trình, nhưng kết quả mới là biểu hiện rõ ràng nhất cho “ sức khỏe” của một đội bóng.
6 tháng qua, đội tuyển Việt Nam thắng 1, thua 3 ở các trận đấu quốc tế dưới thời ông Kim. Thất bại trước Iraq (1-3) và Nga (0-3) có thể chấp nhận được, vì đối thủ mạnh vượt trội. Trận thua 1-2 trước Thái Lan gây thất vọng, song cũng chưa đến mức “thảm họa” bởi trong 5 năm đỉnh cao dưới thời HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam cũng chưa bao giờ thắng Thái Lan ở giải đấu chính thức.
Bởi vậy, trận gặp đối thủ kém 10 bậc trên bảng xếp hạng FIFA như Ấn Độ là đáp án chuẩn nhất cho câu hỏi: đội tuyển Việt Nam mạnh đến đâu?
Kết quả hòa 1-1 ở sân Thiên Trường đã cho thấy câu trả lời. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik hiện tại chỉ tương đồng đẳng cấp với những đội loanh quanh thứ hạng 120 đến 130. Ở Đông Nam Á, chúng ta thua Thái Lan và Indonesia.
Kịch bản này có quen thuộc không? Chắc chắn là có. Đội tuyển Việt Nam đang trôi về những ngày tháng trước khi HLV Park Hang-seo xuất hiện. Đó là thời kỳ đen tối 2011 – 2017 mà có lẽ không người hâm mộ nào muốn nhớ đến.
Tuyển Việt Nam chưa thể thi đấu với triết lý cụ thể khi ông Kim chỉ có 10 ngày ở mỗi đợt tập trung.
Thông cảm cho HLV Kim
Số ghế trống trên các khán đài ngày một nhiều, ngay cả ở “chảo lửa” nóng nhất Việt Nam như sân Thiên Trường. Giới chuyên môn thấy, người hâm mộ thấy, HLV Kim Sang-sik đương nhiên cũng thấy.
Trong lần đầu huấn luyện ở nước ngoài, ông Kim gật đầu cộng tác với một đội tuyển đang trong giai đoạn đi xuống. Đó là lựa chọn dũng cảm, có thể với niềm tin mơ hồ: xuống rồi cũng phải lên, gần tương tự bối cảnh đội tuyển Việt Nam khi ông Park Hang-seo tiếp quản.
Video đang HOT
HLV Kim đã rất nỗ lực xếp một ván cờ mới, với những con người ông có. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều tuyển thủ khẳng định những “nhãn dán” tương đối giống nhau khi được hỏi về phương pháp huấn luyện của ông thầy người Hàn Quốc: tạo bầu không khí thoải mái, khích lệ cầu thủ phát triển bản thân, chủ yếu tập trung vào tâm lý và động lực.
Mảng miếng chiến thuật đã có, nhưng để định hình thành triết lý thì chưa. Với thời gian huấn luyện rất ngắn, chỉ khoảng 10 ngày ở mỗi đợt tập trung (tổng 3 đợt từ tháng 6 đến nay), đòi hỏi ông Kim phải có dấu ấn là bất khả thi.
Trên thế giới, các đội tuyển quốc gia có hai cách làm phổ biến: định hình bằng triết lý và định hình bằng con người. Trường phái triết lý có Tây Ban Nha, Đức, Brazil nổi trội nhất, hay ở châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran là những đội tuyển mà chỉ cần nghe tên, người ta cũng có thể mường tượng phong cách chơi bóng, thậm chí văn hóa bóng đá ở các nước này.
Rất dễ nhìn thấy điểm chung của Nhật Bản hay Tây Ban Nha: sở hữu văn hóa bóng đá xuyên suốt ở hệ thống các CLB cũng như tuyến trẻ. Một cầu thủ được đào tạo từ nhỏ trong môi trường bóng đá có triết lý cụ thể, sau đó trưởng thành ở những đội bóng cũng có xu hướng chơi như vậy sẽ dễ thấm nhuần văn hóa. Họ có kỹ chiến thuật cơ bản, cùng nền tảng thể lực, sức vóc đặc trưng theo đuổi triết lý nền bóng đá đã định hình sẵn.
Ông Kim sử dụng tất cả những gì mình có trong tay thay vì cố gắng tạo nên cuộc cách mạng như ông Troussier.
Thế cờ tàn
Để có một triết lý, không thể trông chờ ở mỗi HLV trưởng đội tuyển, mà cần rất nhiều vốn liếng nền tảng từ nội lực nền bóng đá. Cũng bởi vậy, HLV Philippe Troussier đã thất bại. Ông muốn tạo nên cuộc cách mạng chơi bóng, nhưng thiếu những yếu tố căn bản cần thiết để thành công.
HLV Kim Sang-sik chọn cách tiếp cận khác, đó là định hình bằng con người. Đây là trường phái được phần lớn các đội tuyển trên thế giới chọn lựa. Tức là “có gì dùng nấy”, phát triển lối chơi dựa trên con người.
“Tôi sẽ làm tất cả để tạo động lực cho cầu thủ”, nhà cầm quân người Hàn Quốc chia sẻ. Ông Kim hiểu rằng với dàn cầu thủ chủ chốt ở độ tuổi từ 24 đến 29 (ngưỡng đỉnh cao), việc dạy kỹ chiến thuật là không cần thiết. Nhóm cầu thủ này đã được định hình nền tảng lối chơi ở CLB. Việc cố gắng uốn nắn thay đổi giống người tiền nhiệm là bất khả thi, thậm chí dẫn đến chống đối. Việc của HLV Kim là tìm ra đấu pháp phù hợp, rồi truyền động lực để cầu thủ tin vào đấu pháp ấy rồi làm theo.
Vậy với trận hòa Ấn Độ, ông Kim đang “kẹt” ở khâu nào? Có lẽ ngay bước đầu tiên. Với con người đang có, ban huấn luyện chưa tìm được kiểu chơi phù hợp. Phòng ngự phản công? Rất khó, với tuyến phòng ngự đã thủng lưới 13 bàn trong 6 trận gần nhất.
Trong tay ông Kim không còn dàn hậu vệ vững vàng như thời ông Park. Ngay đến cầu thủ vững chãi nhất, được toàn đội bỏ phiếu làm đội trưởng như Quế Ngọc Hải cũng mắc hai sai lầm khó bao biện như đá hỏng phạt đền và phối hợp phòng ngự lỗi dẫn đến bàn thua, thì lựa chọn đặt ván cược vào hàng thủ là quá mạo hiểm.
Còn chủ động cầm bóng thì sao? HLV Kim cũng rất thiếu tiền vệ, tiền đạo giỏi. 5 trận đã qua, ông Kim đã thử nghiệm hết. Từ lão tướng đến cầu thủ trẻ, từ cựu binh đến tân binh, từ công biên đến đánh trung lộ,… tất cả đều kém hiệu quả.
Hai bàn thắng gần nhất (vào lưới Thái Lan và Ấn Độ) đến từ chớp thời cơ hoặc may mắn. Không có định hình cụ thể nào của đội tuyển xuất hiện.
Từ lão tướng tới những “măng non”, chiến lược gia Hàn Quốc đều đã thử nghiệm nhưng chưa có phương án hiệu quả.
Bởi ông Kim Sang-sik đang đánh “cờ mù”, với những ý tưởng có thể chẳng bao giờ thành hiện thực. Trong tay chiến lược gia người Hàn Quốc là một tập thể nửa vời. Phần lớn cầu thủ giỏi và có kinh nghiệm đã hết động lực, hoặc sức lực để theo kịp cái mới. Các tài năng trẻ có khát vọng, nhưng lại thiếu trình độ và bản lĩnh. Đây là không phải giai đoạn thoái trào, mà là bóng đá Việt Nam chỉ đang trở lại đúng chỗ đứng, sau 5 năm thành công ngoài mong đợi cùng HLV Park Hang-seo.
Đội tuyển Việt Nam thiếu nhân tài, bởi hệ thống đào tạo trẻ yếu ớt. Chỉ có khoảng 5 trung tâm đào tạo ở Việt Nam thực sự nghiêm túc mài giũa “ngọc thô”, quá ít so với hàng chục, hàng trăm lò trẻ ở những nền bóng đá phát triển. Có những CLB mang danh đội mạnh, nhưng phát triển nhờ lấy ngôi sao ở đội khác, mà không tự đào tạo được người tài cho mình. Có những trung tâm mang nhãn hiệu quốc tế, nhưng đào tạo xong mà chẳng có đầu ra.
Sự đi xuống của tuyển Việt Nam là khó tránh khỏi, dù đâu đó vẫn xuất hiện điểm sáng như Bùi Vĩ Hào.
Nhân tài đã ít, cơ chế chuyển nhượng dị dạng của bóng đá Việt Nam càng dễ hủy hoại cầu thủ giỏi. Các đội bóng ràng buộc tài năng bằng những bản hợp đồng kéo dài đến năm 27, 28 tuổi. Chuyển nhượng không phải bên mua trả tiền bên bán, mà tiền chảy thẳng vào túi cầu thủ. Hay số lượng CLB thuộc hai hạng đấu cao nhất bóng đá Việt Nam chỉ là 26, trong đó đáp ứng tiêu chuẩn chuyên nghiệp thực sự chưa đến một nửa.
Quá nhiều thứ quái gở tồn tại ở nền bóng đá mà một vài dòng chẳng thể hiện hết. Nhưng tựu trung lại, khi bóng đá không vận hành theo quy luật thị trường (kiếm ít tiền để nuôi chính mình), mà trở thành công cụ phục vụ những mục đích khác, sự suy vong của đội tuyển là khó tránh khỏi.
Ván “cờ mù” của ông Kim, vì thế không dễ tìm được cái kết có hậu.
Man United đưa Tuchel thay thế HLV Ten Hag, bồi thường 14 triệu bảng Anh
Manchester United sẽ thay thế HLV Ten Hag bằng cựu chiến lược gia Chelsea, PSG và Bayern Munich Thomas Tuchel, nhưng chỉ khi họ đủ khả năng chi trả khoản bồi thường cho ông thầy người Hà Lan lên đến 14 triệu bảng Anh.
HLV Ten Hag đã chứng kiến khởi đầu tệ nhất của Man United trong mùa giải Premier League sau những nghi ngờ về vai trò của ông trong mùa hè này. Tương lai của người Hà Lan đã được các giám đốc điều hành CLB thảo luận trong tuần này nhưng vẫn chưa có thông báo nào về kết quả của cuộc họp đó.
Sir Jim Ratcliffe, Joel Glazer và nhóm lãnh đạo của Man United, bao gồm CEO Omar Berrada và giám đốc thể thao Dan Ashworth, đã được thấy khi họ đến trung tâm London trong bối cảnh sự chú ý của giới truyền thông vẫn đổ dồn vào Man United và chiếc ghế thuyền trưởng.
Manchester United vẫn giữ im lặng sau cuộc họp kéo dài gần bảy giờ của ban lãnh đạo CLB, nhưng có nhiều nguồn tin khẳng định tương lai của HLV Ten Hag là một trong nhiều chủ đề chính của việc kiến tạo đội bóng.
Man United sẽ trả một khoản bồi thường lớn cho ông thầy người Hà Lan nếu có quyết định sa thải.
HLV Ten Hag đang có mùa giải Ngoại hạng Anh tệ nhất với Man United. Đội của ông chỉ thắng được hai trong bảy trận đầu tiên của giải đấu và đứng thứ 14 trên bảng xếp hạng, gần với khu vực xuống hạng mà không phải thói quen trong tốp 4. Không có gì ngạc nhiên khi có những câu hỏi được đặt ra cho chiếc ghế nóng của ông thầy người Hà Lan.
Trước đó, INEOS không ngần ngại khám phá các lựa chọn HLV khác khi Ten Hag còn tại vị. Đánh giá mùa hè của họ dẫn đến việc CLB nói chuyện với ít nhất năm nhà quản lý. Nhưng cuối cùng, họ quyết định HLV Ten Hag là lựa chọn tốt nhất để dẫn dắt đội bóng và điều khoản trong hợp đồng của ông đã được kích hoạt, kéo dài thời gian ở lại Old Trafford đến tháng 6-2026.
MU cũng đã hỗ trợ ông với số tiền 200 triệu bảng Anh trong thị trường chuyển nhượng mùa hè, hai trong số năm bản hợp đồng, Matthijs de Ligt và Noussair Mazraoui, đã từng làm việc với Ten Hag.
HLV Tuchel là ứng cử viên tiềm năng của Ban lãnh đạo MU cho vị trí của Erik ten Hag.
Hiện tại, theo tờ Independent, Manchester United đã thảo luận về khả năng thay thế Erik ten Hag bằng Thomas Tuchel. Các nguồn tin khẳng định rằng cuộc họp giữa chủ sở hữu Jim Ratcliffe và nhóm điều hành của ông đã nhắc đến người Đức này.
Tờ báo đưa tin: "Ngài Jim Ratcliffe đã yêu cầu ban lãnh đạo bóng đá của Manchester United đưa ra các trường hợp pháp lý cho mọi kịch bản có thể xảy ra đối với tương lai của Erik ten Hag, nhằm củng cố cách tiếp cận mới của CLB. Vẫn chưa có thông báo hoặc cập nhật chính thức nào, mặc dù lập trường về HLV Ten Hag có thể hiểu là ông sẽ tiếp tục như bình thường sau khi trở về từ kỳ nghỉ, để chuẩn bị cho trận đấu với Brentford.
Tuy nhiên, HLV Thomas Tuchel được coi là người kế nhiệm có nhiều khả năng nhất nếu vị trí của Ten Hag thay đổi, mặc dù những người thân cận với nhà cầm quân người Đức khẳng định rằng vẫn chưa có bất kỳ liên hệ nào".
Tương lai của HLV Ten Hag rất mờ mịt tại Old Trafford.
Tờ Daily Mail đưa tin có thể Man United vẫn còn chút do dự trong việc sa thải HLV Ten Hag bất chấp kết quả gần đây. Một gói bồi thường trị giá 14 triệu bảng Anh có thể được trao cho Ten Hag, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Man United trên thị trường chuyển nhượng.
Bài báo giải thích: "HLV người Hà Lan sẽ bỏ túi khoảng 14 triệu bảng Anh nếu ông bị sa thải. Đây là một con số lớn đối với bất kỳ CLB nào, không chỉ đối với Quỷ đỏ, đội bóng không có nhiều không gian xoay xở về mặt tài chính. Sai lầm của MU là vừa kích hoạt gia hạn trong hợp đồng với HLV Ten Hag vào mùa hè, sau khi CLB đã phỏng vấn một số ứng viên cho công việc này, vì màn trình diễn tệ hại của CLB. Thỏa thuận của Ten Hag có hiệu lực đến hết mùa giải 2025-2026".
Lộ danh tính 3 người ra quyết định trong việc MU sa thải Ten Hag Có 3 người có tiếng nói quyết định trong việc MU sa thải Ten Hag, đó là ai? Quyền quyết định sa thải HLV Erik Ten Hag nằm trong tay 3 lãnh đạo của Manchester United, nó trái ngược với tuyên bố của đồng chủ sở hữu "quỷ đỏ" là Sir Jim Ratcliffe. HLV Erik ten Hag của Manchester United đang chịu áp...