Vai trò và đóng góp của UAE khi gia nhập BRICS
Với nền kinh tế mạnh mẽ, vị trí chiến lược và chính sách đối ngoại linh hoạt, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong việc tái định hình trật tự toàn cầu.
Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan dự Hội nghị BRICS tại Nga tháng 10/2024. Ảnh: Sputnik/Kirill Zykov
Việc UAE trở thành thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) không chỉ đán.h dấu một bước chuyển chiến lược quan trọng của quốc gia này, mà còn góp phần thúc đẩy vai trò của các nước đang phát triển trong bối cảnh trật tự thế giới cũ không còn đáp ứng đầy đủ lợi ích của các quốc gia phi phương Tây.
Lợi ích của UAE khi gia nhập BRICS
BRICS, liên minh gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hiện chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu, mang lại cơ hội to lớn cho UAE mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước BRICS năm 2023 đạt mức ấn tượng: Trung Quốc 17,96 nghìn tỷ USD, Ấn Độ 3,4 nghìn tỷ USD và Nga 1,7 nghìn tỷ USD. Điều này cho phép UAE dễ dàng tiếp cận các thị trường tiềm năng, thúc đẩy xuất khẩu và củng cố quan hệ đầu tư.
Video đang HOT
Tham gia BRICS cũng mở ra cơ hội huy động vốn cho các dự án lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ và công nghiệp. Ngân hàng Phát triển mới (New Development Bank) của BRICS là một nguồn tài trợ quan trọng, giúp UAE thực hiện các dự án quy mô lớn, từ đó đẩy mạnh hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế.
Không chỉ về kinh tế, BRICS còn là nền tảng để UAE tham gia định hình các vấn đề toàn cầu, từ an ninh năng lượng, phát triển bền vững đến các vấn đề thương mại. Đặc biệt, việc giảm phụ thuộc vào các đối tác phương Tây cho phép UAE xây dựng một chính sách đối ngoại linh hoạt hơn, mở rộng quan hệ với các quốc gia và liên minh khác trên cơ sở bình đẳng.
Vai trò chiến lược của UAE trong BRICS
UAE không chỉ hưởng lợi từ việc gia nhập BRICS, mà còn mang đến những giá trị đáng kể cho khối. Là nền kinh tế phát triển hàng đầu trong thế giới Arab, với GDP đạt 421 tỷ USD năm 2023 và thu nhập bình quân đầu người khoảng 47.000 USD, UAE là một đối tác mạnh mẽ về kinh tế.
Vị trí chiến lược của UAE, nằm giữa các tuyến thương mại kết nối Á, Âu và Phi – càng gia tăng vai trò quan trọng của nước này. Khoảng 40% hoạt động vận tải biển toàn cầu hiện đi qua eo biển Hormuz, khu vực do các quốc gia vùng Vịnh kiểm soát, trong đó có UAE. Điều này giúp UAE trở thành trung tâm lý tưởng để BRICS thúc đẩy các dự án hạ tầng và logistics, đặc biệt trong sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc dẫn dắt.
Về mặt chính trị, UAE có ảnh hưởng lớn trong thế giới Arab và Hồi giáo, trở thành cầu nối để BRICS mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực. Với cam kết hướng tới một trật tự đa cực và giảm sự thống trị của các cường quốc phương Tây, UAE là đối tác chiến lược giúp BRICS xây dựng một hệ thống quốc tế công bằng hơn.
Thách thức và cơ hội
Dẫu mang lại nhiều lợi ích, việc gia nhập BRICS cũng đặt ra không ít thách thức cho UAE. Sự khác biệt trong cấu trúc kinh tế và ưu tiên chính trị giữa các thành viên BRICS có thể gây khó khăn trong việc đạt được đồng thuận về các vấn đề trọng yếu, như năng lượng và thương mại. Ngoài ra, phản ứng từ các đối tác phương Tây truyền thống cũng là một rủi ro, khi họ có thể coi bước đi này là thách thức đối với ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Tuy nhiên, với chính sách đối ngoại đa phương linh hoạt, UAE có khả năng vượt qua những trở ngại này. Quan điểm sẵn sàng hợp tác và tìm kiếm sự cân bằng trong lợi ích sẽ giúp UAE tận dụng tối đa các cơ hội mà BRICS mang lại.
Sự hội tụ giữa UAE và BRICS nằm ở tầm nhìn chung về một trật tự toàn cầu công bằng hơn, nơi các lợi ích của các quốc gia đang phát triển được coi trọng ngang bằng với các cường quốc truyền thống. Điều này thể hiện qua các sáng kiến như giao dịch bằng đồng nội tệ, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và các thể chế tài chính phương Tây.
Với nền kinh tế mạnh mẽ và vai trò là nhà xuất khẩu dầu khí lớn, UAE không chỉ góp phần thúc đẩy những sáng kiến này mà còn củng cố sự độc lập kinh tế của các nước thành viên BRICS.
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình với những bất ổn gia tăng, việc UAE gia nhập BRICS không chỉ nâng cao vị thế của nước này mà còn tăng cường sức mạnh của khối, tạo nền tảng cho một hệ thống quốc tế cân bằng và ổn định hơn, nơi lợi ích của tất cả các quốc gia đều được tôn trọng.
Lãnh đạo Iran, UAE có kế hoạch gặp chính thức
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ sớm có cuộc gặp với người đồng cấp Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi phát biểu tại thủ đô Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo này được ông Yaqoub Rezazadeh, thành viên ban chủ tịch Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia Iran, đưa ra ngày 5/4 trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin của sinh viên Iran (ISNA).
Theo ông Rezazadeh, cuộc gặp này sẽ được tổ chức ở Iran hoặc UAE. Ông cho biết thêm kể từ cuộc gặp trong tháng trước giữa Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani và Tổng thống Al Nahyan, các cuộc tiếp xúc và liên lạc giữa Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và người đồng cấp UAE Sheikh Abdullah bin Zayed bin Sultan Al Nahyan đã bắt đầu. Hai quan chức ngoại giao này cũng dự kiến sẽ gặp mặt trong thời gian tới.
Cũng theo ông Rezazadeh, có khả năng Quốc vương Oman Haitham bin Tariq Al Said, người đã đóng vai trò tích cực trong việc làm trung gian hòa giải giữa các nước trong khu vực, sẽ thăm Iran trong những tháng tới để giúp cải thiện quan hệ giữa nước này với Saudi Arabia và UAE.
Mới đây, ngày 4/4, Iran đã bổ nhiệm đại sứ tại UAE, vị trí vốn bị bỏ trống từ năm 2016 khi UAE hạ cấp quan hệ với Tehran. Trước đó, tháng 9/2022, UAE đã cử đại sứ trở lại Iran.
Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu Sự mở rộng của BRICS đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của khối này. Với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và sự tham gia của các quốc gia giàu tài nguyên, BRICS đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Toàn cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024....