VAMC sẽ mua, bán nợ thực
Ngay trong đầu tháng 5 này, Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) sẽ chính thức ra đời.
Đáng chú ý là, VAMC sẽ bắt tay mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom giữ nợ xấu như những lo ngại trước đây.
VAMC không chỉ gom, giữ nợ
Theo Dự thảo Nghị định thành lập và quản lý VAMC được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cách đây 1 tháng, mô hình VAMC ở Việt Nam có nhiều điểm sáng tạo so với các nước.
Trong đó, VAMC sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. VAMC sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách (trừ đi phần đã trích lập dự phòng rủi ro).
Trái phiếu của VAMC phát hành chỉ có giá trị trong 5 năm, trong 5 năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giải pháp này khiến nợ xấu chưa được xử lý triệt để (bản chất của xử lý nợ xấu là phải mua và bán thật).
Nhiều bộ, ngành cũng băn khoăn cho rằng, cơ chế mua, bán nợ và đối tượng mua nợ của VAMC chưa rõ ràng. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, VAMC chỉ là nơi gom giữ nợ, giãn nợ cho ngân hàng trong 5 năm, chứ chưa xử lý được nợ xấu.
Video đang HOT
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thực chất, Dự thảo Nghị định đã quy định rõ, VAMC được phép thực hiện rất nhiều hoạt động: thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, điều chỉnh cơ cấu các khoản vay, chuyển nợ thành cổ phần… Tóm lại, theo cơ chế, VAMC hoàn toàn có thể tham gia mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom nợ, giữ nợ. Dĩ nhiên, hiệu quả đến đâu, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng khẳng định, VAMC thành lập không chỉ để chuyển nợ xấu của hệ thống ngân hàng sang VAMC, mà còn để mua, bán nợ thực. Đây mới là yếu tố quyết định thành công của xử lý nợ xấu.
Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, có rất nhiều hình thức để VAMC bán nợ, như chứng khoán hóa khoản nợ, biến nợ thành cổ phần của doanh nghiệp, đấu thầu công khai khoản nợ, phát mại tài sản thế chấp… Dĩ nhiên, để bán nợ thành công, cùng với việc thành lập VAMC, Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển.
Cho nước ngoài mua nợ?
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng mua nợ xấu tiềm năng lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Vì vậy, cần phải tháo gỡ về mặt cơ chế pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài có thể mua nợ, đặc biệt là nợ bất động sản và quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng gây nhiều quan điểm trái chiều. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, việc việc tham gia của yếu tố nước ngoài vào quá trình mua bán nợ xấu Việt Nam cần thận trọng, đặc biệt là vào thời điểm giá tài sản đảm bảo đang xuống thấp.
“Có thể không cho phép nước ngoài tham gia để hạn chế đến mức cao nhất việc thất thoát tài sản quốc gia và cá nhân, tổ chức. Khi cơ chế thử nghiệm VAMC đã thuần thục, Chính phủ mới nên cho phép nước ngoài mua bán nợ, thành lập các VAMC để mua nợ”, ông Lạng nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, việc bán nợ để giải quyết nợ xấu là cần thiết. Tuy nhiên, VAMC không nên bán tống, bán tháo nợ xấu bằng mọi giá, mà cần phân loại nợ và có phương án giải quyết nợ xấu với từng loại theo một lộ trình thích hợp (3 – 5 năm). Việc bán tháo nợ xấu không chỉ khiến ngân hàng thiệt hại lớn, mà còn có thể khiến thị trường bất động sản sụp đổ.
Theo nguồn tin, cùng với thành lập VAMC, NHNN sẽ đưa một số lãnh đạo cốt cán, có kinh nghiệm và năng lực xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại về tham gia điều hành VAMC.
Theo vietbao
Hàng chục ngàn tỉ đồng không người vay
Vốn đầu vào nhiều nhưng đầu ra gần như bế tắc khiến nhiêu ngân hàng thừa tiền dù rất muốn cho vay.
Theo số liệu của Ngân hàng (NH) Nhà nước Chi nhánh TPHCM, 2 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay của các NH trên địa bàn TP chỉ tăng 0,22%, trong khi huy động vốn lại tăng đến 2,71%. Huy động vốn tăng nhiều hơn tín dụng gần 2,49% cho thây đầu ra của các NH không khả quan, thâm chí nhiều NH đang đối mặt với tình trạng tiền nằm kho.
Cung câu không gặp nhau
Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH Xuất nhập khẩu Việt Nam(Eximbank), phân tích: Trong 2 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu quá khiêm tốn (17,3 tỉ USD), chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất thấp, khiến xuất siêu lên tới 1,68 tỉ USD. Do bấp bênh trong việc tìm thêm cơ hội sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa nên nhiêu doanh nghiệp (DN) không có nhu cầu vay thêm vốn. Từ đó, dư nợ cho vay của hàng chục NH không tăng.
Hiên nay, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ ở mức 9%-12%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực khác phổ biến từ 11%-15%/năm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 14,6%-17%/năm nhưng nhiều NH không có khách vay mới. Đối tượng được NH giải ngân chủ yếu là khách hàng cũ hoặc khách hàng đã vay ở NH bạn chuyển sang để vay với lãi suất thấp hơn.
Lãi suất cao, đầu ra khó khăn nên nhiều ngân hàng đang dư thừa vốn.
Phó tổng giám đốc một NH tại TPHCM cho hay: CácNH rất muốn cho vay nhưng nhiều DN chỉ muốn vay vốn dài hạn nên NH không thể đáp ứng vì không thể dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn với lãi suất thấp. Trong khi đó, DN kinh doanh, sản xuất có độ rủi ro cao lại không chấp nhận vay vốn lãi suất cao...
Ông Trương Quang Vinh, Chủ tịch Hội DN quận Gò Vấp -TPHCM, cho biết rất nhiều NH mời chào vay thêm tiền song DN không biết vay để làm gì hoặc không đáp ứng được điều kiện vay.
Theo ông Vinh, trở ngại lớn nhất là DN không chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả. Ngay cả dự án sản xuất đã được NH thẩm định là khả thi vẫn không vay được tiền vì DN còn vướng nợ cũ...
Loay hoay tìm đầu ra
Cố vấn của một NH ở TPHCM cho biết khách hàng chưa trả hết nợ cũ, NH tiếp tục cho vay là sai nguyên tắc. Vấn đề cốt lõi của tăng trưởng tín dụng là ngoài việc các NH tự thân giải quyết nợ xấu còn cần đến cơ chế xử lý nợ xấu do Nhà nước đưa ra.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, hiện các NH thương mại đang thừa hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng không biết cho vay vào đâu. Việc kéo giảm tỉ lệ nợ xấu là đẩy nợ xấu ra ngoài NH, buộc các NH đẩy vốn ra thị trường. NH Nhà nước đã chỉ đạo các NH thương mại tái cơ cấu được một phần nợ xấu bằng dự phòng rủi ro khoảng 4%. Phần nợ xấu còn lại sẽ được xử lý bằng nhiều cách, trong đó thành lập công ty mua bán nợ của Nhà nước có ý nghĩa quyết định...
Để giải quyết lượng tiền tồn kho, nhiều NH đã giảm lãi suất cho vay. Tổng Giám đốc NH Á Châu (ACB) Đỗ Minh Toàn cho biết ACB giảm lãi suất cho vay bình quân về mức 11,5%/năm với kỳ vọng tín dụng sẽ khởi sắc. Còn NH Bản Việt cho vay mua nhà với lãi suất 10%/năm trong 3 tháng đầu... Ngay cả phó chủ tịch HĐQT của một NH lớn tại TPHCM cũng phải tiếp cận lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty để tiếp thị lãi suất cho vay ngắn hạn 8%/năm.
Mua trái phiêu và cho vay liên ngân hàng
Hiện nay, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7,8%-8%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khoảng 10%-12%/năm. NhiềuNH lớn cho biết họ rất muốn hạ thêm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất cho vay.
Thế nhưng, do không ít NH nhỏ đang gia tăng huy động vốn để trả nợ số tiền đã vay của NH bạn vào năm 2012 nên các NH mạnh vốn không dám giảm thêm lãi suấttiết kiệm vì e ngại tiền sẽ dịch chuyển làm nguồn vốn bị xáo trộn.
Với số vốn tồn đọng, nhiêu NH chuyên sang mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất 8%-9%/năm hoặc cho vay liên NH nhằm hạn chế thua lỗ.
Theo Dantri
Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm Tại hội thảo "Hoạt động ngân hàng - Bức tranh toàn cảnh 2012 và kiến nghị chính sách 2013" do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 25.12, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia, cho biết chính việc xử lý chậm các NH yếu kém dẫn đến hiện nay Chính phủ làm gì cũng bị...