Vẫn chưa yên tiếng súng
Bất chấp các thỏa thuận ngừng bắn, cuộc chiến kéo dài 2 tháng qua giữa giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) không những không dừng lại mà còn có dấu hiệu đang lan rộng trên quy mô cả nước.
Giao tranh ác liệt đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân và khiến mọi nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế bị đình trệ.
Các cuộc không kích và nã tên lửa phòng không đã diễn ra trong đêm 23/6 (giờ địa phương) tại Omdurman và Khartoum, 2 trong số 3 thành phố tạo nên thủ đô mở rộng của Sudan. Người dân cho biết, những ngôi nhà ở Thủ đô Khartum rung chuyển vì giao tranh vẫn không suy giảm, với toàn bộ các gia đình phải trú ẩn tại chỗ, cạn kiệt nguồn cung cấp thiết yếu, trong thời tiết mùa hè nóng nực. Toàn bộ các quận của Khartoum không còn nước sinh hoạt và những người ở lại thành phố đã không có điện kể từ ngày 22/6.
Giao tranh ác liệt tại Sudan có dấu hiệu lan rộng trên quy mô cả nước.
Ngoài ra, trong những ngày gần đây, các cuộc đụng độ giữa hai bên cũng đã mở rộng ra các thành phố ở phía Tây thủ đô, tại khu vực Darfur và Kordofan. Tại Al Fashir, thủ phủ của bang Bắc Darfur, một thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa hai phe ở Sudan đã đổ vỡ, dẫn tới các cuộc đụng độ ở các khu dân cư. Ở El Obeid, thủ phủ của Bắc Kordofan và là trung tâm kết nối giao thông giữa Khartoum và Darfur, các tay súng RSF đã đụng độ với lực lượng cảnh sát dự bị có vũ trang. El Obeid là nơi RSF duy trì sự hiện diện đáng kể. Ngoài ra, giao tranh ác liệt cũng đã xảy ra ở bang Tây Darfur, nơi các lực lượng dân quân được RSF hậu thuẫn đã san bằng nhiều khu vực của thành phố và buộc người dân phải di tản hàng loạt.
TP El Geneina ở Tây Darfur là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với các cuộc tấn công liên tiếp. Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) cho biết họ đã chứng kiến “các vụ hành quyết nhanh chóng” và nhắm mục tiêu vào dân thường trên đường từ El Geneina đến biên giới từ ngày 15 đến 16/6. LHQ kêu gọi “hành động ngay lập tức” để ngăn chặn các vụ giết hại những người chạy trốn khỏi El Geneina.
Video đang HOT
Theo thống kê, các cuộc giao tranh nổ ra ở Sudan kể từ giữa tháng 4 đến nay đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn. Trong khi đó, con số kỷ lục 25 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số Sudan, đang cần viện trợ và bảo vệ. LHQ ước tính cần khoảng 3 tỷ USD trong năm nay để cứu trợ nhân đạo cho người dân ở Sudan cũng như những người đã tị nạn ở nước ngoài. Như vậy, con số cam kết trên mới đáp ứng được 50% nguồn lực cần thiết.
Phát biểu sau hội nghị các nhà tài trợ diễn ra tại Geneva hôm 20/6, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cho biết cuộc khủng hoảng tại Sudan đòi hỏi nguồn hỗ trợ tài chính bền vững và ông bày tỏ hy vọng các bên sẽ ưu tiên viện trợ cho quốc gia này. Trong khi đó, Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi nhấn mạnh các khoản viện trợ này cần được phân bổ rõ ràng và giải ngân sớm nhất có thể.
Tại hội nghị, Mỹ cam kết ủng hộ thêm 171 triệu USD, đưa tổng số tiền viện trợ Sudan của nước này lên 550 triệu USD, trong khi Liên minh châu Âu (EU) viện trợ 190 triệu euro (khoảng 207 triệu USD). Đức công bố gói viện trợ 200 triệu euro (218,4 triệu USD) cho Sudan và khu vực cho đến năm 2024, trong khi Qatar cung cấp 50 triệu USD.
Cùng ngày, Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực do xung đột chính trị và quân sự ở Sudan có nguy cơ leo thang trong những tháng tới. Tuyên bố của FAO cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã nghiêm trọng ở Sudan, với nạn đói có thể lan rộng đáng kể trên khắp đất nước khi quốc gia này bước vào giai đoạn mùa giáp hạt từ tháng 6 đến tháng 9.
FAO nhấn mạnh Sudan sẽ cần thêm viện trợ nhân đạo khẩn cấp. FAO cho biết họ cần được viện trợ khẩn cấp 95,4 triệu USD để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, thông qua một số hoạt động như chuyển hạt giống cho nông dân và cung cấp dịch vụ chăn nuôi. Tổ chức này cho biết thêm, kế hoạch hỗ trợ của họ có thể giúp đỡ được khoảng 15 triệu người có nhu cầu.
Đại diện lâm thời của FAO tại Sudan, ông Adam Yao cho biết cơ quan này đang tận dụng mọi điều kiện có thể ở các vùng nông thôn và mùa gieo trồng hiện tại nhằm tăng sản lượng nhanh chóng và thúc đẩy lương thực dự trữ địa phương, theo đó cứu sống nhiều người hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Về phần mình, Sudan kêu gọi các nỗ lực phối hợp trong khu vực và quốc tế để chấm dứt căng thẳng, gìn giữ sự vẹn toàn, ổn định và thống nhất của nước này. Đáp lại, cộng đồng quốc tế hối thúc các bên tham chiến tại Sudan tiến tới một lệnh ngừng bắn bền vững để trả lại sự bình yên cho người dân và giúp duy trì các thể chế của Nhà nước Sudan.
Xung đột tại Sudan bước sang tuần thứ 6, khủng hoảng nhân đạo ngày một nghiêm trọng
Đêm 19 và sáng 20/5, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch.
Nhiều cuộc không kích đã xảy ra ở các khu vực lận cận thủ đô Khartoum trong bối cảnh nhiều dân thường đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng khi xung đột đã bước sang tuần thứ sáu liên tiếp.
Khói bốc lên trong giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RFS tại thủ đô Khartoum ngày 15/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhân chứng cho biết không kích đã xảy ra ở Omdurman và Bahri. Đây là hai thành phố nằm dọc sông Nile, gần sát thủ đô Khartoum. Một số cuộc không kích xảy ra gần đài truyền hình quốc gia ở Omdurman.
Các nhân chứng ở Khartoum cho biết tình hình tương đối yên tĩnh mắc dù thỉnh thoảng vẫn nghe thấy tiếng súng nổ.
Cuộc xung đột bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4 đã khiến hơn 1,1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán hoặc di tản sang các nước láng giềng. Khoảng 705 người đã bị thiệt mạng và gần 5.300 người đã bị thương.
Chính phủ Mỹ đang đóng vai trò trung gian giữa quân đội Sudan và RSF. Phía Mỹ cho biết hai bên đã đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các mặt hàng viện trợ nhân đạo và bảo vệ thường dân khi hai bên gặp nhau tại Saudi Arabia vào đầu tháng này.
Quân đội Sudan và RSF đã đồng ý thỏa thuận ngừng bắn nhiều lần, nhưng các trận đánh vẫn tiếp diễn. Ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng cuộc xung đột này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến các quốc gia xung quanh Sudan vì chưa có dấu hiệu cho thấy có khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan, ngày 19/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Chính phủ Nam Sudan ngày 19/5 đã lên tiếng bảo vệ vai trò hòa giải và nỗ lực của nước này nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở nước láng giềng Sudan, sau những chỉ trích từ chính quyền Khartoum.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nam Sudan khẳng định chính phủ nước này đã và đang tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở Sudan, trong khuôn khổ Cơ quan Phát triển liên chính phủ Đông Phi (IGAD) với "sự vô tư tối đa", đồng thời giải thích thêm "khái niệm hòa giải" hàm ý chỉ sự tiếp xúc "cân bằng với tất cả các bên".
Hôm 18/5, Bộ Ngoại giao Sudan đã gửi thông điệp "phản đối" tới Nam Sudan, sau khi một quan chức RSF thực hiện chuyến thăm tới Juba trong tuần này. Đặc phái viên Youssef Isha của Chỉ huy RSF - Tướng Mohamed Hamdan Daglo - đã gặp Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và đại diện của IGAD tại Juba hôm 17/5.
Trong cuộc họp báo diễn ra sau đó, ông Isha tuyên bố RSF sẵn sàng tham gia mọi nỗ lực của Tổng thống Kiir nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài ở Sudan.
Các phe phái Sudan đạt thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày Các phe phái đang giao tranh ở Sudan ngày 20.5 đã ký thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày sau 6 tuần giao tranh khiến đất nước này rơi vào hỗn loạn. Khói bốc lên tại chợ Omdurman ở Omdurman, Sudan ngày 17.5. Ảnh REUTERS Reuters dẫn lại tuyên bố chung của Mỹ và Ả Rập Xê Út, các bên bảo trợ...