Vẫn căng thẳng vắc xin dịch vụ!
Bộ Y tế cho biết trong năm 2015 chắc chắn vẫn diễn ra tình trạng căng thẳng vắc xin dịch vụ. Hiện Bộ Y tế đang tính đến phương án thu gọn điểm tiêm dịch vụ nếu số lượng vắc xin nhập về quá thấp với nhu cầu.
PGS.TS Trần Đắc Phu (ảnh trên), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Thưa ông, trong năm 2014 tại khu vực tiêm chủng dịch vụ đã tái diễn liên tiếp tình trạng “cháy” vắc xin, khiến trẻ phải chờ đợi rất nhiều tháng mới được tiêm. Trong năm 2015 tình trạng này sẽ như hế nào, thưa ông?
Khác với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) luôn được cung ứng đủ dựa vào số trẻ được sinh ra hàng năm, vắc xin dịch vụ là nhu cầu tự phát của người dân, nên các đơn vị tiêm dịch vụ phải dự tính nhu cầu này để đặt vắc xin. Nếu cung không đủ cầu sẽ dẫn đến tình trạng “cháy” vắc xin.
Bộ Y tế đang yêu cầu các công ty báo cáo về số lượng vắc xin dịch vụ có thể có trong năm 2015 và kế hoạch 2016 từ đó có hướng chỉ đạo với công tác tiêm dịch vụ. Tuy nhiên, tình hình cung ứng rất khó khăn, do nhà sản xuất không cung ứng đủ.
Cụ thể tình hình cung cứng nhiều vắc xin dịch vụ như 6 trong 1, 5 trong 1, thủy đậu, hay vắc xin dại… năm nay rất khó khăn. Ví dụ, theo báo cáo bước đầu trong năm nay chỉ có khoảng 30.000 liều vắc xin 6 trong 1. Nguyên nhân từ phía bản thân nhà sản xuất, thay đổi công nghệ, nhu cầu tăng lên… nên dù có đặt hàng vẫn không được đáp ứng đủ.
Trước nguy cơ này, Bộ Y tế tính đến phương án như thế nào để không còn xảy ra tình trạng “sốt” vắc xin dịch vụ, đặc biệt là tránh tình trạng đợi vắc xin dịch vụ và xảy ra nguy cơ dịch bệnh với trẻ, thưa ông?
Hiện Bộ Y tế đang yêu cầu các công ty báo cáo kế hoạch 2015 lộ trình cung cấp đến 2016 như thế nào để đưa ra chỉ đạo. Chúng tôi sẽ chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh phải căn cứ vào số lượng vắc xin nhập vào để cung cấp cho một số điểm tiêm nhất định, rút gọn điểm tiêm dịch vụ chứ không thể cung cấp tràn lan cho tất cả các điểm tiêm dịch vụ. Vì nếu cung cấp tràn lan cho nhiều điểm rất nguy hiểm, trẻ tiêm được mũi 1 nhưng mũi 2,3 lại không có, trẻ lại đợi tiêm dẫn đến tình cảnh như thời gian qua. Các điểm tiêm dịch vụ cũng phải tuyên truyền để bà mẹ đưa con đi tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đúng lịch.
Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng “sốt” vắc xin dịch vụ trong thời gian qua và ông có khuyến cáo gì với người dân về vấn đề này, thưa ông?
Tôi cho rằng, người dân cần phải thay đổi nhận thức giữa tiêm dịch vụ và mở rộng. Các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đượctổ chức tiêm đầy đủ trong tháng, đảm bảo số lượng theo nhu cầu và an toàn. Tính an toàn này đã được chứng minh bằng kiểm nghiệm lâm sàng, trên thực tế tiêm chủng. Tại Việt Nam hiện đến hơn 90% trẻ được tiêm các vắc xin trong chương trình TCMR.
Video đang HOT
Đặc biệt qua một số vụ dịch sởi, ho gà hay một số bệnh truyền nhiễm thời gian qua, qua giám sát cho thấy phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do không được tiêm, hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt thời gian gần đây có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi -rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi). Vì thế, khi mà nguồn vắc xin dịch vụ chưa đảm bảo, việc chờ đợi tiêm rất nguy hiểm, trẻ có thể bị mắc bệnh ở giai đoạn chờ đợi này.
Vụ dịch sởi năm 2014 nhiều trẻ mắc bệnh vì đến tuổi tiêm chủng nhưng bé chưa được tiêm vắc xin. Ảnh: H.Hải
Năm 2014, khi tôi đến bệnh viện, trực tiếp hỏi các bà mẹ có con 10 tháng mắc sởi, các bà mẹ đã vô cùng hối lỗi vì quyết định sai, con đến tuổi tiêm sởi nhưng lại chờ tròn 1 tuổi để tiêm vắc xin dịch vụ. Vậy làchưa đến thời điểm tiêm, con đã mắc sởi nguy kịch.
Với tiêm chủng phòng bệnh, hiệu quả nhất là cho trẻ đi tiêm đúng lịch.Để phòng bệnh cho trẻ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh cá nhân, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách để trẻ không bị ốm tránh bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng đúng lịch. Đặc biệt thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ phòng bệnh theo lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo đó, trẻ em cần phải được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với trẻ hoãn tiêm cần liên hệ với cán bộ y tế xã, phường để được tiêm bù ngay trong thời gian sớm nhất có thể. Đặc biệt để phòng bệnh ho gà trẻ cần được tiêm vắc xin lúc 2 tháng tuổi, phòng bệnh sởi trẻ cần được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 lúc 9 tháng tuổi.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Hồng Hải (ghi)
Theo Dantri
Thực trạng vắng khách "khó hiểu" của xe khách Hải Phòng - Hà Nội
Tình trạng xe khách nối đuôi nhau chạy trên đường mà xe nào cũng chỉ "lơ thơ" vài khách đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải nhìn thấy nguy cơ phá sản. Hiện số xe khách chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội đang vượt gấp đôi nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến đường này.
Dịp Tết vẫn "khát" khách
Thông thường, vào dịp Tết, xe từ Hà Nội đi các tỉnh đều kín khách, tình trạng nhồi nhét khách, "chặt chém" giá cả đã trở nên quen thuộc vì thời điểm này nhu cầu đi lại tăng rất cao, "khách cần xe chứ xe không cần khách". Nhưng thực trạng đó lại hoàn toàn xa lạ với tuyến xe khách Hà Nội - Hải Phòng và Hải Phòng - Hà Nội. Ngay cả trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, các xe đều chỉ có khoảng 30 khách đổ lại, có xe lưa thưa vài khách nhưng vẫn phải chạy vì sợ mất tuyến.
Hiện có rất nhiều hãng xe tham gia kinh doanh vận tải tuyến Hải Phòng - Hà Nội như Đất Cảng, Hải Âu, Ô Hô, Thanh Long, Hoàng Long, Đoàn Xuân, Hoàng Ngân... Mỗi hãng cứ 15 phút lại có một chuyến xuất bến. Hiện Hải Phòng có 4 bến có tuyến đi Hà Nội là Cầu Rào, Tam Bạt, Niệm Nghĩa và Lạc Long; mỗi bến cách nhau chỉ độ vài km. Vì vậy nhiều khi xe của bến này xuất bến ra đường đã gối vào xe của bến xe kia tạo nên những đoàn xe nối đuôi nhau.
Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tranh giành, cướp khách lẫn nhau giữa các lái xe. Chuyện các lái xe, các nhóm cò mồi "dằn mặt" nhau trên đường không hiếm khi xảy ra, khiến các "thượng đế" nhiều phen hoảng loạn. Chỉ vì một người khách với giá vé dưới 100.000 đồng mà có thể dẫn đến ẩu đả thương tích. Cuộc chơi không lành mạnh ấy bắt nguồn từ thực trạng quá vắng khách trên tuyến này, đồng thời cũng là nguyên nhân gây nên sự vắng khách.
Ngay trong dịp cao điểm, xe khách tuyến Hải Phòng - Hạ Nội vẫn vắng vẻ lạ thường
Một phụ xe của tuyến vận tải Hải Phòng - Hà Nội cho biết, ở bến xe Tam Bạc, hãng xe của họ cứ 7 phút lại có một chuyến đi Hà Nội. Trong một ngày có hơn 300 chuyến xe chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Tuy nhiên xe ra khỏi bến chưa đi ngay mà chỉ đi với tốc độ rùa bò chậm hơn cả người đi bộ, tính từ bến xe Tam Bạt đến hết đường bờ sông. Mục đích là vớt khách, chờ khách và "không dám chạy nhanh sợ đi trước các xe của hãng của một "đại ca" trong làng vận tải thì rất dễ bị đánh đập. Mà người đi thì có hạn, vì thế đầy lần chúng tôi chạy xe không", phụ xe này cho biết.
Xe khách trùng tuyến chạy sát nhau trên đường tạo thành đoàn gây nên tình trạng tranh cướp khách mất an toàn giao thông
Hệ luỵ của việc "cung" vượt quá "cầu" còn là cảnh tranh giành, chèo kéo khách, nhiều nhà xe đua tốc độ để kiếm khách và không ít trường hợp còn thuê cò mồi, côn đồ ép khách phải lên xe của hãng mình. Vì lợi nhuận, vì sự sinh tồn nên các nhà xe cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến mất an toàn giao thông, an ninh trật tự, khiến hành khách khiếp sợ.
Cung vượt gấp đôi cầu
Mới đây Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Hải Phòng đã có đánh giá sơ bộ về hoạt động vận tải hành khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại cho thấy, mỗi ngày có 374 chuyến, vận chuyển khoảng 7.000 khách. Và hệ số sử dụng xe mới đạt khoảng 42%.
Cũng theo đánh giá trên, ở tuyến vận tải khách này còn có tình trạng một vài doanh nghiệp sử dụng đối tượng cò mồi, côn đồ chèo kéo khách, đe doạ đánh đập lái xe, phụ xe các doanh nghiệp khác; bắt chặn, dừng xe nhằm mục đích tranh giành khách trên đường, chèn giờ, dừng đỗ ngay trước cửa bến xe gây nên tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông.
Vì "khát " khách nên các lái xe liên tục dừng đỗ sai quy định để bắt khách
Việc xe khách chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội và chiều ngược lại ế ẩm cả trong dịp Tết là hiện trạng đáng báo động. Nó cho thấy sự bất hợp lý trong điều hành giao thông của cơ quan quản lý liên quan. Việc nhiều doanh nghiệp cùng tham gia lĩnh vực này sẽ tạo ra sự cạnh tranh, từ đó chất lượng phục vụ được nâng cao hơn. Thế nhưng việc "cung" vượt gấp đôi "cầu" tại tuyến vận tải này cho thấy sự lãng phí, gây ra sự bất ổn trong an toàn giao thông và an ninh trật tự tại các tuyến đường, địa phương mà các hãng xe này khai thác.
Trao đổi với PV Dân trí về bất cập trên, một cán bộ Phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông thành phố Hải Phòng cho biết, thực trạng cung vượt xa cầu trong lĩnh vực vận tải khách tuyến Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại đang gây ra nhiều bất cập. Tình trạng lái xe các hãng đánh nhau vì cướp khách liên tục tái diễn. Kéo theo đó là phóng nhanh vượt ẩu, dừng đỗ sai quy định gây mất an toàn giao thông.
Các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra liên tục trong thời gian gần đây liên quan đến xe khách tuyến này đang là câu trả lời cho việc xe đông mà khách ít. Khi PV đặt lịch làm việc về các biện pháp chấn chỉnh trong thời gian tới thì lãnh đạo Sở Giao thông Hải Phòng từ chối vì đang họp bàn, chưa có kết luận.
Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, đơn vị quản lý, cấp tuyến cho các tuyến xe khách Hải Phòng đi Hà Nội và ngược lại.
Các công ty vận tải của các Hãng Đất Cảng, Anh Huy, Hoàng Long cũng đồng kiến nghị lên các cơ quan chức năng về tình trạng họ bị một số hãng khác trên tuyến chồng tuyến, cướp giờ, gây ẩu đả, hỗn chiến trên đường.
Được biết để "tăng nhiệt" cho tình trạng xe nhiều người đi ít như hiện nay, một vài hãng xe mới vẫn đang có ý định mở thêm lốt vận tải Hải Phòng - Hà Nội. Nếu thành phố Hải Phòng tiếp tục cấp mới phương tiện cho tuyến vận tải này, tình trạng căng thẳng nói trên không biết bao giờ mới được giải quyết?
Thu Hằng
Theo Dantri
Xác định được loại côn trùng "lạ" tràn vào nhà dân Kết quả kiểm tra cho thấy loài côn trùng "lạ" xuất hiện nhiều tại xóm Đông Viên, thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) là ruồi mắt đỏ. Chưa khẳng định được đây có phải là loài trung gian truyền bệnh hay không. Ông Phạm Năm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế...