Vai trò của vũ khí Israel trong cuộc xung đột biên giới Ấn Độ-Pakistan
Israel hiện là một trong những nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ và trong đợt không kích Pakistan hồi tháng trước, các tiêm kích Ấn Độ đã sử dụng bom do Israel sản xuất.
Bom thông minh SPICE 2000 được Ấn Độ sử dụng trong đợt không kích Pakistan hôm 26.2.
Theo Breaking Israel News, vũ khí Israel có thể đóng vai trò định đoạt xung đột biên giới Ấn Độ-Pakistan. Đó là bởi công nghệ vũ khí Israel đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa quân đội Ấn Độ.
Tính đến năm 2017, Ấn Độ mua tới 49% số lượng vũ khí xuất khẩu của Israel. Tháng 1.2018, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Ấn Độ, nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước.
Trong đợt không kích hôm 26.2, các tiêm kích Ấn Độ đã sử dụng bom SPICE-2000 do Israel sản xuất để tấn công các mục tiêu khủng bố trong lãnh thổ Pakistan.
Bom thông minh SPICE do Israel sản xuất có thể liệng đi trong không khí ở ở một khoảng cách rất xa lên tới 60km. Điều này giúp các chiến đấu cơ tránh khỏi nguy cơ bị hệ thống phòng không đối phương tấn công.
Mỗi quả bom SPICE được nhồi thuốc nổ với trọng lượng lần lượt 453kg, 907kg, hoặc 113kg, tùy mục đích sử dụng. Loại bom này sử dụng hệ dẫn đường quán tính và thông qua đầu dò hồng ngoại.
Video đang HOT
Với đầu dò thông minh, độ sai lệch mục tiêu của bom SPICE chỉ vào khoảng 3m. Việc dẫn đường bằng EO thay vì GPS khiến cho chúng bị đội chi phí trong khai thác. Giá thành quá cao cũng là nhược điểm của loại bom này nếu sử dụng số lượng lớn.
Chiến đấu cơ Su-30 cũng sẽ được trang bị bom thông minh SPICE-2000,
Dù là vũ khí cực thông minh, độ chính xác cao nhưng để phát huy hết tác dụng chúng phải kết hợp với kỹ năng tác chiến của những phi công dày dạn kinh nghiệm.
Pakistan tuyên bố Ấn Độ đã ném bom trượt mục tiêu, trong khi Ấn Độ khẳng định đã tiêu diệt ít nhất 300 phiến quân.
Không chỉ cung cấp bom, Israel còn vũ trang cho chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ các khí tài quân sự mới nhất, như hệ thống ngắm bắn, khóa mục tiêu, tên lửa đối không.
Lực lượng bộ binh Ấn Độ cũng tìm đến vũ khí Israel, bao gồm các tổ hợp pháo 155mm, hệ thống phòng thủ chủ động Trophy và pháo gắn trên bánh lốp.
Radar Israel cũng đóng vai trò quan trọng với Ấn Độ. Tháng 10.2018, New Delhi ký hợp đồng mua 83 radar ELM-2052 và thiết bị tác chiến điện tử từ Israel.
Trên biển, hải quân Ấn Độ mua hàng loạt hệ thống radar, kiểm soát và chỉ huy từ Israel. Ấn Độ đã ký các hợp đồng trị giá tổng cộng 777 triệu USD với Israel đã hiện đại hóa 7 tàu chiến của hải quân nước này.
Bên cạnh đó, nhà thầu quốc phòng Israel cũng đạt thỏa thuận chế tạo máy bay không người lái (UAV) ngay tại Ấn Độ, bao gồm các mẫu Hermes 900 và Hermes 450.
Có thể nói, Israel đang không ngừng cung cấp trang thiết bị vũ khí, để bù đắp những thiếu hụt của Ấn Độ trong thời đại mới. Những vũ khí này đã và đang được Ấn Độ sử dụng trong cuộc xung đột biên giới mới nhất với Paksitan.
Theo Danviet
Chuyện phi công Ấn Độ làm điều thần kỳ trước chiến đấu cơ Pakistan năm 1965
Khi lái máy bay MiG-21 đối đầu với các chiến đấu cơ Pakistan, phi công Abhinandan Varthama không biết rằng mình đã làm nên lịch sử, nhưng đây không phải là lần đầu tiên phi công Ấn Độ lái máy bay yếu kém hơn phải đối đầu với đối thủ đáng gờm đến từ Paksitan.
Chiến đấu cơ Mystere từng được Ấn Độ sử dụng trong cuộc chiến với Paksitan năm 1965.
Theo Times of India, trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan năm 1965, phi đội trưởng Ajamada Boppayya Devayya từng lái một chiếc Mystere do Pháp sản xuất, bắn rơi chiến đấu cơ F-104 của Paksitan do Mỹ sản xuất.
Hồi đầu tuần, nguyên soái không quân Ấn Độ, B S Dhanoa đã nhắc lại sự kiện năm 19965. "Năm 1965, một máy bay chậm chạp, lỗi thời như Mystere vẫn có thể bắn rơi chiến đấu cơ đầy uy lực của Pakistan. Điều tương tự đã lập lại cách đây vài ngày".
Cuộc không chiến giữa hai chiếc Mystere và Starfighter từng được nhắn đến trong cuốn sách "Trận đánh Pakistan" xuất bản năm 1979 của tác giả người Anh John Fricker.
"Ngày 7.9.1965, phi đội trưởng A B Devayya lái chiếc Mystere quyết chiến đấu đến cùng dù bị thương, tung loạt đạn bắn rơi máy bay F-104 Starfighter của Paksitan. Đây là chiếc Starfighter duy nhất bị tổn thất trong chiến tranh năm 1965".
Devayya khi đó đang làm nhiệm vụ không kích căn cứ quân sự Pakistan, vô hiệu hóa các vũ khí của đối phương. "Devayya đụng độ với máy bay do phi công Amjad Hussain bên phía Pakistan điều khiển ở độ cao 2.100 mét. Chiếc Starfighter hiện đại hơn, nhanh hơn nhưng phi công đã mắc sai lầm khi giảm tốc độ đột ngột".
Chiến đấu cơ F-104 Starfigher trong biên chế không quân Pakistan những năm 1960.
"Hussain rơi vào tầm bắn của phi công Ấn Độ, trúng loạt đạn chí mạng và buộc phải nhảy dù khỏi máy bay", tác giả người Anh viết. "Bản thân phi công Devayya khi đó cũng bị thương, máy bay không có đủ nhiên liệu để trở về căn cứ và bị rơi. Ấn Độ sau đó xác nhận Devayya đã thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ".
Cựu phi công Ấn Độ Praful Bakshi nói: "Không phải phi công nào cũng có đủ bình tĩnh để tiếp tục ngồi trong buồng lái, chiến đấu đến khi máy bay rơi. Phi đội trưởng Devayya ngày đó và Varthama ngày nay là những người như vậy".
Về phần Amjad Husain, phi công này một lần nữa bị bắn rơi trong cuộc chiến năm 1971 nhưng may mắn sống sót, bị bắt làm tù binh suốt một năm. Trở về Pakistan, Hussain thăng tiến và trở thành Phó Nguyên soái Không quân Pakistan, theo India Times.
Theo Danviet
12 chiến đấu cơ Ấn Độ tung đòn tấn công lớn nhất vào Pakistan trong 48 năm Ấn Độ mới đây đã mở đợt tấn công quy mô lớn với sự tham gia của 12 chiến đấu cơ vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Pakistan. 12 tiêm kích Mirage tấn công dữ dội các mục tiêu bên trong lãnh thổ Pakistan. Theo Daily Star, đây là đợt tấn công quy mô nhất của Ấn Độ kể từ khi...