Vẫn chờ phương án tháo dỡ căn biệt thự của ông Nguyễn Thanh Hóa
Liên quan đến căn biệt thự sai phép của nguyên Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa, chủ sở hữu đã tháo dỡ xong 3 bức tường xây mới, phần sai phạm 1 tầng còn lại vẫn chưa có phương án xử lý.
Sáng 27.3, theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại căn biệt thự liền kề của gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 (Bộ Công an) ở khu BT1, dự án C37 tập thể Nhà xuất bản Công an nhân dân, có địa chỉ trên đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) không còn hoạt động nào khác.
Ba bức tường sai phạm ở tầng trên cùng đã được chủ sở hữu thuê nhân công tháo dỡ xong. Toàn bộ căn nhà hiện được che kín bằng bạt. Bên trong không có người ở, cũng không còn hoạt động kinh doanh nào.
Căn biệt thự của ông Nguyễn Thanh Hóa đã được tháo dỡ xong phần 1, hiện vẫn chờ phương án để xử lý tiếp. Ảnh: Đình Việt
Ông Phùng Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, đến nay, căn biệt thự của ông Nguyễn Thanh Hóa đã hoàn thành việc phá dỡ 3 bức tường xây mới ở tầng trên cùng.
Về phần sai phạm khi xây vượt phép 1 tầng, lãnh đạo phường Trung Văn nói vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của thanh tra Sở Xây dựng TP.Hà Nội và thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm.
“Sau khi hoàn thiện phá dỡ giai đoạn 1 với 3 bức tường, UBND phường đã 2 lần gửi giấy mời chủ sở hữu căn biệt thự là bà Hồng (vợ ông Hóa) đến làm việc nhưng người này chưa hợp tác. Hiện căn biệt thự vẫn chưa có hoạt động nào khác như cho người đến ở hoặc kinh doanh”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Còn đại diện thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho hay, hiện thanh tra quận và thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp làm rõ việc xây vượt phép do chủ đầu tư hay chủ sở hữu. Khi xác định được đối tượng vi phạm mới có thể đưa ra bước xử lý tiếp theo.
Theo Danviet
Hé lộ tang vật "khủng" đường dây đánh bạc liên quan tướng công an
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, số lượng tiền "khủng" thu được từ vụ án cờ bạc đã khiến cả điều tra viên và cán bộ tố tụng phải ngạc nhiên. Khi khám xét bắt giữ, cơ quan tố tụng đã phải thuê xe tải để di chuyển tang vật.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 - Bộ Công an, đã nhận hơn 17 tỷ đồng của Nguyễn Văn Dương. Số tiền đưa - nhận này đang được làm rõ mục đích, để từ đó cơ quan tố tụng xem xét khởi tố bổ sung tội danh.
"Vay" nhưng chưa thấy trả
Nguồn tin cho biết, bằng hình thức chuyển khoản qua nhiều tài khoản lòng vòng dưới dạng hợp đồng kinh tế và cuối cùng được rút ra bằng tiền mặt, Nguyễn Văn Dương đã chuyển đến ông Hóa hơn 17 tỷ đồng, trong đó có 12 tỷ đồng (do Dương xách va ly đến gặp ông Hóa) thể hiện là tiền ông Hóa "vay" trong khoảng thời gian năm 2016-2017, và chưa thấy có chứng cứ ông Hóa trả lại. Khoản vay này phù hợp với lời khai của Nguyễn Văn Dương trong quá trình điều tra. Ngoài ra, ông Hóa còn nhận 700 triệu đồng của các đối tượng dưới dạng "quà biếu cảm ơn, lễ tết, đi nghỉ mát...".
Sự việc ông Hóa vào nằm Viện 198 Bộ Công an tại Hà Nội sau khi bị đình chỉ công tác, được cho là cái cớ thể hiện sức khỏe kém, còn thực tế ông không bệnh tật gì. Cơ quan điều tra (CQĐT) đã có những căn cứ xác định tình trạng sức khỏe của ông Hóa mà chưa cần thực hiện giám định y khoa để phục vụ quá trình điều tra. Ngay sau khi bị bắt tại Viện 198, ông Hóa được di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ, nhốt tại khu vực biệt giam. Tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông Hóa được đánh giá là phù hợp để CQĐT tiếp tục lấy lời khai.
Ông Nguyễn Thanh Hóa.
Liên quan vụ án này, tính đến sáng qua (15/3/2018), CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 83 bị can, tạm giam 38 đối tượng, nhiều đối tượng được tại ngoại, trong đó chủ yếu là người chơi bạc, đại lý viên "đổi Rik ra tiền thật", và một số người nguyên là cán bộ công an với các tội danh tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán hóa đơn, rửa tiền...
Cũng theo nguồn tin này, lượng tiền trong đường dây cờ bạc do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu được "chuyển hóa" qua mua, bán hóa đơn lên đến hơn 4.000 tỷ đồng với 37 liên hóa đơn, trong đó chủ yếu thể hiện qua mua bán thẻ cào điện thoại (nhiều hóa đơn có giá trị hơn 100 tỷ đồng - chủ yếu ở Hà Nội) - một trong những căn cứ để CQĐT tiến đến khởi tố tội danh rửa tiền.
Số lượng tang vật "khủng"
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, có những tình tiết nói lên số lượng tiền "khủng" thu được từ vụ án cờ bạc đã khiến cả điều tra viên và cán bộ tố tụng phải ngạc nhiên. Trong một lần khám xét ở một địa chỉ tại Quảng Ninh, các đối tượng đã để nhiều tỷ đồng trong hai thùng gỗ lớn trong ga ra ô tô. Hai thùng gỗ chứa tiền bọc trong băng dính đen chỉ được che đậy sơ sài, chèn vài thanh sắt và lốp xe hỏng lên trên. Khi khám xét bắt giữ, chiếc ô tô 7 chỗ của cơ quan tố tụng đã không thể chở hết mà phải thuê xe tải để di chuyển tang vật. Số tiền này được Phan Sào Nam khai là có được từ cờ bạc game online mà có, "để tạm" ở đó và sẽ dùng vào đầu tư một công trình xây dựng tại Quảng Ninh.
Một lần khác tại TPHCM, Cơ quan điều tra cũng đã phải mất nhiều công sức trong đêm để vận chuyển số vàng và đô-la (còn nguyên seri) thu lời bất chính từ cờ bạc trị giá lên hàng trăm tỷ đồng mà Phan Sào Nam có ý định chuyển hóa vào bất động sản. Nhân lực CQĐT đã phải đếm số vàng và đô la này từ 10 giờ đêm đến 4h30 phút sáng mới hết. Và khi CQĐT đưa "hàng" lên máy bay vận chuyển ra Hà Nội, đã phải có sự can thiệp của PA92 Công an TPHCM để giảm bỏ thủ tục đưa hàng đặc biệt qua đường hàng không. Ra đến Nội Bài, lực lượng điều tra đã phải dùng đến 4 ô tô chuyển hàng đến nơi quản lý tang vật.
Đối với 3 nhà mạng Vinaphone, Mobiphone và Viettel liên quan thế nào đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ này (báo Tiền Phong số ra ngày 14/3/2018 đã nêu), nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết: Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.
Việc chuyển hóa chứng cứ từ 42 triệu tài khoản (theo cách hiểu "truyền thống" thì có 42 triệu người chơi bạc game online) thành chứng cứ vật chất, đối với CQĐT là một khó khăn, vì phải có khoảng 42 triệu lời khai thể hiện trong hồ sơ điều tra. Do một con bạc có thể lập ra nhiều tài khoản, nên cơ quan tố tụng đã phải áp dụng chứng cứ điện tử để lập hồ sơ điều tra.
Đối với các nhà mạng viễn thông, trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.
Truy nã 9 người liên quan Nguyễn Thanh Hóa
Công an tỉnh Phú Thọ vừa phát lệnh truy nã thêm 9 đối tượng trong vụ án "Sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn và Rửa tiền" liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an).
Nhóm người bị truy nã gồm Hoàng Ngọc Tú (36 tuổi, quê Nam Định), Hoàng Thành Trung (40 tuổi, quê Quảng Ninh), Nguyễn Duy Thịnh (26 tuổi, quê Hà Tĩnh), Nguyễn Huy Bách (28 tuổi quê Quảng Ninh), Phạm Tiến Cương (31 tuổi, quê Hải Phòng), Tạ Quang Khoa (30 tuổi, quê Vĩnh Phúc), Trần Quang Hạnh (31 tuổi, quê Nam Định), Hoàng Văn Trọng (27 tuổi) và Lê Văn Kiên (40 tuổi, cùng quê Hà Nội). Công an đề nghị ai biết thông tin về các đối tượng trên báo gấp cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc gọi về số điện thoại: 069.2645.262.
Trước đó, ngày 11/3, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân với Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa. Cùng ngày, Công an tỉnh Phú Thọ ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Hóa để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Xuân Ân
Theo Tùng Duy
Tiền Phong
Chủ tịch phường nói về biệt thự sai phép của ông Nguyễn Thanh Hóa Ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn - khẳng định, biệt thự của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa sai phạm từ khi xây dựng phần thô. Sau đó gia đình tiếp tục hoàn thiện trên phần thô mà chủ đầu tư bàn giao. Sáng 13/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phùng Mạnh Dũng...