Vẫn cấp đại trà CMND có tên cha mẹ
Cho rằng “Không ai kêu ca, phàn nàn”, Bộ Công an sẽ tiếp tục triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi họ tên cha mẹ ở nhiều địa phương phía Bắc, dù trước đó dư luận đã bày tỏ sự không đồng tình.
Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VI) – Bộ Công an vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đợt triển khai thí điểm cấp đổi CMND theo mẫu mới tại 3 quận, huyện ở Hà Nội là Tây Hồ, Từ Liêm và Hoàng Mai.
Không ai phàn nàn!?
Trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VI, cho biết trong thời gian thí điểm, đã có 7.500 trường hợp tới làm thủ tục xin cấp, đổi CMND mẫu mới.
“Không ai phàn nàn gì về việc CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng nói rõ trong thời gian thực hiện thí điểm tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã có phản ứng khi cho rằng việc đưa họ tên cha mẹ công dân lên CMND là chưa phù hợp, không đúng quy định trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, chính Bộ Tư pháp đã thẩm định nghị định cho phép thực hiện việc này và trình Chính phủ thông qua. Chúng tôi đã làm đúng theo quy định, không có gì là sai luật” – ông Vệ quả quyết.
Làm thủ tục xin cấp CMND. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo Tổng cục VI, do có hệ thống bảo mật và lưu giữ vân tay kết nối nội mạng trên toàn quốc nên việc xác định danh tính của công dân rất dễ dàng, không thể xảy ra trường hợp một người được cấp 2-3 CMND. Việc ghi họ tên cha mẹ công dân lên CMND sẽ giúp lực lượng chức năng nhanh chóng tìm ra chính xác người cần tìm vì hiện nay, số trường hợp trùng tên tuổi, quê quán không ít.
“Những trường hợp nhạy cảm như con ngoài giá thú, cha hoặc mẹ là tử tù, thụ tinh nhân tạo, bố mẹ đã mất từ lâu… thì sẽ được thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng làm công tác cấp CMND, có thể không nhất thiết phải kê khai và điền thông tin đó” – ông Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cho biết.
Video đang HOT
Đánh giá đợt thí điểm ở 3 quận, huyện của Hà Nội “thành công tốt đẹp”, trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an cho biết từ nay đến hết năm 2013, sẽ tiếp tục cấp CMND mới trên toàn TP và mở rộng ra nhiều địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình.
Làm khó người dân
Ông Chu Văn Khanh, Trưởng Phòng Công chứng A1, Chủ tịch Hội Công chứng Hà Nội, cho biết đã có không ít người dân gặp rắc rối trong lúc làm các thủ tục mua bán tài sản khi CMND mới có 12 số thay vì 9 số như trước đây. Nhiều trường hợp công chứng vẫn làm xong nhưng khi gửi sang Phòng Tài nguyên – Môi trường thì bị trả lại, yêu cầu phải bổ sung giấy tờ chứng minh việc thay đổi CMND. “Khổ nhất là những trường hợp trước đây làm giấy tờ ủy quyền tài sản nhưng bây giờ muốn làm thủ tục sang tên thì cơ quan Nhà nước yêu cầu phải có xác nhận thay đổi CMND của cả người ủy quyền” – ông Khanh nêu thực trạng.
TPHCM vẫn cấp CMND theo mẫu cũ Ảnh: TẤN THẠNH
Theo Thiếu tướng Trần Văn Vệ, trước ngày thí điểm ở Hà Nội (21/9), Tổng cục VI đã có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan thông báo về việc cấp, đổi CMND mới, trong đó có điều chỉnh số CMND từ 9 lên 12 số và đề nghị tạo điều kiện cho người dân thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, chỉ có nhân viên tại các sân bay và ngành hải quan không gây phiền hà. Bản thân Tổng cục An ninh – Bộ Công an cũng đã điều chỉnh số hộ chiếu ngay trên hệ thống máy tính cho người dân. Ông Vệ cho biết ngân hàng chính là nơi hay gây khó dễ cho người dân nhất khi đến làm thủ tục giao dịch với CMND mới mà hồ sơ, giấy tờ trước đây đều là số CMND cũ.
“Tôi vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường TP Hà Nội và các ngân hàng thương mại đề nghị không gây phiền hà nếu thấy rằng thông tin trên CMND mới của họ chỉ khác thông tin CMND về việc xuất hiện 12 số thay vì 9 số. Việc thay đổi CMND từ 9 lên 12 số là phù hợp với yêu cầu quản lý của Bộ Công an, nếu ngân hàng hay đơn vị nào không thực hiện, gây khó dễ cho người dân là làm sai quy định”- ông Vệ khẳng định.
Tổng cục VI cũng đã có văn bản gửi lực lượng công an, hướng dẫn một số trường hợp nếu thấy cần thiết có thể xác nhận ngay cho người dân về việc thay đổi CMND. Công nghệ làm CMND mới nhanh, đơn giản và thuận tiện hơn trước rất nhiều. Trường hợp bị mất CMND, người sử dụng có thể nhờ người nhà đến cơ quan công an làm hộ (vì vân tay của mỗi người đã được công an lưu giữ), thay vì phải đích thân đến lăn tay mới được cấp lại.
Xem lại vai trò “gác cổng” của Bộ Tư pháp
Một số chuyên gia cho rằng Bộ Tư pháp cần nghiêm túc xem lại trách nhiệm của mình trong vụ việc này. Với vai trò thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành nhưng Bộ Tư pháp đã không phát hiện quy định đưa họ tên cha mẹ lên CMND trong Nghị định 170/2007 là không phù hợp, trái với Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.
Phải đến khi Bộ Công an công bố kế hoạch thực hiện cấp CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ công dân gây bức xúc trong dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) mới vào cuộc tìm hiểu. Sau đó, cơ quan này đã thừa nhận việc để lọt lưới văn bản có dấu hiệu trái luật. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp chưa phát đi thông báo nào thể hiện việc “khắc phục” thông qua việc “tuýt còi” Nghị định 170 hoặc có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh quy định này.
Theo 24h
CMND cũ sẽ bị cắt góc, đục lỗ
CMND cũ sẽ phải bị đục lỗ hoặc cắt góc để không thực hiện những giao dịch mới mà chỉ có tác dụng trong những giao dịch dang dở. Giao dịch mới phải sử dụng CMND mới.
Ngày 1/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với đại diện các đơn vị trong bộ để mổ xẻ vấn đề Bộ Công an đang tiến hành cấp CMND theo mẫu mới có phần đưa họ tên cha mẹ của công dân. Vấn đề này thời gian qua đã gặp rất nhiều phản ứng của dư luận.
Bộ Công an khẳng định làm đúng
Cuộc họp này xuất phát từ việc Bộ Công an khẳng định việc đưa tên cha mẹ vào CMND là thực hiện đúng theo Nghị định 170/2007 của Chính phủ về CMND, trong đó Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan đã thẩm định, thông qua mà không phàn nàn gì. Từ đây, dư luận đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng Bộ Tư pháp đã không làm tốt khâu "gác cổng" văn bản trái luật?
Một quan chức của Bô Tư pháp tham gia cuôc họp nói trên nói sắp tới, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ nghiên cứu và họp bàn với đại diện Bộ Công an về quy định nêu trong Nghị định 170. Theo vị này, lẽ ra khi dư luận lên tiếng phản ứng, Bộ Công an cần có văn bản báo cáo Chính phủ để xin ý kiến trước khi triển khai thí điểm ở Hà Nội.
Việc Bộ Công an thực hiện cấp CMND mẫu mới từ ngày 21/9 đúng về mặt quy định nhưng không phù hợp trong một số hoàn cảnh. "Một số đại biểu Quốc hội đã cho tôi biết là sắp tới sẽ đưa vấn đề này ra chất vấn tại nghị trường. Nếu khi ấy Chính phủ nhận ra bất hợp lý và yêu cầu bỏ quy định này thì có phải sẽ gây ra biết bao rắc rối, lãng phí cho cả người dân và Nhà nước hay không?" - vị này nói.
TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cho biết ngoài trái luật, quy định đưa tên cha mẹ lên CMND còn xâm phạm nghiêm trọng vê đời tư công dân. "Tôi thây trong viêc này còn phảng phât tư duy của "chủ nghĩa lý lịch", không có lợi trong bôi cảnh hiên nay" - ông Sơn thẳng thắn.
Người dân đi làm CMND mới tại quận Hoàng Mai - Hà Nội. Ảnh: ĐỖ DU
CMND cũ sẽ bị cắt góc, đục lỗ
Theo khảo sát của chúng tôi, việc CMND thay đổi từ 9 chữ số lên 12 chữ số đã gây không ít khó khăn cho người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự. Ông Phạm Đăng Lâm, Phó Giám đôc Công ty CP Cơ khí chính xác LPC (Hà Nội), cho biết: Rất bối rối khi khách hàng thay đổi CMND theo mẫu mới. "Giây tờ giao dịch sẽ không khớp nhau dẫn tới hàng loạt vấn đề cần phải làm cẩn trọng để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Chúng tôi cũng chưa rõ việc thay đổi CMND có phải đôi luôn cả sô tài khoản giao dịch ở ngân hàng không? Nêu phải thay đôi thì sẽ gây gián đoạn quá trình giao dịch của công ty" - ông Lâm lo ngại.
Trao đổi với phóng viên ngày 1/10, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công an), cho biết: "Theo quy định, khi làm CMND mới thì phải thu hồi CMND cũ. Người dân có những giao dịch trong hợp đồng, giấy tờ nhà đất có số CMND cũ rồi nên phải tiếp tục giữ nó. Tuy nhiên, CMND cũ sẽ phải bị đục lỗ hoặc cắt góc để không thực hiện những giao dịch mới mà chỉ có tác dụng trong những giao dịch dang dở. Giao dịch mới phải sử dụng CMND mới".
Theo một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính và Trât tự an toàn xã hôi (Bô Công an), sắp tới môi người dân khi đôi CMND còn có thể được câp môt giây xác nhân sô CMND cũ để thuận lợi khi thực hiện các giao dịch dân sự. Việc này cũng sẽ được cân nhắc, bởi việc duy trì cùng lúc hai CMND nếu quản không tốt sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. "Hiện các trường hợp đến làm CMND mẫu mới không nhiều, đa số rơi vào các trường hợp mất CMND hoặc CMND bị nhàu nát" - vị lãnh đạo này cho biết.
Chưa nhận được phàn nàn về CMND mới
CMND mới bắt đầu triển khai thí điểm tại 3 quận, huyện ở Hà Nội (quận Tây Hồ, Hoàng Mai và huyện Từ Liêm) từ ngày 21/9. Dự kiến sau 1 tháng, Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự an toàn xã hội sẽ tổng kết, đánh giá về những điều đã làm được và chưa được. Sau đó sẽ cấp đổi CMND mới trên toàn TP Hà Nội. Theo ông Trần Thế Quân, đến thời điểm này, Bộ Công an vẫn chưa nhận được một phàn nàn nào bằng văn bản về việc CMND mới có đưa tên cha mẹ công dân.
Theo 24h
Kiểm tra lại quy định đưa tên cha mẹ vào CMND Mặt trước CMND mẫu mới (Ảnh: Phạm Hải - Vietnamnet) Nếu quy định đưa tên cha mẹ vào CMND là trái luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ ra văn bản "tuýt còi". Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa chỉ đạo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật kiểm tra quy định đưa tên cha mẹ vào...