Vai trò quan trọng của Indonesia sau vụ kiện Biển Đông
Với dân số gần 300 triệu người và lớn thứ 3 châu Á, Indonesia là một quốc gia có thể mang lại nhiều sự thay đổi cho Biển Đông vốn đang dậy sóng sau phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Indonesia sẽ đưa máy bay chiến đấu F16 ra quần đảo Natuna (Ảnh minh họa)
Sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực LHQ đưa ra ngày 12.7, Trung Quốc đã có nhiều phản ứng gay gắt. Giờ là thời điểm để Indonesia có động thái khôn ngoan và phù hợp trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng.
Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố nước này sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa The Hague và từ chối tham gia bất kì vụ kiện nào do Manila khởi xướng từ năm 2013.
Trong bối cảnh chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao, Indonesia chắc chắn là một tác nhân quan trọng trong khu vực giúp Biển Đông bớt căng thẳng.
Phán quyết của tòa án rất rõ ràng: Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố “quyền lịch sử” với những khu vực nằm trong “đường lưỡi bò” phi lý mà nước này vạch ra ở Biển Đông.
Video đang HOT
Indonesia từ lâu đã rất ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS đưa ra năm 1982.
Năm 2002, Indonesia từng chấp nhận phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế về hai hòn đảo Sipadan và Ligitan ngoài khơi Borneo. Chính quyền Jakarta đã chấp nhận trao trả hai hòn đảo này cho Malaysia.
Nếu Indonesia có thể thuyết phục Trung Quốc cũng có hành động tương tự, Biển Đông chắc hẳn không phức tạp đến vậy.
Trung Quốc không muốn từ bỏ tham vọng chiếm đảo nhưng cũng không muốn mất mặt. Manila và đồng minh, trong đó có Mỹ cũng không nên quá vui mừng khi phán quyết Biển Đông được công bố.
Điều quan trọng lúc này là căng thẳng khu vực phải hạ nhiệt và mâu thuẫn giữa các bên phải giải quyết. Nếu không thực hiện được việc này, châu Á sẽ bị cô lập và một thế trận Chiến tranh Lạnh mới, lần này giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đảo Natuna của Indonesia, nơi tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm và đánh bắt trái phép.
Phán quyết của tòa án quốc tế cho phép những quốc gia tranh chấp chủ quyền ngồi lại và cùng nhau tìm kiếm giải pháp chung bằng biện pháp hòa bình. Năm 2002, tuyên bố ASEAN-Trung Quốc từng thông qua nhằm đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Dù Indonesia vẫn có mâu thuẫn chủ quyền với Trung Quốc về đánh bắt cá ở đảo Natuna tuy nhiên Jakarta nên tránh làm căng thẳng thêm tiếp diễn. Indonesia cần thiết phải dập tắt những mầm mống khi Bắc Kinh ngang ngược không nghe theo phán quyết của tòa.
Indonesia là quốc gia lớn nhất ở ASEAN, là nước lớn thứ 3 ở châu Á và có vị thế tương đối lớn với Trung Quốc. Chính trị Indonesia thực sự sẽ được “thử lửa” qua bài toán Biển Đông hóc búa này.
Theo Danviet
Người Trung Quốc đòi tẩy chay xoài, chuối Philippines sau phán quyết Biển Đông
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi hủy du lịch, tẩy chay hàng nhập khẩu từ Philippines như xoài, chuối khô sau khi Tòa Trọng tài bác "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Xoài là một mặt hàng bị người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi tẩy chay. Ảnh:Science
Theo Straits Times, một số người kêu gọi chính phủ áp lệnh trừng phạt kinh tế Philippines như một hình thức trả đũa, để cho thấy cái gọi là "sức mạnh" Trung Quốc, đất nước 1,4 tỷ dân.
Những khẩu hiệu như "nếu bạn muốn ăn xoài, hãy mua của Thái Lan" và "Hãy để người Philippines chết đói", đang được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội Weibo. "Nếu bạn yêu Trung Quốc, đừng mua đồ nhập khẩu từ Philippines", BBC dẫn một bình luận viết.
"Tôi sẽ ăn xoài khô Quảng Tây, uống cà phê Vân Nam và ăn sầu riêng Hải Nam. Dù sao thì quan điểm của tôi là đảm bảo để tiền của tôi ở trong Trung Quốc", một bình luận khác cho biết.
Nắm lấy cơ hội marketing, một số người bán hàng trên trang thương mại điện tử Taobao cho biết họ rút các sản phẩm Philippines như xoài khô khỏi giá hàng và hối thúc khách hàng mua sản phẩm tương tự sản xuất ở địa phương.
Sophia Chen, 34 tuổi, người Thượng Hải, nói cô đưa Philippines khỏi danh sách du lịch. "Những đảo và vùng biển xung quanh chúng chắc chắn thuộc về Trung Quốc, vì vậy tôi sẽ không đến Philippines trong tương lai gần", nhân viên quản lý cấp cao này nói.
Tuy nhiên, một số công dân nói họ cảm thấy tranh chấp ngoại giao không liên quan gì đến họ. Tony Lai, 32 tuổi, doanh nhân khởi nghiệp nói: "Tôi xem tin tức, nhưng điều này chẳng liên quan đến cuộc sống hay công việc của tôi. Tôi không quan tâm lắm".
Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tòa Trọng tài cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với UNCLOS, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Trong khi Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài đưa ra. Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc đưa ra ở ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo Danviet
Trung Quốc - 36 giờ sau phán quyết của Toà Trọng tài 36 giờ sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết, mọi phản ứng của Trung Quốc đều đang là ẩn số, khó lòng đoán được điều gì sắp xảy ra. Ngay sau khi Tòa Trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có "chủ quyền lịch sử" trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phán quyết này "vô giá trị và...