Valve ra mắt nguyên mẫu máy tính chơi game Steam Machine với CPU Haswell, GPU Titan
Steam Machine sử dụng các phần cứng có sẵn trên thị trường, do đó người dùng có thể dễ dàng nâng cấp từ CPU, GPU, ổ lưu trữ cho đến bo mạch chủ.
Hồi tháng trước Valve có tiết lộ về nguyên mẫu của chiếc máy chơi game Steam Machine và đến hôm nay hãng đã chính thức ra mắt sản phẩm này. Steam Machine thực chất là một cỗ máy tính cấu hình mạnh mẽ được thiết kế để nằm gọn trong một chiếc hộp kích thước nhỏ gọn nhằm tạo ra cảm giác sang trọng cho không gian giải trí của người dùng. Nguyên mẫu Steam Machine mà Valve giao đến cho 300 người dùng thử có kích thước lớn hơn Xbox 360 nhưng nhỏ hơn bất kì chiếc PC chơi game nào. Bên trong nó là CPU Intel Haswell bốn nhân và card đồ họa rời mạnh mẽ NVIDIA Titan.
Đại diện của Valve cho biết họ đã thiết kế để từng phần của Steam Machine có thể tản nhiệt riêng biệt với nhau: CPU sẽ thải dòng khí nóng lên bên trên, bộ nguồn thì xả khí ra bên hông, còn GPU thì đưa không khí ra phía sau. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng thật chất để làm được như thế thì rất khó, đặc biệt là trong một không gian hạn chế với rất nhiều linh kiện của Steam Machine. Valve thậm chí còn tách các phần cứng của máy thành ba khu vực khác nhau để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt cho chúng. Hiện Valve vẫn đang tiếp tục thử nghiệm thêm vài mẫu nữa để tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn.
Nói về cấu hình, người dùng Steam Machnine có thể tùy chọn giữa Intel Core i7-4770, i5-4570, và “một số mẫu i3″, GPU NVidia Titan hoặc GTX780/760/660. RAM của thiết bị sẽ có dung lượng 16GB, còn ổ lưu trữ thì xài loại lai giữa HDD 1TB với SSD 8GB. Steam Machine sử dụng nguồn 450W và có kích thước 304 x 314 x 73.66 mm.
Valve nói rằng Steam Machine sử dụng các phần cứng có sẵn trên thị trường, do đó người dùng có thể dễ dàng nâng cấp từ CPU, GPU, ổ lưu trữ cho đến bo mạch chủ. Người dùng nếu muốn cũng có thể tự mình đi sắm những linh kiện giống Steam Machine rồi tự build một chiếc cho riêng mình. Valve sẽ chia sẻ tập tin CAD để thiết kế nên bộ vỏ ngoài cho Steam Machine nữa.
Không thể không nhắc đến tay cầm chơi game Steam Controller, sản phẩm mà Valve nói là do họ tự sản xuất và cũng tự bán. Trong vòng hai năm qua, công ty đã dồn công sức thiết kế nên một chiếc thiết điều khiển có độ chính xác như chuột và bàn phím nhưng vẫn linh động như một gamepad. Valve muốn cho ra một thứ có thể dùng trong phòng khách nhưng vẫn có thể hỗ trợ thực tế ảo nếu cần thiết, và rõ ràng chuột và bàn phím không còn phù hợp nữa.
Thế là công ty đã thử nghiệm hàng tá các kiểu tay cầm khác nhau để rồi có được thiết kế như bạn thấy ở hình dưới. Nó có một màn hình cảm ứng, hai trackpad cảm ứng và tất nhiên là các phím điều hướng thông thường. 300 chiếc Steam Machine đầu tiên cũng chưa được bán kèm với Steam Controller này, thay vào đó là một model tay cầm không có màn hình. Phải đến năm sau thì Steam Controller chính thức mới được cung cấp cho người dùng.
Valve cho biết rằng tại triển lãm CES 2014 diễn ra vào tháng 1 sắp tới, bản thân Valve cũng như các đối tác phần cứng khác sẽ giới thiệu nhiều máy Steam Machine thương mại. Tất cả đều được đảm bảo chạy tốt với hệ điều hành Steam OS và Valve hi vọng chúng sẽ lên kệ hàng vào khoảng đầu đến giữa năm. Có một số mẫu sẽ nhỏ và rẻ hơn nhiều so với chiếc máy của Valve bởi hãng muốn nhắm đến nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
* Cấu hình cơ bản của nguyên mẫu Steam Machine do Valve sản xuất:
Video đang HOT
- GPU: một số máy sẽ dùng NVidia Titan, một số với GTX780, GTX760, hoặc GTX660
- CPU: tùy chọn giữa Intel i7-4770, i5-4570, i3
- RAM: 16GB DDR3-1600 (CPU), 3GB GDDR5 (GPU)
- Ổ lưu trữ: 1TB/8GB Hybrid SSHD
- Nguồn: tích hợp, 450w 80Plus Gold
- Kích thước: 304 x 314 x 73.66 mm
Theo VNE
10 lí do Steam Box chiến thắng trong cuộc chiến console (kì cuối)
Steam Box phá vỡ thế chân kiềng trên thị trường console giữa Nintendo, Sony và Microsoft.
Game cho Steam Box
Không có thiết bị phần cứng nào được coi là hoàn chỉnh nếu không có phần mềm cần thiết đi kèm với nó, Steam Box của Valve cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi bước chân vào thị trường console, Valve đã làm rất tốt công việc cung cấp những game hay cho thiết bị của cả 3 nhà sản xuất Sony, Microsoft và Nintendo. Mỗi sản phẩm mà Valve làm ra đều thừa sức trở thành những cột mốc đáng chú ý của ngành công nghiệp giải trí, điển hình như Half-Life, Left 4 Dead hay Team Fortress, tất cả đều rất thành công và đều góp phần làm tăng doanh thu console như PS4 hay Xbox 360. Tuy nhiên trong tương lai, vị trí của những sản phẩm như thế không thể chỉ đơn thuần là game của bên phát hành thứ 3 được, và cũng chính Valve đã nhìn thấy điều này.
Steam Box rất cần những tựa game độc quyền để cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ của mình, có lẽ Valve thừa sức để làm điều đó, mặc dù thư viện game của Steam có thể chia sẻ game cho PC và các thiết bị sử dụng Steam OS khác. Hơn nữa tính đến thời điểm hiện nay Steam vẫn là thư viện trực tuyến có số đầu game lớn nhất, tất cả các sản phẩm, từ chơi miễn phí, bản thử nghiệm cho đến bom tấn đều có thể tìm thấy dễ dàng.
Mặc dù có những trường hợp đặc biệt như Minecraft hay Battlefield 3 chẳng bao giờ phát hành trên Steam, đó vẫn là mỏ vàng dành cho game thủ.
Phiên bản Beta của Steam Box
Trong chiến lược phát triển Steam Box của Valve, họ đã quyết định tung ra một lượng nhất định thiết bị nguyên mẫu để làm thử nghiệm. Thông qua phản hồi từ khách hàng, từ đó công ty sẽ hoàn thiện dần sản phẩm trước khi chính thức tung ra thị trường. Đây là bước đi tuy đơn giản nhưng khá thông minh vì có thể giúp bên phát triển tránh được những lỗi không đáng có. Một thiết bị cần phải đáng tin cậy, tiện dụng và dễ dùng, tuy nhiên chỉ có khách hàng mới là người có thể đánh giá đúng nhất về thiết bị đó. Vì lợi ích của khách hàng và công ty, đó là lí do vì sao ta vẫn thường hay nói: Khách hàng là thượng đế.
Đối với các phần mềm, việc tung ra các bản Beta thử nghiệm trước khi phát hành sản phẩm chính thức đã quá quen thuộc với mọi người, vậy tại sao không thể làm điều đó đối với thiết bị console? Hẳn nhiên chính Valve là người thu lợi nhiều nhất khi áp dụng chính sách ấy. Có lẽ đã đến lúc các nhà sản xuất console học tập điều này từ Valve trước khi hàng loạt chính sách ngớ ngẩn để duy trì cả doanh thu lẫn niềm tin của khách hàng.
Hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà phát triển game độc lập
Steam Greenlight, nói cụ thể, là một chương trình khuyến khích các nhà phát triển game độc lập đưa sản phẩm của họ phân phối thông qua hệ thống Steam của Valve. Các nhà phát triển game có thể đưa thông tin về sản phẩm của mình, các bản demo, thử nghiệm...đến "chào hàng", từ đó cộng đồng người dùng của Steam đánh giá và bầu chọn những game "đủ tiêu chuẩn" để góp mặt trên hệ thống này. Nếu được phê chuẩn "bật đèn xanh" (greenlight), game sẽ chính thức xuất hiện trên cửa hàng (store) của Steam và được Valve hỗ trợ về các vấn đề kỹ thuật.
Tuy vẫn còn nhiều nhược điểm như đánh giá của khách hàng chỉ mang tính chủ quan, số tiền 100 USD đảm bảo vẫn là gánh nặng cho bên phát triển..., đã có những động thái cụ thể để giải quyết những vấn đề trên. Đầu tiên, đó là việc cập nhật thường xuyên các câu hỏi thường gặp (Faqs), các thắc mắc của nhà phát triển và tùy chỉnh lại hệ thống Greenlight sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.
Valve cũng nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong việc này, hãng cũng đã hứa hẹn sẽ hoạt động tích cực hơn trong việc điều hành Steam Greenlight, qua đó mang lại chất lượng và uy tín tốt nhất cho chương trình, để các game được phát hành từ Steam Greenlight phải thực sự chất lượng.
Mặc dù các công ty khác có thể học theo ý tưởng này, sự thật Valve vẫn là người đi đầu và đây có thể trở thành ưu điểm nổi trội của Steam Box so với các loại console khác. Nếu điều này trở thành sự thực, chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ rằng các tựa game độc lập dành riêng cho Steam Box sẽ là những tựa game độc lập tốt nhất cả.
Family Sharing
Ngay trước khi công bố 3 sản phẩm Steam OS, Steam Box và Steam Controller, Valve đã từng tiết lộ rằng sẽ có chức năng Steam Family Sharing. Với chức năng này, người sử dụng có thể chia sẻ cho bạn bè và người thân những tựa game mà họ đã mua một cách miễn phí.
Công bố thứ ba này kỳ thực là điều rất được cộng đồng game thủ quan tâm, vì đơn giản, game thủ thường không có nhiều thắc mắc về hệ điều hành mới, trừ phi chúng hoạt động không như ý muốn. Những đơn vị phát triển game, từ lớn đến nhỏ mới là những người quan tâm tới Steam OS. Trong khi đó, với một chiếc máy tính thông thường, người sử dụng cũng có thể thay thế Steam Box để thưởng thức game trong phòng khách.
Hiện nay khả năng Family Sharing xuất hiện trên Steam OS là rất cao. Trong khi đó Microsoft cũng từng có một chính sách tương tự nhưng phải hủy bỏ vì có liên quan đến DRM, Nintendo và Sony thì vẫn đứng ngoài cuộc chứ không có một động thái nào cả.
Động lực thúc đẩy cho 3 "ông lớn" console làm việc tốt hơn
Từ những gì mà Valve làm được hơn chục năm qua, không khó để đoán được lý do vì sao họ dấn thân vào thị trường console bằng chính sản phẩm console của mình. Tuy nhiên liệu đây có phải là lúc để Steam Box gia nhập vào một thị trường vốn hấp dẫn nhưng không hề ít rủi ro không?
Thực tế cho thấy, thời điểm này là lúc tốt nhất để Valve thực hiện kế hoạch của mình. Từ sau năm 2006, thị trường console mặc nhiên bị coi là mảnh đất độc quyền dành cho ba ông lớn Nintendo, Sony và Microsoft. Tuy nhiên cuộc chiến giữa họ đã diễn ra quá lâu, đôi khi điều đó rất tốt vì nó thúc đẩy họ phải tự tìm cách đổi mới và hấp dẫn được game thủ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Khách hàng là thượng đế, ấy vậy mà nhiều lúc "thượng đế" bị chính các ông lớn này o ép, bắt phải tuân theo luật chơi của mình chỉ vì sự độc quyền ấy. Tuy nhiên, một khi có bên thứ tư như Valve nhảy vào, chắc chắn cục diện sẽ thay đổi.
Valve từng khiến các nhà phát triển game phải nghĩ lại về cách họ sản xuất và phân phối sản phẩm của mình, do đó chúng ta có thể tin tưởng rằng họ sẽ làm được điều tương tự với các nhà phát triển console bằng Steam Box. Điều đó rất tốt vì nó kích thích ba nhà phát triển kia cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, tác động ngược lại đến Valve khiến họ làm điều tương tự, do đó sự trì trệ trong quá trình phát triển là điều khó có thể xảy ra.
Kể từ khi ra mắt, Steam Box và hệ điều hành của nó thực tế đã tác động không nhỏ đến thị trường console. Do đó thế hệ console tiếp theo chắc chắn sẽ có rất nhiều điều hấp dẫn đáng để mọi người phải mong chờ, tất cả chỉ là vấn đề thời gian trước khi điều đó thành sự thật.
Theo VNE
300 Steam Machine đầu tiên có cấu hình cực khủng Đó là những Nvidia Titan, GTX 780, GTX 760, GTX 660. Như chúng ta đã biết, Steam Machine - máy chơi chơi game sử dụng hệ điều hành SteamOS của Valve mới công bố gần đây sẽ do nhiều hãng thứ ba lắp ráp, nhưng 300 bản mẫu đầu tiên gửi đến người dùng trong giai đoạn beta sẽ do chính hãng lựa...