Vai trò của tỉ phú Elon Musk trong Nhà Trắng sắp tới
Tờ The New York Times mới đây loan tin tỉ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần đã có cuộc gặp gỡ bí mật với Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani để thảo luận cách giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Ông Trump và ông Musk tại buổi vận động cử tri ở Pennsylvania hồi tháng 10. ẢNH: AFP
Nếu được xác nhận, thông tin trên sẽ là một dấu hiệu cho thấy vai trò lớn của ông Elon Musk trong chính quyền sắp nhậm chức của ông Trump.
Ông Musk gặp gỡ ông Trump vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng quan hệ chỉ phát triển thành đồng minh thân thiết trong những tháng cuối của chiến dịch tranh cử vừa qua. Vị tỉ phú giàu nhất thế giới đã tài trợ hơn 119 triệu USD cho ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông Trump và công bố ủng hộ ứng viên Cộng hòa sau khi ông b.ị bắ.n tại Pennsylvania hồi tháng 7. Kể từ đó, ông Musk liên tục xuất hiện trong các sự kiện của ông Trump.
Truyền thông Mỹ cho rằng ông Musk đã trở thành người quyền lực nhất trong “bộ sậu” sắp tới của ông Trump, có mặt tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida của tổng thống đắc cử “gần như mỗi ngày” gần đây. “Elon sẽ không về nhà. Tôi không thể thoát khỏi cậu ấy, ít nhất là cho đến khi tôi không thích cậu ấy nữa”, ông Trump nói đùa trong cuộc gặp các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện ngày 13.11. Theo trang Axios, tỉ phú Musk là một trong số ít người thân tín dự những phiên họp chọn lựa thành viên trong chính quyền sắp tới của ông Trump.
Ông Musk đã được ông Trump chọn làm lãnh đạo Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE), cơ quan không chính thức phụ trách cải cách bộ máy quan liêu của chính phủ. Chưa rõ cách hoạt động của cơ quan này là như thế nào, song ông Musk tự tin có thể tiết kiệm 2.000 tỉ USD, gần bằng 1/3 chi tiêu hằng năm của chính quyền liên bang. Đồng thời, ông cũng muốn giảm số cơ quan liên bang từ hơn 400 xuống còn 99.
Giới quan sát nhận định cuộc gặp của ông Musk với Đại sứ Iran (nếu đúng) cho thấy chính quyền Trump đang chuẩn bị hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao truyền thống. Theo đó, ông Trump không cần đến những nhà ngoại giao đích thực hoặc các quan chức chính quyền để liên lạc với đồng minh và các đối thủ như Iran, Nga hay Trung Quốc. Thay vào đó, ông có thể nhờ cậy những người thân tín như ông Musk để làm kênh liên lạc không chính thức.
Tỉ phú Elon Musk bí mật gặp đại sứ Iran
Ngoài cuộc gặp với Đại sứ Iran, ông Musk còn được cho là đã nhiều lần liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 2022 cũng như các quan chức khác của Nga. Ông Musk và Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin này nhưng các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ mới đây đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp điều tra vì lý do an ninh quốc gia, khi Công ty SpaceX của vị tỉ phú tham gia nhiều dự án quan trọng của Lầu Năm Góc và NASA, theo Reuters.
Mặt khác, CNBC dẫn lời giới chuyên gia cho biết đã có nhiều tò mò tại Trung Quốc trong vài tháng qua về việc liệu ông Musk, người có lợi ích kinh doanh lớn tại Trung Quốc, có thể là một “phiên bản” của cố Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger để làm trung gian thỏa thuận giảm căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nhận định vừa nêu là “nói quá”.
Chi tiết vụ tỷ phú Elon Musk là "lao động chui" tại Mỹ
Rất lâu trước khi trở thành tỷ phú giàu nhất nước Mỹ và giàu nhất thế giới, ông Elon Musk, sinh ra ở thành phố Pretoria (Nam Phi), từng lao động bất hợp pháp tại xứ cờ hoa, báo Mỹ đưa tin.
Ông Musk khởi nghiệp tại Mỹ khi còn là sinh viên (ảnh: NY Post)
Điều tỷ phú Elon Musk chưa bao giờ tiết lộ công khai là ông không có quyền lao động hợp pháp tại Mỹ trước khi xây dựng công ty Zip2, Washington Post (báo Mỹ) đưa tin, dẫn nhiều bằng chứng thu thập được về quá khứ của tỷ phú Musk.
Năm 1999, ông Musk bán công ty Zip2 và thu về khoảng 300 triệu USD. Đây là bước đệm quan trọng để đưa ông Musk đến với Tesla, và sau này là hàng loạt dự án kinh doanh khác thu về hàng tỷ USD.
Hiện tại, ông Musk, với tổng tài sản lên tới 274 tỷ USD, là người giàu nhất thế giới. Có thể nói rằng, ông là người nhập cư thành công nhất nước Mỹ, Washington Post bình luận.
Nỗ lực ở lại nước Mỹ
Sinh ra tại Nam Phi, năm 1989, ông Musk đến Canada và theo học tại Đại học Queen ở bang Ontario (Canada). Hai năm sau, ông nhập học tại Đại học Pennsylvania (bang Pennsylvania, Mỹ).
Năm 1995, ông Musk đến thành phố Palo Alto, bang California (Mỹ) để theo học chương trình sau đại học tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, Musk chưa bao giờ đăng ký khóa học. Thay vào đó, ông nỗ lực xây dựng công ty khởi nghiệp, theo Washington Post.
Dẫn lời các chuyên gia pháp lý, Washington Post cho hay, việc bỏ học tại Đại học Stanford khiến ông Musk không có cơ sở để được ở lại Mỹ.
Leon Fresco - cựu luật sư chuyên về vấn đề di trú thuộc Bộ Tư pháp Mỹ - cho biết, sinh viên nước ngoài không được bỏ học để mở một công ty tại Mỹ.
"Nếu bạn làm bất cứ điều gì để đóng góp cho việc tạo ra doanh thu, như viết mã máy tính hay cố gắng tạo ra doanh số (cho công ty), bạn có thể gặp rắc rối", ông Fresco nói.
Tỷ phú Musk là người gốc Nam Phi (ảnh: Reuters)
Washington Post cũng có tài liệu cho thấy vào năm 1996, Mohr Davidow Ventures (công ty đầu tư mạo hiểm tại Mỹ) từng e ngại khi rót 3 triệu USD cho công ty Zip2 của ông Musk.
Thỏa thuận đầu tư (Washington Post có được bản sao tài liệu) nêu rõ, ông Musk có 45 ngày để hoàn thiện thủ tục pháp lý và nhận được tư cách làm việc hợp pháp tại Mỹ. Nếu không, Mohr Davidow Ventures sẽ rút lại khoản đầu tư.
"Tình trạng nhập cư của họ khi đó không hợp pháp để điều hành một công ty tại Mỹ", Derek Proudian - thành viên hội đồng quản trị Zip2 khi đó - cho hay.
"Các nhà đầu tư lo ngại. Chúng tôi cũng không muốn người sáng lập của mình bị trục xuất", ông Proudian nói.
Không rõ ông Musk và Zip2 đã giải quyết vấn đề này ra sao.
Dẫn lời 6 người từng là cộng sự và cổ đông của Zip2, Washington Post cho hay, ông Musk từng tiết lộ với các đồng nghiệp rằng ông đang ở lại Mỹ với thị thực sinh viên.
"Vùng xám" của Elon Musk
Trong các chia sẻ công khai, Elon Musk chưa bao giờ thừa nhận ông từng là người lao động bất hợp pháp tại Mỹ.
Năm 2013, trong một cuộc phỏng vấn, Musk nói đùa rằng ông nằm trong "vùng xám" khi bắt đầu sự nghiệp tại Mỹ. Năm 2020, Musk cho biết ông có "thị thực làm việc dành cho sinh viên" khi hoãn việc học tại Đại học Stanford.
"Tôi ở lại Mỹ một cách hợp pháp. Tôi được phép làm các công việc của sinh viên", ông Musk khi đó nói.
Tuy nhiên, năm 2005, trong một email gửi cho 2 nhà đồng sáng lập Tesla là Martin Eberhard và JB Straubel, Musk thừa nhận rằng ông không được phép ở lại Mỹ khi thành lập công ty Zip2, theo Washington Post.
Musk cho biết, ông đang cố gắng nộp lại hồ sơ vào Đại học Stanford để được ở lại Mỹ.
"Thực ra, tôi không quan tâm nhiều đến bằng cấp. Nhưng tôi không có tiề.n để mở phòng nghiên cứu và không có quyền để ở lại đất nước này. Vì vậy, đó có vẻ là cách tốt nhất để giải quyết cả 2 vấn đề", Washington Post dẫn email của ông Musk.
Theo Washington Post, việc các sinh viên ở lại quá hạn tại Mỹ bằng thị thực du học là khá phổ biến. Giới chức Mỹ đôi khi "làm ngơ" về vấn đề này. Tuy nhiên, hành vi đó vẫn là bất hợp pháp.
Ông Musk thành công lớn với công ty xe điện Tesla (ảnh: Reuters)
Hôm 26/10, Tổng thống Mỹ Biden mỉ.a ma.i lời kêu gọi kiểm soát người nhập cư của tỷ phú Musk. Ông Biden cho rằng ông Musk từng là "lao động bất hợp" tại Mỹ.
"Người đàn ông giàu nhất thế giới hóa ra từng là lao động chui tại đây, khi mới tới Mỹ", ông Biden nói.
Theo Reuters, tỷ phú Musk đã ủng hộ khoảng 100 triệu USD cho chiến dịch tranh của ông Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa. Ông Musk bày tỏ ủng hộ chính sách kiểm soát người nhập cư vào Mỹ của ông Trump.
Nếu ông Trump đắc cử, tỷ phú Musk có thể giữ một vai trò tại Nhà Trắng.
Tỉ phú Elon Musk bí mật liên lạc Tổng thống Putin? Báo The Wall Street Journal hôm 24.10 đưa tin tỉ phú Mỹ Elon Musk từ cuối năm 2022 thường xuyên liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Điện Kremlin đã có phản ứng chính thức. Tỉ phú Mỹ Elon Musk và Tổng thống Nga Vladimir Putin. ẢNH: AFP Tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nói rằng...