Vai trò của hệ thống tên lửa THAAD trong cuộc tấ.n côn.g từ Israel nhằm vào Iran
Cuộc tấ.n côn.g của Israel nhằm vào Iran diễn ra sau khi Mỹ triển khai hệ thống THAAD đến Israel, nhấn mạnh sự hỗ trợ chiến lược từ Washington đối với Tel Aviv.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 29/10, chỉ vài ngày sau khi Mỹ tăng cường phòng không cho Israel bằng cách triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và 100 binh sĩ, Israel đã thực hiện một cuộc tấ.n côn.g trả đũa lớn vào Iran hồi cuối tuần trước. Ước tính có khoảng 100 máy bay Israel tham gia vào hoạt động kéo dài nhiều giờ trên bầu trời đêm của Iran.
Quân đội Israel (hay còn gọi là Lực lượng Phòng vệ Israel – IDF) tuyên bố rằng họ đã “tiến hành các cuộc tấ.n côn.g có mục tiêu và chính xác vào các mục tiêu quân sự ở Iran – ngăn chặn các mối đ.e dọ.a trước mắt”. Các địa điểm quân sự ở Tehran, nằm ngay trung tâm lãnh thổ Iran, nằm trong số những địa điểm bị tấ.n côn.g.
“Đây là một bước ngoặt, một sự chuyển đổi từ cuộc chiến ngầm sang một cấp độ mới và được công khai. Israel đã chứng minh được khả năng tấ.n côn.g nhiều địa điểm cùng lúc, cho thấy họ có thông tin tình báo chính xác”, Sharona Shir Zablodovsky, chuyên gia về chính sách công và an ninh quốc gia tại Diễn đàn Dvorah, nói.
IDF cho biết cuộc tấ.n côn.g nhắm vào các cơ sở sản xuất tên lửa được Iran sử dụng trong các cuộc tấ.n côn.g trong năm qua. Tên lửa đất đối không và “khả năng trên không của Iran nhằm hạn chế quyền tự do hoạt động trên không của Israel tại Iran” cũng bị nhắm mục tiêu. Tuyên bố của IDF tiếp tục: “Israel hiện có quyền tự do hoạt động trên không rộng hơn ở Iran”.
Danny Citrinowicz, nghiên cứu viên tại Chương trình Iran của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) có trụ sở tại Tel Aviv, cho rằng việc triển khai THAAD báo hiệu sự tin tưởng của Mỹ rằng Israel sẽ không hành động chống lại lợi ích của Mỹ.
Video đang HOT
“Đây là một động thái chiến lược và có ý nghĩa, là một thông điệp gửi đến cả Iran và Israel. Đó là một nỗ lực hiệu quả của Mỹ nhằm ép buộc Israel chỉ hoạt động chống lại các mục tiêu quân sự nhưng cũng gửi một thông điệp đến Iran rằng Mỹ sẽ ủng hộ Israel, đặc biệt là trong việc bảo vệ nước này”, chuyên gia Citrinowicz nêu quan điểm.
Cân bằng khả năng răn đe
Ông Citrinowicz mô tả cuộc tấ.n côn.g là “một sự kiện lịch sử đã thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Iran và Israel”, đồng thời lưu ý thêm: “Cuộc tấ.n côn.g phản ánh ý chí của Israel trong việc cân bằng khả năng răn đe đối với Iran, báo hiệu rằng cuộc tấ.n côn.g lớn bằng tên lửa vào Israel không thể không có đáp trả, nhưng không dẫn đến leo thang rộng hơn, đồng thời cũng cân nhắc đến ý chí của chính quyền Mỹ là không leo thang trước cuộc bầu cử ở Mỹ”.
Trong hơn một năm, Israel đã vướng vào cuộc chiến trên nhiều mặt trận với các nhóm dân quân thân Iran ở Gaza, Liban, Yemen và các khu vực khác. Năm nay đán.h dấu lần đầu tiên Iran và Israel tấ.n côn.g trực tiếp lẫn nhau sau nhiều năm trải qua “cuộc chiến ngầm”.
Trước hôm 26/10, cuộc tấ.n côn.g trực tiếp mới nhất xảy ra vào tháng trước khi Iran bắ.n ít nhất 180 tên lửa đạn đạo về phía Israel, phần lớn trong số đó đã bị chặn trước khi đến được mục tiêu. Gần đây, một thiết bị bay không người lái do Hezbollah phóng đã nhắm vào dinh thự riêng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Sự cố đó đã làm leo thang các mối đ.e dọ.a trả đũa của Israel đối với Iran, điều này đã trở thành hiện thực vào cuối tuần trước.
Giờ đây, khu vực này một lần nữa chờ đợi quyết định của Iran về việc có nên đáp trả hay không trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng ngày càng dữ dội. Ngày 27/10, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã đăng trên nền tảng mạng xã hội X rằng thiệt hại từ cuộc không kích của Israel “không nên được phóng đại hay coi nhẹ”. Bài đăng này không nói rõ liệu Iran có ý định trả đũa hay không.
Tóm lại, cuộc đối đầu giữa Israel và Iran không chỉ đơn thuần là một cuộc tấ.n côn.g quân sự mà còn là một phần trong bức tranh lớn hơn về an ninh khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh đó, hệ thống THAAD của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Israel và củng cố vị thế của Washington tại khu vực. Sự hỗ trợ này có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong cách thức mà các quốc gia đối đầu trong khu vực tương tác với nhau.
Lầu Năm Góc: Hệ thống THAAD sớm hoạt động hoàn toàn ở Israel
Lầu Năm Góc cho biết các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bắt đầu tới Israel từ hôm 14/10 và sẽ sớm được đưa vào hoạt động hoàn toàn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được chuyển tới căn cứ không quân Nevatim, Israel ngày 1/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 15/10, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết thêm trong những ngày tới, các nhân viên quân sự Mỹ và các thành phần của hệ thống THAAD sẽ tiếp tục đến Israel.
Tuy nhiên, vì lý do an ninh, Lầu Năm Góc không tiết lộ cụ thể là khi nào hệ thống THAAD sẽ hoạt động hoàn toàn.
Trước đó vào ngày 13/10, Mỹ cho biết sẽ triển khai một hệ thống THAAD tại Israel và cử một đội ngũ của Mỹ tới Israel để vận hành hệ thống này.
Theo tướng Ryder, việc triển khai THAAD sẽ giúp tăng cường hệ thống phòng không tích hợp của Israel, qua đó giúp bảo vệ Israel tốt hơn trước các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa trong tương lai.
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cảnh báo hoạt động triển khai trên sẽ đẩy chính quân nhân của Mỹ vào nguy hiểm.
Trong thông điệp trên mạng xã hội X, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran cũng khẳng định Tehran đã nỗ lực rất nhiều trong những ngày gần đây để kiềm chế căng thẳng leo thang và ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên toàn khu vực Trung Đông.
Nhận định về việc Mỹ triển khai THAAD ở Israel, báo Bưu điện Washington ngày 13/10, cho rằng sứ mệnh này đán.h dấu lần Mỹ triển khai lực lượng binh sĩ lớn đầu tiên tới Israel kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bắt đầu.
Việc Mỹ điều lá chắn tên lửa này tới Israel trong bối cảnh dự báo Israel sắp tấ.n côn.g trả đũa Iran, trở thành ví dụ mới nhất cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden có xu hướng sử dụng "củ cà rốt" thay vì "cây gậy" để khuyến khích Israel giảm bớt mức độ hành vi cứng rắn.
Hệ thống THAAD được thiết kế đặc biệt để bắ.n hạ tên lửa đạn đạo. Hệ thống mặt đất này không có đầu đạn và không được sử dụng để tấ.n côn.g các tòa nhà hoặc thực hiện các cuộc tấ.n côn.g. Thay vào đó, hệ thống này chỉ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm trung bình đang lao tới.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm ít nhất sáu bệ phóng gắn trên xe, mỗi bệ mang tối đa tám tên lửa. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Ukraine, muốn có hệ thống này.
Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống này tới Trung Đông vào năm ngoái sau khi phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza bất ngờ tấ.n côn.g Israel vào ngày 7/10/2023 và trước đó là vào năm 2019 để tham gia một sự kiện huấn luyện.
Tại sao Israel muốn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD? Mỹ đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, cùng với các binh sĩ vận hành loại vũ khí này tới lãnh thổ Israel. Song một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về vấn đề này. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)...