Ván bài Metro: Bành trướng đất vàng, ôm tiền ra đi
Bài học từ Metro bán hết để ôm cục tiền lớn ra đi đã để lại nhiều nỗi lo trước sự xâu xé của đại gia nước ngoài và sự yếu thế của DN Việt trước các ông lớn ngoại đầy toan tính.
Hạ bài: 900 triệu đô
Ngày 7/8, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan đã ký kết thỏa thuận mua lại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với giá gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng).
Đại gia Đức Metro rút hỏi bán lẻ Việt Nam với túi tiền khổng lồ nhưng để lại một sự thất vọng ngày càng lộ ra và nghi vấn chưa bao giờ được làm rõ.
Metro liên tục bành trướng và có hàng loạt BĐS đắc địa.
Vào Việt Nam từ đầu năm 2002 nhưng cho đến trước khi bán cho BJC, Metro hầu như chỉ biết báo lỗ và trong cả quá trình hoạt động không đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Bộ Tài chính.
Trái ngược với tình trạng thua lỗ, Metro bị nghi ngờ có khuất tất trong hoạt động bởi vẫn không ngừng mở rộng thị trường với số trung tâm dự kiến ban đầu chỉ là 6 đã leo lên tới 19 cái trên phạm vi toàn quốc. Đi kèm theo đó là thị phần cũng được mở rộng không ngừng lên tới cả chục nghìn tỷ đồng/năm.
Không chỉ dừng ở đó, nhiều người còn lo ngại Metro thậm chí có thể còn tìm cách trốn tránh, lách đóng thuế sau thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) nói trên bằng cách hạch toán đầu tư lớn, sát với số tiền cả tỷ USD thu về.
Một điều cũng đáng lo ngại là hậu quả mà Metro bán hệ thống phân phối tại Việt Nam cho một ông lớn ở Đông Nam Á là BJC. Theo đó, nhiều doanh nghiệp nội cung cấp hàng hóa cho Metro có thể phải tìm nguồn tiêu thu khác nếu ông chủ mới người Thái không ưu ái hàng Việt mà lựa chọn đưa hàng Thái vào hệ thống phân phối vừa mua lại này.
Chuyện doanh nghiệp mua bán thâu tóm, cạnh tranh với nhau, phân phối loại hàng hóa nào là dựa trên cung cầu, dựa trên ý chí chủ quan của các ông chủ. Tuy nhiên, trong thương vụ Metro, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Liệu có khuất tất gì đằng sau vụ mua bán một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất bại mà có giá cả tỷ USD như này không?.
Video đang HOT
Và Metro, người ta tiếp tục đặt câu hỏi với hàng loạt trường hợp tương tự đã và sẽ xảy ra với các ông lớn ngoại ở Việt Nam mà các nhà quản lý dường như đang bế tắc.
Trên thực tế, Berli Jucker của ông chủ người Thái gốc Hoa cũng đã thất bại khi định mua hệ thống phân phối của Metro tại Việt Nam với giá 500 triệu USD. Tuy nhiên, khi mức giá được đưa ra lên tới 900 triệu USD thì BJC đã nhận được cái gật đầu đồng ý.
Chi tiết hợp đồng M&A này không được công bố, nhưng rất nhiều người cho rằng, đại gia BJC có lẽ cũng sẽ nhanh chóng đổi tên hệ thống phân phối này giống như đã đổi chuỗi bán lẻ Family Mart Việt Nam thành B’mart – thương hiệu lâu đời của BJC.
Ngã ngửa: 12 năm thâu tóm đất vàng
Nhiều người cho rằng giá trị của thương vụ M&A này là từ thương hiệu của Metro. Điều này có lẽ cũng phần nào đúng bởi dường như công nghệ bán buôn của Metro ngày càng yếu thế trong cạnh tranh vì sự lạ lẫm và không trúng với văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Số tiền đầu tư cho nhà xưởng bằng tôn thép và hệ thống làm lạnh cùng hệ thống quản lý… có lẽ không thấp thám gì đối với con số thu về nói trên.
Điều còn lại, giá trị lớn nhất được cho là nằm ở các trung tâm phân phối ở vị trí đắc địa và bất động sản liên quan mà Metro âm thầm ồ ạt nắm giữ được trong vài năm gần đây. Cùng với đó là một thị phần tăng trưởng đều với doanh tỷ chục ngàn tỷ mỗi năm.
Điểm đáng chú ý nhất ở hệ thống Metro tại Việt Nam có lẽ chính ở chuỗi 19 trung tâm mua sắm, mỗi cái lớn ngang ngửa một sân vận động quốc gia nằm ở các trục đường lớn hướng thắng vào trung tâm các tỉnh, thành phố. Bên cạnh hệ thống nhà kho còn có bất động sản rộng lớn có thể làm bãi đỗ xe cả nghìn chiếc và những khu đất trống như công viên.
Có lẽ đây chính là giá trị lớn nhất mà ông chủ người Thái gốc Hoa mong muốn thâu tóm trong bối cảnh chỉ một vài năm nữa thôi là các nước ASEAN phải mở tung hết các cánh cửa nhập khẩu để cho hàng hóa tự do lưu thông trong nội khối. Bất cứ hàng hóa nào được dán mác “ASEAN” hoặc có tỷ lệ nhất định nào đó sẽ thâm nhập Việt Nam một cách dễ dàng.
Có thể nói, tầm nhìn hoặc tài xoay sở của Metro thật đáng nể, không được cái này thì dược cái kia. Nếu chiếm được thị trường 90 triệu dân thì không còn gì bằng nhưng bán lại có lẽ cũng không phải là một bài toán đầu tư tệ.
Như thế chưa đủ, cũng phải nói thêm rằng, ông chủ mới của hệ thống đại siêu thị Metro người Thái gốc Hoa cũng là người đang có những bước đi táo bạo, tấn công vào thị trường Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại, đây chỉ thuần túy là các cuộc mua bán thâu tóm nhưng chỉ vài năm nữa thôi có thể sẽ có rất nhiều thay đổi.
Mỗi doanh nghiệp có một cách tính toán kinh doanh khác nhau nhưng trong cuộc đối đầu nội – ngoại trên thi trường bán lẻ, ngoài yếu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm thì khó để DN nội có thể theo kịp các doanh nghiệp phân phối ngoại khi họ luôn là người đi trước và ôm được những mảnh đất lớn và đắc địa.
Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn khá tiềm năng do một tỷ lệ khá lớn vẫn là kênh bán lẻ truyền thống. Vẫn còn thời gian để các doanh nghiệp nội thoát khỏi sự lấn lướt của doanh nghiệp ngoại nhưng nhìn lại ván bài 12 năm của Metro và cuộc chơi mới của Berli Jucker thì DN nội còn chịu nhiều thiệt thòi ngoài chuyện vốn, kinh nghiệm, công nghệ…
Theo Mạnh Hà
VEF
Vụ thanh lý hàng hiệu giá bèo: Đồ ngon đã bị dân buôn "thịt" hết
Nhiều dân buôn đã "ôm" được đồ thanh lý hàng hiệu để bán lại với giá cao hơn thu lời hàng chục đến hàng trăm triệu.
Trong khi hàng trăm khách hàng mòn mỏi xếp hàng trước cửa hàng ở phố Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), thậm chí phải chen nhau để được vào mua thì trên mạng đã có nhiều cửa hàng rao bán chính những sản phẩm Gucci, Milano trốn thuế mà họ đã mua được từ cửa hàng thanh lý từ trước đó.
Theo tìm hiểu từ một số dân chơi hàng hiệu, lô hàng thanh lý này rất khó đến tay người tiêu dùng vì trong những ngày đầu thanh lý hàng đã có một số lượng lớn hàng được "tuồn" ra theo đường người quen và các shop chuyên bán hàng hiệu lớn đã ôm được. Sau đó, các chủ kinh doanh đem rao bán lại trên một trang diễn đàn chuyên về hàng hiệu là authentic.vn để bán với giá cao hơn, thu lời hàng chục đến hàng trăm triệu.
Hình ảnh hàng hiệu từ lô hàng thanh lý giá bèo rao bán trên mạng
"Những đồ được mua trước đều là những đồ thuộc dạng "ngon", nguyên vẹn và chỉ cần đăng lên mạng là có người mua ngay", một dân buôn hàng thanh lý giá bèo cho biết.
Ghi nhận tại diễn dàn hàng hiệu, có thể nhận thấy hàng loạt lời rao bán các sản phẩm dây lưng, giày, ví...có xuất xứ từ lô hàng hiệu thanh lý giá bèo ở 13 Đinh Lễ.
Nhiều khách hàng ưa hàng hiệu nhưng ngại phải xếp hàng đã vào diễn đàn này để kiếm cho mình món hàng ưng ý, dù mức giá đã bị "đội" lên gấp đôi, thậm chí gấp 3.
Mặt khác, theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày 13/8, khi mở cửa hàng cho một số nhân viên của các doanh nghiệp đã đăng kí từ trước vào mua hàng, một số người dân cũng tranh thủ vào cùng.
Dân chơi hàng hiệu cho biết, đồ "ngon" thanh lý rất khó đến tay người tiêu dùng
Phần lớn khách đến cửa hàng chỉ để xem là chính, chỉ có một số ít khách mua. Mặt hàng khách mua chủ yếu là các loại thắt lưng và giầy da. Anh Hoàng Long, một khách hàng chai sẻ: "Thấy nhiều người xếp hàng vào mua nên tôi cũng thử vào trong xem thế nào, nhưng thấy chẳng có gì đáng mua, mẫu mã đã lỗi mốt mà chất lượng cũng không đảm bảo".
Cùng suy nghĩ tương tự, chị Nguyễn Hà tìm đến để mua quần áo chán nản cho hay: "Cứ tưởng hàng hiệu thì trông phải khác biệt thế nào chứ hình thức rồi chất liệu cũng không có gì nổi trội, nhiều chiếc còn quá xấu. Dù giảm giá từ hơn 100 triệu xuống còn hơn hai chục triệu nhưng vẫn quá đắt, chắc cũng chẳng ai mua làm gì".
Được biết, lô hàng này không chỉ có hàng hiệu Gucci, Milano mà còn có các thương hiệu nổi tiếng khác như D&G, Roberto Cavalli, DSquared... Tổng số lượng sản phẩm mà Hafasco mua về lên tới 8.000 sản phẩm.
Lê Tú
Theo Dantri
Ông trùm Thái Lan ra tay thâu tóm trên đất Việt Những tỷ phú hàng đầu Thái Lan đang đổ sang Việt Nam và tạo ra cuộc xâm nhập mạnh mẽ vào một thị trường tiềm năng với những thương vụ đình đám. Thương vụ mua lại Metro VN, một lần nữa nối dài danh sách các công ty, tập đoàn được tỷ phú Dhanin Chearavanont, chủ tịch kiêm CEO của C.P thâu tóm...