Valorant: ‘Lời nguyền 9-3′ liệu có thực sự tồn tại?
‘Lời nguyền 9-3′ đã và đang là một truyền thuyết khiến nhiều game thủ ‘khiếp sợ’, tuy vậy liệu nó có thực sự tồn tại hay chỉ là đồn thổi?
Kể từ những ngày đầu được ra mắt, Valorant đã xuất hiện một khái niệm mang tên ‘lời nguyền 9-3′. Cụ thể, khi một đội dẫn trước với tỉ số 9-3, nhiều người cho rằng đội còn lại sẽ có khả năng ‘lật kèo’ cao hơn so với các tỉ số còn lại. Điều này còn gây hoang mang cho cộng đồng hơn khi trong đấu trường chuyên nghiệp, ‘lời nguyền 9-3′ cũng xuất hiện rất nhiều và điển hình nhất chính là màn comeback vô cùng cảm xúc của 100T trước Gambit Esports tại Master Berlin năm 2021.
Vậy ‘lời nguyền 9-3′ thực sự linh nghiệm hay không? Đội ngũ phát triển của Riot mới đây cũng đã cung cấp hàng loạt thông tin xoay quanh vấn đề này. Hãy cùng KDN Game tìm hiểu xem, liệu nó có thực sự là một nỗi ‘ám ảnh’ với bất cứ đội tuyển nào khi sở hữu tỉ số 9-3 trong loạt thi đấu đầu tiên nhé!!
Sau khi xem xét dữ liệu của hơn 25 triệu trận đấu xếp hạng trên toàn bộ máy chủ Valorant, Riot đã tìm ra được một sự thật khá hiển nhiên về tỉ lệ ‘comeback’ của các đội tuyển. Cách biệt càng cao, tỉ lệ lật kèo càng thấp. Điều này hoàn toàn đúng với trên lý thuyết và cả thực tế. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người thắc mắc về con số 9-3 đầy khó hiểu, song trên mặt thông số, mọi thứ lại có sự khác biệt rất lớn.
Đội dẫn bị dẫn trước 7-5 thường sẽ có tỉ lệ 40% để comeback và kéo loạt trận vào thế Overtime. Trong khi đó, đội bị dẫn 12-0 chỉ có 0.05% tỉ lệ để có thể câu kéo lại ván đấu và với 9-3, con số này chỉ vỏn vẹn 11.18%.
Đội ngũ nhân viên của Riot cũng đào sâu vào tỉ lệ comeback của từng map để phân tích kỹ lưỡng xem, liệu lời nguyền này có bị ảnh hưởng bởi yếu tốt bản đồ hay không bởi các bản đồ đều thường có một lợi thế nghiêng về phe công hoặc thủ. Và 2 tỉ số 8-4 và 9-3 đều sở hữu khoảng xấp xỉ 5% tỉ lệ comeback ở từng bản đồ, cao hơn gấp đôi so với 7-5 và 10-2.
Nguyên nhân cho việc 8-4 và 9-3 có cảm giác dễ comeback hơn chính là nằm ở hệ thống meta và gameplay của Valorant. Thông thường, nếu thua round súng lục, bạn thường sẽ phải eco thêm một round đấu nữa. Lúc này tỉ số 8-4 sẽ trở thành 8-6 và 9-3 sẽ trở thành 9-5. Lúc này, đội dẫn trước sẽ đối mặt với một ‘key round’ (round then chốt). Nếu để thua round đấu ấy, đội chiến thắng lại sẽ phải tiếp tục eco, và 8-6 lúc này sẽ thành 8-8 và 9-5 sẽ thành 9-7. Tạo nên một hiệu ứng comeback vô cùng mạnh.
Điều này không chỉ làm tăng sĩ khí cho phe đang bị dẫn trước, mà nó còn làm cho đội đang có lợi thế bị xuống tinh thần và có phần thi đấu vội vã hơn. Một số thành viên trong team khả năng cao sẽ không giữ được bình tĩnh và thi đấu ‘ẩu’ từ đó dẫn đến việc comeback là hoàn toàn có cơ sở. Vậy nên nếu để hỏi lời nguyền 9-3 có phải là thật hay không thì câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội để có thể comeback trong trường hợp thắng được một vài round đấu đấu quan trọng.
Đừng quên theo dõi KDN Game để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về Esports nhé!
Valorant: "AFK một round, làm gì căng?" thực sự ảnh hưởng nhiều hơn bạn nghĩ
Trong Valorant, AFK dù chỉ một round đồng nghĩa với việc đội bạn sẽ gặp bất lợi không chỉ ở round đấu đó mà còn cả các round đấu sau.
Có một điều khá chắc chắn khi chơi Valorant, rằng bạn hoặc một số người đồng đội đôi lúc sẽ phải afk vì một lí do nào đó. Điều này hoàn toàn có thể hiểu và cảm thông được bởi mỗi người đều có cuộc sống và nhu cầu khác nhau bên ngoài trò chơi. Tuy nhiên khi được nhắc nhở bởi AFK liên tục hoặc quá thường xuyên, nhiều người sẽ có đáp lại với thái độ "chỉ có AFK một round, có gì đâu mà căng thẳng", hay sử dụng 'thần chú' "Chill bro" với mục đích mỉa mai ngược lại các lời nhắc ấy.
Nếu bạn thuộc tuýp những người có suy nghĩ như vậy thì hôm nay, KDN Game sẽ giải thích tại sao AFK một round lại không chỉ ảnh hưởng đến mỗi round đấu ấy nhé!
Being AFK for "just one round bro" doesn't effect just one round, bro. from VALORANT
Đầu tiên, bạn cần phải phân biệt rằng, FPS khác hoàn toàn với game MOBA ở tất cả mọi mặt. Nếu AFK trong MOBA chính là việc bạn chấp nhập 'thọt' vài phút so với đối phương, bạn và đồng đội có thể hạn chế giao tranh mà không bị giới hạn về thời gian bằng nhiều cách khác nhau. Thì đối với game FPS mọi thứ không hoạt động như vậy. AFK đồng nghĩa với việc đội bạn phải thi đấu với số lượng người hạn chế và có giới hạn về mặt thời gian.
Khi "AFK một round" trong Valorant, bạn đã cho đối phương hàng tỉ lợi thế về lượng tiền cũng như thế trận, và nó không chỉ ảnh hưởng đến round đấu đó mà sẽ 'lăn cầu tuyết' sang những round đấu sau. Chẳng hạn như khi cả đội đang có một round đấu then chốt, nếu thua sẽ phải eco ở round tiếp theo và bạn lại vô tình AFK trong round đấu đó, khi quay trở lại, bạn sẽ là người sở hữu lượng tiền, trong khi đồng đội thì phải eco. Từ đó tạo nên sự không thống nhất trong cách cả đội chi tiêu và rất khó để kiểm soát được ván đấu.
Hay một ví dụ khác chính là việc dẫn trước đối thủ và chủ quan AFK. Đặt trường hợp cả đội đang dẫn 9-3 và bạn quyết định AFK trong round lục. Điều này sẽ khiến cả đội bạn thua một chuỗi 3 round, bao gồm cả bonus thay vì 2 round như trước. Và tỉ số sẽ được rút ngắn cực nhanh còn 9-6. Ấy là còn chưa kể đến những ảnh hưởng khác về mặt tinh thần khi bạn vô tình áp nó lên những người đồng đội lúc AFK và để thua những round đấu không đáng có.
Chung quy lại, như Mọt đã đề cập, AFK vì một lí do bất khả kháng là điều không thể tránh khỏi lúc chơi Valorant. Tuy vậy điều quan trọng ở đây chính là cách bạn truyền đạt với những người đồng đội của mình. Nếu thực sự cần phải rời khỏi máy tính để làm một việc gì đó, hãy xin lỗi họ trước và thể hiện thái độ chân thành, sau đó cố gắng quay trở lại game nhanh nhất có thể chứ đừng nên sử dụng những câu nói như "Chỉ AFK một round, làm gì căng?". Vốn dĩ, việc AFK dù chỉ là 30 giây đã khiến cho bạn trở thành người sai trước mà!
Valorant: Không chỉ là mâu thuẫn ingame, sự toxic của Valorant đã dần lan ra vấn đề giới tính Toxic trong Valorant không dừng lại ở những câu chửi rủa, cộng đồng giờ đây còn phải đối mặt với một vấn nạn mới đang có xu hướng gia tăng. Nói không ngoa khi Valorant - tựa game được bầu chọn là game Esports của năm 2022, lại đang là một trong những tựa game có cộng đồng game thủ toxic nhất làng...