Vận chuyển một hành khách nguy kịch, VNA được Hàn Quốc ca ngợi
Một công nhân Hàn Quốc gặp tai nạn ở Myanmar nên phải trở về nước nhanh chóng. Trong khi các hãng hàng không khác từ chối vận chuyển thì VNA đã lắp đặt một cáng cứu thương để chở người này về nước.
Báo Hàn Quốc đăng ảnh máy bay VNA với dòng chú thích: “Vì một bệnh nhân mà hành khách bị muộn 80 phút”.
Cách đây ít lâu, một công nhân Hàn Quốc làm việc tại Myanmar đã gặp tai nạn và rơi vào tình trạng hết sức nguy kịch, cần phải trở về nước trong thời gian sớm nhất. Theo đó, trong một vụ tai nạn giao thông, công nhân này bị gãy 6 xương trong chân, chấn thương nặng ở đầu dẫn đến chảy nhiều máu. Một số hãng hàng không đã từ chối vận chuyển hành khách trên
Trước tình huống đó, ngày 29/6, Vietnam Airlines (VNA) đã đưa bố trí một cáng cứu thương đặt tại một vị trí riêng để vận chuyển hành khách này. Chính nhờ giải pháp kịp thời của VNA nên hành khách này đã kéo dài được sự sống trở về Hàn Quốc và có thể qua cơn nguy kịch sau khi phẫu thuật tại Bệnh viện Shinchon.
Công nhân gặp tai nạn trên là Kim (54 tuổi) – làm quản lý công nhân tại toà nhà mới của Lotte Amarah tại Yangon (Myanmar). Trong lúc ông Kim cùng một số đồng nghiệp đang dừng chờ đèn đỏ thì có một xe ô tô SUV do cố gắng tránh một xe khác đã lao thẳng vào nhóm của ông Kim khiến ông rơi vào tình trạng nguy kịch trên. Ngoài ông Kim còn có một công nhân người Hàn Quốc và một người Việt bị thương nhẹ hơn.
Chấn thương của Kim là rất nghiêm trọng và ông không thể phẫu thuật tại đó. Bà Park (50 tuổi) – vợ của Kim, biết tin đã đến Myanmar ngay lập tức và tìm cách đưa chồng về nước điều trị. Tuy nhiên, 1 hãng không của Hàn Quốc không đồng ý vận chuyển vì cho rằng máy bay của họ quá nhỏ và không đáp ứng được việc vận chuyển một hành khách trong tình trạng nguy kịch. Một hang khác cũng từ chối với lý do tương tự.
Video đang HOT
“Hãng hàng không của Việt Nam đã không bỏ cuộc, đội ngũ kỹ thuật lắt đặt kết hợp với phía nhân viên đã tách 6 ghế ngồi ra và lắp đặt giường bệnh cho bệnh nhân”
Trong tình huống đó, đại diện VNA đưa ra giải pháp đề nghị vận chuyển ông Kim qua Hà Nội rồi về Hàn Quốc. Việc vận chuyển Kim đã gặp một số tình huống phát sinh. Theo nguyên tắc máy bay chở Kim phải được lắp đặt sẵn cáng y tế chuyên dụng nhưng chuyến bay từ Hà Nội đến Myanma đầy khách không thể thực hiện được. Vì thế VNA đã quyết định lắp cáng ngay tại sân bay Yangon (Myanma), điều đó đồng nghĩa với việc phải cử 02 thợ kỹ thuật đi từ Hà Nội sang và phải lùi giờ khởi hành từ Yangon. Được hỗ trợ dụng cụ từ công ty phục vụ mặt đất sân bay Yangon, thợ kỹ thuật của VNA đã hoàn tất việc tháo 6 ghế và lắp đặt xong cáng y tế.
Chuyến bay VN426 đã vận chuyển Kim về Hà Nội để nối chuyến đi Hàn Quốc đã bị chậm so với dự kiến khoảng 80 phút. Nhiều hành khách cùng chuyến bay đã khó chịu, nhưng ngay sau được tổ tiếp viên chia sẻ thì lại ủng hộ và cảm ơn hành động này của VNA. Tờ Nhật báo Chosun đăng hình câu chuyện này với nhiều hình ảnh với chú thích: “Vì một bệnh nhân mà hành khách bị muộn 80 phút”, hay ở một bức ảnh khác “Hãng hàng không của Việt Nam đã không bỏ cuộc, đội ngũ kỹ thuật lắt đặt kết hợp với phía nhân viên đã tách 6 ghế ngồi ra và lắp đặt giường bệnh cho bệnh nhân”; trong một chia sẻ trên facebook, một ngoài Hàn Quốc có tên Choi Je Ho được cho rằng đi cùng chuyến bay đã nhận được nhiều like nhất với chia sẻ: “Hãng hàng không của Việt Nam đáng nhận được nhiều lời khen bởi hành khách có tức giận đến đâu vẫn kiên nhẫn giải thích”.
Được biết, sau khi được Bệnh viện Shinchon phẫu thuật kịp thời, Kim đã đi lại được và xuất viện cách đây vài ngày. Chia sẻ với báo giới Hàn Quốc, ông Young-cheol Cho – Tổng thư ký của Hiệp hội Hàn Quốc tại Myanmar cho biết: “Chúng tôi sẽ phải đối phó với các tình huống xấu nhất nếu phẫu thuật của Kim đã bị trì hoãn lâu hơn nữa vì ông ta đang bị chảy máu quá nhiều”.
Trao đổi với phóng viên Infonet, đại diện hãng hàng không VNA cũng đã xác nhận thông tin này và cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi biết Ông Kim đã khỏe mạnh và được xuất viện. Chúng tôi cũng mong các hành khách đi trên chuyến VN956 thông cảm vì sự chậm trễ và chia sẻ với nhiệm vụ của VNA trong việc hỗ trợ vận chuyển hành khách đang gặp khó khăn.
Theo Infonet
Tiêu chuẩn trở thành phi công nghề nhận lương 1,2 tỷ đồng ở Việt Nam
Tuổi tác không phải là rào cản, nhưng để trở thành phi công, bằng cấp, thể chất và một nền tảng tài chính vững vàng là những yêu cầu tiên quyết.
Theo báo cáo thường niên của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, năm 2015, đơn vị này trả lương thưởng cho phi công ở mức trung bình 101 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, phi công của Vietnam Airlines được nhận khoảng 1,2 tỷ đồng thu nhập trong một năm, một con số đang mơ ước.
Luôn trong danh sách top 3 nghề nguy hiểm nhất thế giới (con số thống kê tại Mỹ năm 2016 cho thấy tỷ lệ tử vong lên tới 64/100.000 lao động), nhưng phi công vẫn là công việc được nhiều người ưa thích nhờ mức lương cao, cuộc sống tiện nghi và được hoạt động tại một trong những môi trường chuyên nghiệp nhất thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người Việt được nhận vào vị trí điều khiển máy bay thương mại như vậy không nhiều, bởi những yêu cầu về thể chất, bằng cấp cũng như nền tảng tài chính là khá khắt khe.
Cụ thể, tiêu chuẩn để học viên có thể theo học một khóa phi công cơ bản là đủ 18 tuổi (tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học). Tại một số nước, yêu cầu được cấp quyền bay quốc tế là ứng viên phải có bằng đại học chính quy.
Trình độ tiếng Anh để được tham gia các khóa học tối thiểu là IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 71. Tuy vậy, một số trường đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn tiếng Anh lên tới IELTS 7.0 hoặc TOEFL iBT 80.
Một số yêu cầu cơ bản khác về ngoại hình bao gồm chiều cao, cân nặng khá tương đương với tiếp viên, như từ 1,6m với nữ và 1,65m với nam, nặng tối thiểu 48 kg với nữ và 54 kg với nam.
Những tố chất về thể lực với người muốn theo học bằng phi công cũng khá khắt khe. Không có tật ở mắt được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Các nhà tuyển chọn sẽ loại ngay những ứng viên bị cận thị, loạn thị, mù màu, nhằm đáp ứng yêu cầu về tính an toàn khi quan sát và thực hiện đúng các hướng dẫn trên bảng điều khiển dày đặc ở buồng lái.
Trong thời gian đào tạo, học viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về tiền đình, thể chất, thần kinh, áp lực... Thời gian cho các khóa học cơ bản có thể kéo dài tới một vài năm, sau đó chuyển sang các khóa đào tạo riêng về từng loại máy bay.
Sau 6 - 8 tháng làm việc, phi công sẽ phải trở lại các cơ sở đào tạo để thực hiện các bài kiểm tra thông qua hệ thống bay mô phỏng, và họ sẽ được gia hạn bằng lái. Nếu không vượt qua bài kiểm tra, những người này sẽ phải học lại. Trong khi đó, các bài kiểm tra thể lực được thực hiện tối thiểu 12 tháng một lần.
Chi phí để đào tạo một phi công thông thường tại khu vực Bắc Mỹ khoảng 70.000 USD. Tại Việt Nam, chi phí đào tạo trong nước lên tới 2,5 tỷ đồng, được đài thọ bởi hãng bay và học viên. Sau khi học viên hoàn thành khóa học, chi phí mà hãng bỏ ra sẽ được trừ dần vào tiền lương cho đến khi hoàn trả đủ.
Tích lũy giờ bay tối thiểu là yêu cầu tiên quyết để có thể tìm được công việc tốt trong ngành này. Học viên phải thực hành ít nhất 4.000 giờ bay trước khi có cơ hội trở thành cơ trưởng. Ở Mỹ, một học viên mới tốt nghiệp và lái những loại máy bay thân hẹp có thể được trả 21 - 41 USD/giờ bay.
Với thâm niên từ một năm trở lên và làm việc với máy bay thân rộng, lương tối đa cho nghề này là 75 USD/giờ. Và nếu có kinh nghiệm 10 năm, mức lương có thể tới 235 USD/giờ.
Theo Soha News