VAMA: Doanh số bán xe ôtô tại Việt Nam giảm gần 40%
Theo VAMA, doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng Tư vừa qua đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng trước; trong đó doanh số bán xe du lịch giảm nhiều nhất tới 40%.
Công nhân lắp ráp ôtô tại Nhà máy ôtô Huyndai Thành Công Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 12/5, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng Tư vừa qua đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng trước.
Trong tổng doanh số bán hàng trên có 7.796 xe du lịch, giảm 40%; 3.652 xe thương mại, giảm 36% và 313 xe chuyên dụng, giảm 16% so với tháng trước.
Xét về xuất xứ xe, trong khi xe ôtô sản xuất lắp ráp trong nước có doanh số bán 7.400 xe, giảm 38% thì doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 4.361 xe, giảm 40% so với tháng trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, tổng doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên VAMA là 64.100 xe các loại, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 46.089 xe ôtô du lịch, giảm 37%; 16.769 xe thương mại, giảm 30% và 1.242 xe chuyên dụng, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng xét theo xuất xứ xe, trong 4 tháng đầu năm nay, doanh số bán của xe lắp ráp trong nước giảm 33% và xe nhập khẩu giảm 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, doanh số bán hàng trên chưa thể hiện hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự góp mặt của các thương hiệu khác như Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo, VinFast, TC MOTOR…
Video đang HOT
Một số đơn vị này không phải là thành viên VAMA hoặc là đơn vị thành viên, nhưng tạm dừng gửi báo cáo hoặc không tiết lộ doanh số bán hàng.
Chỉ tính riêng TC MOTOR (đại diện thương hiệu Hyundai Thành Công) – đơn vị không phải là thành viên VAMA trong tháng Tư vừa qua có doanh số bán hàng 2.206 xe, nâng tổng doanh số bán hàng trong 4 tháng đầu năm của đơn vị này lên 17.568 xe các loại.
Dựa trên số liệu bán hàng được công bố chính thức từ VAMA và TC MOTOR, dẫn đầu thương hiệu ôtô bán nhiều xe nhiều nhất tại thị trường Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục là Toyota khi tiêu thụ được 2.803 xe, TC Motor 2.206 xe, Mazda 1.329 xe, Kia 1.318 xe, Mitsubishi 876 xe, Honda 834 xe, Ford 702 xe…
Sở dĩ doanh số bán hàng trong tháng Tư vừa qua và trong 4 tháng đầu năm nay giảm mạnh là do tháng đầu năm trùng với tháng Tết Nguyên đán nên có rất ít giao dịch mua bán xe trong khoảng thời gian này.
Đặc biệt, trong tháng 4 cũng là quãng thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy sản xuất ôtô ở trong nước phải tạm dừng sản xuất từ ngày 1/4 đến ngày 22/4 và các đại lý bán xe cũng phải đóng cửa để đảm bảo giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Quãng thời gian giãn cách xã hội này kéo dài khoảng 3 tuần và hầu như không có hoạt động mua bán xe. Sau khi hết giãn cách xã hội, các hoạt động mua bán trở lại nhưng cũng chỉ trong những ngày còn lại của tháng Tư vừa qua nên doanh số bán hàng giảm cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, để có doanh số bán hàng như trên, nhiều hãng xe cùng các đại lý đã thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá bán xe hay tặng quà giá trị cho khách hàng để kích cầu doanh số.
Giới chuyên môn cũng nhìn nhận, thị trường ôtô Việt Nam có thể “ấm” trở lại từ tháng Năm này nếu không có những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 diễn ra trong nước, nhưng doanh số tăng trưởng cũng rất “khiêm tốn.”./.
Honda City sẽ bỏ lắp ráp, chuyển sang nhập khẩu
Honda City là mẫu xe lắp ráp còn lại duy nhất của Honda tại thị trường Việt Nam ở mảng ô tô tới đây sẽ được chuyển sang nhập khẩu.
Honda Việt Nam cho biết có khả năng chuyển từ sản xuất lắp ráp sang nhập khẩu đồng nghĩa với việc mẫu xe còn lắp ráp cuối cùng của hãng tại Việt Nam là City cũng có thể sẽ được nhập khẩu trong thời gian tới
Trong văn bản vừa gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc "phối hợp nắm bắt khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19", Tổng giám đốc Honda Việt Nam (HVN), ông Keisuke Tsuruzono cho biết "có khả năng sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu".
Hiện tại, sau khi đã chuyển Honda CR-V từ sản xuất lắp ráp sang nhập khẩu từ cuối năm 2017, nay HVN chỉ còn lắp ráp duy nhất Honda City tại Việt Nam.
Để dẫn tới quyết định khả năng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu ô tô, Tổng giám đốc HVN chỉ ra tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh do dịch bệnh Covid-19 của Honda Việt Nam. Theo đó, quy mô sản xuất của công ty dự kiến giảm 30% trong năm 2020 đối với ô tô và 43% đối với xe máy trong giai đoạn từ tháng 4-6, kéo theo doanh thu cũng giảm theo mức tương ứng này.
Với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị như vận tải, nhà cung ứng, nhà phân phối... do phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nên doanh thu cũng giảm theo đáng kể.
Bên cạnh ảnh hưởng doanh số, ông Keisuke Tsuruzono cho hay, một trong những nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên là do nguồn cung ứng linh phụ kiện bị thiếu do một số nước cung cấp phụ tùng phải đóng cửa biên giới, phong tỏa đất nước do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, ở trong nước, doanh nghiệp phải tạm dừng các hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy từ ngày 1-22/4; các đại lý ô tô và xe máy cũng tạm dừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 dẫn đến giảm sản lượng và doanh số bán hàng.
Trước những khó khăn trên, Honda Việt Nam kiến nghị một số giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP ban hành ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Cụ thể, Honda Việt Nam cho rằng Nghị định 41/2020/NĐ-CP đưa ngành nghề "sản xuất ôtô và xe có động cơ khác" vào đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, nhưng không đề cập đến ngành nghề "Sản xuất mô-tô, xe máy". HVN cho rằng điều này là chưa phù hợp bởi những ngành nghề này đều là những ngành sản xuất phương tiện với tính chất tương tự nhau và đều đang phải đối mặt với khó khăn chung.
Honda cũng kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho khách hàng khi mua ô tô, xe máy
Đóng góp cho dự thảo Nghị quyết hỗ trợ sản xuất kinh doanh và giải ngân vốn đầu tư công, về chính sách kích cầu, Honda Việt Nam kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho khách hàng khi mua ô tô, xe máy.
Về chính sách hỗ trợ nguồn tiền cho doanh nghiệp, Honda Việt Nam kiến nghị giảm lãi suất cho vay từ 5-6% đối với doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy; Hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất ô tô.
Kiến nghị về chính sách quản lý chất lượng, Honda Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông vận tải tạm thời chấp nhận kết quả đánh giá COP (đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm) hoặc chứng chỉ IOS 9001 được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe và linh kiện nhập khẩu. Sau thời gian hết dịch COVID-19, doanh nghiệp cam kết đi đánh giá COP theo đúng quy định.
Cuối cùng, HVN đề xuất giảm yêu cầu sản lượng riêng, sản lượng chung tối thiểu của Nghị định 125/2017/NĐ-CP trong năm 2020 và có thể xem xét hỗ trợ trong cả năm 2021 vì ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh.
Doanh số bán xe mới của Toyota ở thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng Trong tháng 4/2020, doanh số bán xe mới của Toyota đã tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước đó lên 142.900 chiếc, sau khi giảm 15,9% trong tháng Ba. Một chiếc SUV Toyota được bày bán tại một đại lý ôtô ở Quảng Châu, Trung Quốc. (Nguồn: asia.nikkei.com) Nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản Toyota Motor Corp ngày 8/5 cho...