Vận chuyển container ra đời từ chiến tranh Việt Nam
Vào đầu thế kỷ 20, hàng hóa vẫn được tải theo kiểu thủ công là đóng gói, chất đống lên các phương tiện vận tải.
Một tàu chở container tiêu chuẩn
Vào những năm 1930-1940, một thương gia Mỹ là Malcom McLean sở hữu số lượng lớn cơ sở vật chất phục vụ hậu cần trên đất liền. Khi dấn thân sang lĩnh vực vận tải đường biển, ông nhận thấy rằng phương pháp làm việc truyền thống tốn quá nhiều chi phí và nhân lực.
Tới năm 1955, McLean quyết định bán toàn bộ xe tải và vay vốn ngân hàng để đâu tư vào ý tưởng container. Ban đầu, công ty mang tên Pan-Atlantic và sau đó đổi thành SeaLand, là công ty đầu tiên triển khai lắp đặt và sử dụng container.
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam là mấu chốt cho sự phát triển của vận chuyển bằng container. Chính phủ Mỹ bắt đầu tìm kiếm cách vận chuyển tối ưu nhất và container đương nhiên là lựa chọn khả thi nhất lúc đó. Do công nghệ còn kém khiến tàu chỉ đi lại ở khoảng cách không quá xa, nên quân đội Mỹ đã ký kết hợp đồng với SeaLand, sau đó hỗ trợ nghiên cứu tiêu chuẩn cho tàu và các thùng chở hàng.
Cảng Đông San Francisco, nơi vẫn còn những cần cẩu chất các container vũ khí đầu tiên sang cảng Cam Ranh trong chiến tranh Việt Nam
Video đang HOT
Tới tháng 01.1968, Mỹ ra tiêu chuẩn về kích thước, tháng 7 cùng năm bắt đầu phân loại container cho các loại hàng hóa khác nhau. Kết quả cuối cùng là loại thùng tiêu chuẩn dài 12m được sử dụng cho tới ngày nay.
Với container và cần cẩu, sức người để đưa từng thùng hàng từ xe tải xuống đất rồi lên thuyền không còn cần thiết. Tới năm 1970, SeaLand ngày càng phát triển và được bán lại với giá 160 triệu USD.
Sau Việt Nam, các con tàu bắt đầu thực hiện những chuyến đi đầu tiên tới Hà Lan và mở rộng ra nhiều nước khác. Đây là thành tựu lớn nhất của toàn cầu hóa, giúp giảm chi phí hậu cần tới 90%. Riêng Malcom McLean được tôn vinh trong danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất tới ngành hàng hải thế kỷ 20.
Theo Danviet
Cựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh
Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các cách thức nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong cuộc tọa đàm tại Hà Nội chiều ngày 6/3.
Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ tham dự cuộc tọa đàm (Ảnh: An Bình)
Tọa đàm "Việt - Mỹ đối tác toàn diện: Nỗ lực giải quyết vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích" được tổ chức nhân dịp đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ, do cựu chiến binh Chuck Searcy làm đồng trưởng đoàn, tới thăm Việt Nam.
Đoàn gồm 14 thành viên, trong đó có 11 người từ Mỹ sang và 3 người đại diện của VFP tại Việt Nam. Các thành viên trong đoàn bao gồm các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở nước ngoài như Iraq, Afghanistan..., và những người Mỹ yêu mến Việt Nam, gắn bó với công cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam.
Vượt qua "bóng ma" trong quan hệ Việt - Mỹ
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyên Tâm Chiến, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, đã hoan nghênh đoàn cựu chiến binh Mỹ vào thăm và tìm hiểu tình hình Việt Nam. Việt Nam cũng ghi nhận tình cảm hữu nghị và những đóng góp tích cực thời gian qua của VFP đối với việc thúc đẩy hàn gắn vết thương chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo và đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Nhưng theo ông Chiến, thẳng thắn mà nói, da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích vẫn là 3 vấn đề lớn, là "bóng ma" gây trở ngại trong quan hệ Việt - Mỹ. Trong bối cảnh Mỹ có chính quyền mới, ông Chiến mong muốn chính phủ Mỹ tiếp tục chứng tỏ thiện chí và sự quan tâm đối với việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Cựu Đại sứ Mỹ cũng đề nghị VFP quan tâm hơn nữa tới vấn đề nhân đạo, tiếp tục tổ chức các đoàn thăm Việt Nam để hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân của chiến tranh tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tâm Chiến cũng đánh giá cao sự trợ giúp của các cựu chiến binh Mỹ, điển hình là ông Chuck Searcy, đối với quá trình hàn gắn viết thương chiến tranh. Ông Chuck từng tham chiến ở miền nam Việt Nam từ 1967-1968. Ông trở lại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992 và chuyến đi này đã làm thay đổi cuộc đời ông. Chuck tới Việt Nam để định cư vào năm 1995 và kể từ đó đã làm việc cho RENEW - dự án phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh ở Quảng Trị. "Ông Chuck là một người bạn lớn, một trong những đại sứ nhân dân của Việt Nam", ông Chiến nói.
Theo ông Chuck, các cựu chiến binh Mỹ ngày càng già đi và nhiều người trong số họ đã qua đời, trong khi các thế hệ trẻ không hiểu biết nhiều về chiến tranh Việt Nam và những hậu quả dai dẳng mà nó gây ra. Sau khi lắng nghe những chia sẻ của các cựu chiến binh Việt Nam về các vấn đề bom mìn chưa nổ và chất độc da cam/dioxin trong buổi tọa đàm, ông Chuck cho hay ông mong muốn phía Việt Nam cung cấp các số liệu khoa học mới về tác hại của chất độc da cam/dioxin để ông có thể hối thúc chính phủ quan tâm giải quyết vấn đề này.
Các thành viên của đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ trong buổi tọa đàm (Ảnh: An Bình)
Gia tăng hỗ trợ nguồn lực và công nghệ
Bà Cathlyn Platt Wilkerson, hiện đang sống tại New York, là một trong những người đã tham gia tích cực phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam vào cuối những năm 1960. Tham dự tọa đàm, bà Cathlyn chia sẻ bà từng có chuyến đi tới Việt Nam nhưng không thành vào năm 1967, khi bà bị kẹt ở Phnom Penh do Mỹ thực hiện chiến dịch ném bom miền bắc Việt Nam. Bà Cathlyn đánh giá rất cao các hoạt động của tổ chức "Cựu chiến binh vì hòa bình" trong việc hàn gắn những vết thương chiến tranh.
"Chúng tôi vừa tới thăm các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội. Tôi từng được xem nhiều bức ảnh, các bài báo nói về họ, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp họ trực tiếp. Cảm xúc thật khó nói... Tôi nghĩ chúng ta cần làm nhiều việc hơn nữa để khắc phục những vấn đề chiến tranh còn tồn đọng", bà Cathlyn chia sẻ.
Còn bà Williams Nadya Marina cho biết bà rất quan tâm tới Việt Nam và gia đình bà có truyền thống ủng hộ các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. Bố mẹ bà từng là thành viên của đảng Cộng sản Mỹ, đã có nhiều năm hoạt động nhằm hỗ trợ các cuộc cách mạng tại Liên Xô, Cuba... Bà mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về Việt Nam và những hậu quả của chiến tranh để lại.
Trong khi đó, ông Harris Floyd Randall, hiện đang sống tại bang Wisconsin, cho hay ông mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều điều về Việt Nam trong lần đầu tiên tới thăm. Từng là một giảng viên, ông Randall quan tâm tới giáo dục và có kế hoạch trở lại để dạy tiếng Anh cho trẻ em nhằm giúp đỡ thế hệ trẻ của Việt Nam. "Hiện tôi chưa biết sẽ trở lại như thế nào, nhưng tôi sẽ tìm hiểu việc này sau khi quay về Mỹ", ông nói.
Tại tọa đàm, các cựu chiến binh Việt Nam đã chia sẻ với những người bạn Mỹ các câu chuyện chiến sự ác liệt nơi chiến trường năm xưa. Họ cũng đề nghị phía Mỹ gia tăng hỗ trợ các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khắc phục các vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và tìm kiếm, nhận dạng bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến tranh.
"Khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề lớn, cần huy động nguồn lực của Việt Nam và quốc tế, đặc biệt từ Mỹ... Những vấn đề này rất cấp bách nhưng cũng là yêu cầu lâu dài, không chỉ để giúp các nạn nhân với quỹ thời gian còn rất ít, mà còn tránh tai họa với những thế hệ sau", Trung tướng Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin Việt Nam, nhấn mạnh.
Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài 16 ngày, đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ sẽ tìm hiểu hậu quả của chiến tranh, thăm một số địa điểm ô nhiễm bom mìn, chất độc da cam/dioxin, gặp gỡ các gia đình và nạn nhân chiến tranh, thăm các cơ sở nhân đạo, bảo trợ và chăm sóc nạn nhân tại các địa phương. Sau Hà Nội, đoàn sẽ tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh.
An Bình
Theo Dantri
Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ tại sân bay Nội Bài Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 9/12, lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức trang trọng tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là đợt trao trả hài cốt quân nhân Mỹ lần thứ 140 kể từ năm 1973. Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có đại...