Vẫn chưa giải mã được bé gái “ma cà rồng” hút máu trẻ con
Gia đình khánh kiệt vì liên tục phải đền tiền cho các nhà nạn nhân bị con mình bắt cóc. Bệnh viện tâm thần từ chối tiếp nhận, nói cô bé hoàn toàn bình thường. Công an phải thông báo đến từng hộ dân trên địa bàn để cảnh giác.
Hiện cô bé kỳ lạ đang bị gia đình quản thúc, mong chờ các cơ quan chức năng nghiên cứu “giải mã”.
Gần một năm nay, cô bé Pi năng Thị Bòng (13 tuổi, ngụ thôn Suối Cát, xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa). Người dân kinh hoàng cho rằng cô bé là ma cà rồng bắt cóc trẻ con để hút máu.
Bắt cóc trẻ con, chạy vù vù vào rừng
Pi năng Thị Bòng là con thứ 14 trong gia đình có 16 người con. Cô bé sinh ra khỏe mạnh bình thường và cũng đến trường như bè bạn cùng trang lứa. Nhưng một ngày năm 2012, Thị Bòng bỗng thay đổi bất thường, từ một đứa trẻ hoạt bát trở nên ủ rũ, lầm lì, hành động kỳ quái.
Ông Pi năng Là Nha (SN 1957, cha Bòng) cho biết: “Món ăn ưa thích của Bòng là kiến và chăn mền. Mỗi lần ở một mình, nó lại ngấu nghiến nhai những thứ ấy”. Cô bé còn trở thành một kẻ ăn cắp siêu hạng khi nhiều lần đột nhập vào nhà người thân, hàng xóm chôm đồ và tiền bạc. Người dân cả nể Bòng còn ít tuổi nên đều bỏ qua.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2013, gia đình và làng xóm đều kinh hoàng vì Bòng đã đánh cắp một bé trai gần 1 tuổi. “Đứa trẻ được mẹ đưa vào chòi trên rẫy nằm ngủ để đi bẻ bắp. Bòng nhân lúc vắng người liền bắt cóc bỏ chạy. Người mẹ phát hiện đuổi theo giằng lại. Bòng ném đứa bé lại rồi chạy vù vào rẫy mì gần đó”, cha Bòng kể.
Bé trai được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, đờm có máu, nhiều vết cắn trên mặt, mũi, cổ. Sau khi hút đờm và thở oxy, cháu bé dần hồi phục. Trong khi đó, người thân cùng trai tráng trong làng lùng sục khắp nơi mới tóm được Bòng đang núp sau một tảng đá khuất trong bụi cây rừng.
Cha của đứa trẻ tức giận đã trói Thị Bòng vào một cây cột trước cổng để đánh. “Hôm đó trời nắng to, đứng ở ngoài thấy người ta đánh con mà vợ chồng tôi xót xa không cầm được nước mắt. Muốn xin cho con khỏi bị đòn thì mọi người cản lại nói: “Đang đánh con ma rừng, chứ không đánh Thị Bòng. Bòng nó không biết gì nên sẽ không thấy đau”, cha Bòng nói.
Sau đó, được chính quyền can thiệp, bé trai cũng qua cơn nguy hiểm nên họ nguôi ngoai, đồng ý cởi trói.
Công an xã triệu tập Bòng lên lấy lời khai, dưới sự bảo hộ của mẹ. Tuy nhiên, cô bé im lặng. Bòng đang ở tuổi chưa thành niên nên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và được bàn giao về gia đình quản lí. Lần đó, gia đình Bòng phải đền bù tiền thuốc men và trả tiền viện phí 5 triệu đồng cho nhà bé trai.
Video đang HOT
Cắn chết người?
Sau sự việc, Thị Bòng thường biến mất trong đêm một cách khó hiểu. Cứ đi 2 – 3 ngày mới trở về, mỗi lần như vậy tay chân đều lấm lem bùn đất. Gặng hỏi thì cô bé chỉ ngồi thẫn thờ im lặng. Đến ngày 22/10/2013, một sự việc đau lòng xảy ra tại thôn Đa Râm (Khánh Thượng) khiến dân trong vùng hãi hùng. Một bé trai gần một tuổi nằm bất động trên bụi gai mắt mèo gần nhà, trên người có nhiều vết cắn và tử vong do mất nhiều máu. Người dân đều nghi Thị Bòng chính là thủ phạm.
Bà Pi năng Thị Châu (SN 1963, mẹ Bòng) nói: “Lùng sục cả đêm để bắt Bòng nhưng không được, người nhà bé trai bao vây và đem xăng để đốt chết cả nhà tôi nhằm báo thù, may chính quyền can thiệp kịp thời. Sáng sớm hôm sau, con tôi được phát hiện khi đang nằm ngủ tại ngôi nhà hoang gần nơi tìm thấy xác cháu bé “.
Suy từ vụ lần trước, gia đình Bòng cũng cho rằng chính con mình là thủ phạm. Lần này sau khi bồi thường cho nhà nạn nhân 4 triệu đồng, cha mẹ Bòng phải bỏ thêm 12 triệu đồng để xây mồ mả cho cháu bé.
Vài tháng sau, Bòng tiếp tục có hành vi mờ ám, lẻn vào vườn điều của nhà khác rình mò, bị nhà họ phát hiện hét toáng lên thì vùng bỏ chạy. Kể từ lần đó, gia đình Bòng trồng cây trừ tà ma, Bòng đi đâu cũng có người kèm cặp không dám rời nửa bước, đưa cùng lên nương rẫy, cách khu dân cư cả chục cây số.
“Tôi chở xe thì Bòng ngồi giữa, mẹ nó ngồi sau để giữ. Lúc vào rừng, nó đi một bước thì cha hoặc mẹ cũng bước sát ở phía sau. Con tôi phải nghỉ học vì mỗi lần đến trường liền bị bạn bè dùng đá gạch ném và đánh đuổi, gọi là “con ma rừng”, người cha xót xa.
Bé gái bị ma nhập?
Mẹ cô bé xót xa cho rằng những vết cắn trên người hai đứa trẻ không phải của Bòng, của một thế lực siêu nhiên nào đó, cô bé chỉ là nạn nhân bị lợi dụng. Chị nói: “Bòng là đứa con chúng tôi đẻ ra nên thấy nó vậy, vợ chồng tôi xót xa lắm. Kể từ ngày cháu “phát bệnh”, chưa lúc nào vợ chồng tôi ngủ yên, lúc nào cũng lo âu, thấp thỏm nên đi đâu cũng phải “cắp” nó đi cùng.
Cuộc sống luôn bị đảo lộn. Tưởng được yên sau nhiều tháng lên nương rẫy với cha mẹ, nào ngờ sự việc lại bắt đầu tái diễn. Gia đình tiếp tục cuốn vào vòng xoáy của một thế lực siêu nhiên nào đó mà không ai lí giải được”.
Theo lời kể, sau khoảng 5 tháng yên ổn, khoảng 21h ngày 11/5/2014, cả nhà đang ăn xoài thì Bòng xin phép sang hàng xóm xem vô tuyến, chỉ vài phút sau đã biến mất không rõ tăm hơi. Lập tức, sự việc được trình báo lên chính quyền. Công an xã đã thông báo đến từng hộ dân về sự biến mất của Bòng để cảnh giác và tổ chức tìm kiếm khắp các ngõ ngách trên địa bàn. Trời về khuya mà Bòng vẫn “bặt vô âm tín”, buộc mọi người phải quay trở về.
Đến khoảng 6h hôm sau, người dì phát hiện Bòng đang nằm gối đầu lên bụi chuối sau nhà. Vị trí này sát bếp và bên cạnh chuồng lợn của người dì, cách nhà Bòng chừng 50m. Cả chục người đã vây quanh nơi ngủ của Bòng để vây bắt. Nhưng lúc ập vào thì Bòng đã biến mất.
Gia đình cuống cuồng lấy xe máy chạy vào rừng đuổi theo, được hơn 1km thì thấy Bòng bước đi lững thững, mặt mày ủ rũ. Khi thấy người thân chạy đến, cô bé ngồi sụp xuống, không nói gì. Người nhà bế lên xe, chở về nhà.
Cha Bòng cho biết: “Gia đình gặng hỏi nhưng nó không chịu trả lời. Chỉ khi trò chuyện với các em, hoặc bạn cùng trang lứa, nó nói có một ông to lớn, ép phải đi bắt những đứa trẻ. Nếu không sẽ bị giết”. Người dân càng tin Bòng bị ma nhập.
Khánh kiệt vì con là “ma rừng”
Gia đình Bòng nhiều đời sống bằng nghề nương rẫy. Nghèo nhưng vợ chồng con cái đều khỏe mạnh, không ai mắc bệnh lý về thần kinh. Bòng cũng vậy, cô bé vẫn tỉnh táo để nhận biết mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, gia đình không hiểu nổi tại sao Bòng lại có những hành động kỳ quái như vậy.
“Xa xưa, người Raglai vẫn lưu truyền chuyện “ó ma lai”, rồi cúng trừ ma. Từ lâu, người đồng bào Raglai đã không còn tin nữa, nhưng sự việc xảy ra đối với con gái tôi khiến tất cả mọi người đều lo lắng. Ban đầu vì tưởng con mắc bệnh tâm thần nên đưa tới bệnh viện. Khổ nỗi các bác sĩ không tiếp nhận, nói đầu óc cháu hoàn toàn bình thường”, cha Bòng thở dài.
Cuộc sống gia đình vốn không đến nỗi túng thiếu, nhưng sau nhiều lần bồi thường cho các nạn nhân bị Bòng bắt cóc, kinh tế cả nhà trở nên khánh kiệt.
Cha Bòng buồn bã: “Lần bé trai đầu tiên nằm viện, gia đình tôi phải gác hết công việc sang thu hoạch bắp cho nhà họ để xoa dịu nỗi bức xúc. Sau cái chết của bé trai thứ hai, gia đình phải bán rẻ 2ha đất rẫy với giá 12 triệu đồng để xây mồ mả cho nạn nhân. Từ đó cả nhà chỉ còn vài sào đất cắm dùi. Giờ, cháu Bòng lại tái diễn hành vi lẻn đi bất thường và rất có thể sẽ tiếp tục gây ra họa. Khi đó, gia đình tôi không biết lấy gì đền bù cho người ta nữa”.
Gia đình cô bé rất mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc, nghiên cứu về hành vi của Bòng để tìm ra câu trả lời. “Ngày nào chưa biết con gái bị bệnh gì thì gia đình tôi không thể sống yên ổn”, người cha nức nở./.
Theo PLVN
Phút tỉnh táo cay đắng của những bệnh nhân trong trại tâm thần
Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ.
Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng
Người điên cũng có những lúc tỉnh táo hiếm hoi. Thế nhưng trong cuộc tiếp xúc với những bệnh nhân trong Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu), người ta thấy dường như họ thích... điên hơn tỉnh, để cố quên đi những sai lầm họ đã mắc trong quá khứ.
1. Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ. Tất cả tập trung trong phòng ăn riêng biệt của mỗi khoa. Lướt nhìn các khuôn mặt, cứ ngờ ngợ một điểm giống nhau, sự ngơ ngác đến hiền lành. Thấy có người lạ đến, các bệnh nhân bỏ ăn, tranh nhau lại gần hỏi những câu bâng quơ, chắp nối rồi cười nói một mình.
Thế nhưng, trong nhiều câu chuyện kể của các Bác sĩ, y tá, điều dưỡng... đang công tác tại BVTT Đà Nẵng, nhiều người sẽ thật sự "choáng" khi biết được, đằng khuôn mặt ấy đang ẩn chứa rất nhiều "tội ác" mỗi lúc lên cơn điên dại. Không ít trường hợp bệnh nhân tâm thần lên cơn xung động, đã gây ra rất nhiều vụ án đau lòng như: giật, lấy đồ, đốt nhà, hiếp dâm, hành hung người khác hoặc có trường hợp giết chính những người thân thiết nhất của mình. Nhưng vì mọi hành động đều diễn ra trong vô thức nên không thể kết án họ.
Một vụ án do người tâm thần gây ra cách đây nhiều năm ở Miếu Bông (Hoà Vang, Đà Nẵng) nhưng đến nay vẫn còn ám ảnh cho rất nhiều người. Chị Hồ Thị Mai (SN 1978, ngụ Miếu Mông, huyện Hòa Vang) bị bệnh hoang tưởng, cho rằng mình được tổ tiên, ông bà, thần thánh nhập vào nên suốt ngày luyên thuyên đủ thứ chuyện. Do lúc đó, một số người dân vì ý thức kém đã tin điều chị Mai nói và người phụ nữ này nghiễm nhiên trở thành... thầy bói. Trong một lần lên cơn hoang tưởng nặng, chị Mai đã giết chết đứa con 5 tuổi, đâm chồng bị thương. Khi giám định, xác định chị bị bệnh tâm thần nên được miễn trách nhiệm hình sự. Sau một thời gian điều trị bệnh tại BVTT, bệnh thuyên giảm, chị được về nhà nhưng khi nhớ lại những cảnh tượng mà mình đã gây ra, chị đã bị trầm cảm nặng. Cuối cùng, không chịu nổi sự dày vò, chị Mai chọn cách tự sát tại nhà.
Hay như trường hợp của anh Định Hồ Phúc (SN 1980, ngụ xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng), bệnh nhân điều trị có gần 20 năm trong bệnh viện. Do bị loạn thần, ảo tưởng cha mẹ là quái vật sẽ hại mình, anh Phúc liền cầm dao giết chết cha mẹ. Còn anh Hồ Công Vinh (SN 1981, ngụ xã Hòa Liên, Hòa Vang) sát hại mẹ vì lên cơn kích động do không được thỏa mãn yêu cầu khi đòi tiền mẹ mua thuốc lá. Anh Vinh vào bệnh viện vào năm 2009.
Hai bệnh nhân Phúc và Vinh được các bác sĩ cho ra ngoài chuyện trò, thế nhưng các anh chỉ biết cười hềnh hệch trong trong ánh nhìn đờ đẫn. Khi được gợi hỏi về những kỷ niệm, về gia đình... bất ngờ cả hai cúi gằm xuống như họ muốn lảng tránh Theo BS Đỗ Văn Thanh Lân (trưởng khoa nữ), người có hơn 20 năm gắn bó bệnh viện, các bệnh nhân tâm thần tuy ý thức cuộc sống còn rất ít nhưng trong tâm trí họ vẫn không bao giờ quên những gì họ đã gây ra cho người thân của mình. Ai may mắn thì điều trị ổn định, trở về hòa nhập với cuộc sống. Ai không may mắn sẽ phải mang "bản án" suốt cuộc đời. Bác sĩ Lân cho biết thêm, lúc bình thường, người tâm thần thường rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc la hét, đập phá, đi lang thang, nói cười ngơ ngác. Nhưng khi bị kích động, xung động mạnh... do ý thức hệ không còn, hoang tưởng, ảo giác, luôn luôn nghĩ mình sắp bị người khác hại, họ sẽ tìm cách bảo vệ mình trước nên dễ gây án đối với xã hội. Riêng trường hợp này, BS Lân dẫn chứng khá nhiều, chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số gần 200 bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện.
2. Trong số bệnh nhân tâm thần, có người bệnh nặng, người mới chớm, người lâu năm, người mới đưa vào.... Bao nhiêu gia đình có người thân mắc phải căn bệnh quái ác này, là bấy nhiêu nỗi niềm chồng chất.
Bác sĩ Trương Văn Trình (khoa phục hồi chức năng) chia sẻ thêm, hầu như người bệnh tâm thần không ý thức hết nỗi đau do chính mình gây nên họ vẫn... vô tư sống. Nhưng cũng có một số bệnh nhân sau một thời gian điều trị dần ổn định đã phải xót xa vì chịu sự ghẻ lạnh của chính người thân. Có bệnh nhân ngồi khóc lặng lẽ trong phòng tận mấy ngày khiến bệnh phát lại trầm trọng hơn.
Trong giây phút tỉnh táo hiếm hoi, bệnh nhân Lê Vũ Công (SN 1977, ngụ Quảng Nam) rưng rưng nước mắt kể, anh vào bệnh viện đã 3 năm nhưng chưa bao giờ được người nhà tới thăm. Nhiều khi nhớ nhà mà vì bệnh anh chưa khỏi hẳn, lại không biết chính xác nhà mình ở đâu nên không thể về. Bác sĩ Trình cho biết, anh Công là một trong số mấy chục bệnh nhân tâm thần bị gia đình bỏ rơi, đi lang thang ngoài đường, được công an đưa vào bệnh viện. Bệnh nhân thuộc diện này chiếm khoảng 30% trong tổng số các bệnh nhân đang điều trị tại đây. "Mà cũng vì điều này mà bệnh nhân đang vướng phải một khó khăn trong vấn đề tìm "đầu ra" cho các bệnh nhân sau khi đã điều trị xong. Trong khi đó, Trung tâm điều dưỡng người tâm thần, hay Trung tâm Bảo trợ xã hội... lại đang quá tải", một bác sĩ bộc bạch.
Một ví dụ khác, bệnh nhân Huỳnh Văn Trung (SN 1986, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị bệnh hoang tưởng, trong thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm phần nào, thấy có khách đến cũng tiến lại làm quen và kể: "Thỉnh thoảng mẹ mới vào thăm Trung, nhưng không hiểu vì sợ cái chi mà trốn không gặp Trung, chỉ đưa quà qua cửa sổ cho Trung rồi đi về". Nghe lời nói của Trung, nhiều người cảm thấy cay sống mũi nhưng vẫn phải thừa nhận, Trung còn may mắn so với nhiều bệnh nhân khác khi nhận ra được mẹ mình và vẫn có gia đình đến thăm. Cũng có những trường hợp, khi gia đình đưa con vào viện, đi thăm không được con nhận ra, đã tuyệt vọng và đau đớn, không dám quay lại thăm lần 2. Và vì nhiều lý do khác nữa mà con số bệnh nhân tâm thần bị bỏ rơi cứ ngày một tăng...
Sắp chia tay, gặp một câu chuyện làm khách chợt ấm lòng đôi chút. Bên hành lang, hai bà lão Lê Thị Lan (SN 1940, ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và bà Nguyễn Thị Tất (SN 1945, quê huyện Núi Thành, Quảng Nam, hiện sống nhờ cùng nhà bà Lan, đều có con trai bị chứng bệnh động kinh đang được điều trị tại BVTT từ đầu năm 2011) đang ngồi chờ đến giờ thăm con. "Ở nhà, mỗi khi lên cơn, con tui cứ la hét, phá phách đồ đạc. Nhiều khi không vừa ý, nó còn đánh cả tui. Thương lắm nhưng để ở nhà, sợ con quậy hàng xóm nên đành đưa vào bệnh viện. Hằng ngày, tui đi bán vé số, hễ rảnh lại vào thăm con", bà Tất đưa tay quệt nước mắt nói. Hiểu, cảm thông bà bạn cùng cảnh ngộ, bà Lan rủ bà Tất về ở cùng. Hai người đàn bà mỗi lần chờ con lại héo hon ngồi thu mình trên ghế đá, tay vân vê chiếc nón cũ kỹ, ước muốn được gánh chịu thay con căn bệnh quái ác.
Theo bác sĩ Trương Văn Trình, bệnh tâm thần là bệnh mãn tính, điều trị hết sức phức tạp và nhiều loại, trong đó có 2 loại nặng nhất: bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị tốt, uống thuốc đều đặn, kiên trì...có thể khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng. Điều quan trọng để trị loại bệnh này cần có người nhà, xã hội hết sức quan tâm. Họ cần chăm sóc, yêu thương, dỗ dành nhẹ nhàng, khích lệ động viên.
Theo Xahoi
Mẹ tâm thần, cha tàn phế và ước mơ của 3 đứa trẻ Người mẹ nhiều năm bị tâm thần phân liệt, trở nên dở người, còn người cha trụ cột cuả gia đình thì tàn phế do tai nạn giao thông. Trong khi ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học choáng váng, thẫn thờ... Đó là hoàn cảnh cùng cực của gia đình anh Phùng Tấn Thanh (45 tuổi, ở xóm 1, thôn Hòa...