Vai trò của Dự án ngăn triều tại TPHCM
Đúng như tên gọi của Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TPHCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 – Dự án ngăn triều, khi hoàn thành, Dự án sẽ thực hiện vai trò ngăn triều cường và góp phần giải quyết vấn đề ngập nước trong Thành phố khi triều cường dâng cao.
Cống kiểm soát triều Mương Chuối. Ảnh: VGP/Đoàn Bắc.
Theo đó, khi triều cường dâng cao, các cửa van ngăn triều tại cống kiểm soát triều được hạ xuống, ngăn nước từ sông, kênh rạch bên ngoài chảy vào kênh, rạch nội đô, ngăn không cho nước dâng lên hệ thống thoát nước nội đô gây ngập lụt. Khi triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn, hệ thống cửa van hạ xuống sẽ ngăn nước từ bên ngoài chảy vào. Đồng thời, các máy bơm tại các cống kiểm soát triều sẽ hoạt động, hỗ trợ bơm thoát nước mưa từ nội đô chảy ra. Việc này thực hiện trong điều kiện hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo đưa được nước mưa chảy ra kênh, rạch tiêu thoát nước.
Dự án ngăn triều được xây dựng với diện tích 570 km2 ở bờ hữu sông Sài Gòn và vùng trung tâm TPHCM, bao gồm các Quận 1, 4, 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Chức năng chính của Dự án là thực hiện ngăn nước triều dâng cao tràn vào hệ thống cống, kênh rạch nội đô gây ngập nước. Còn vấn đề chống ngập tổng thể trên địa bàn TPHCM cần có sự phối hợp của nhiều công trình, dự án khác.
Quy mô của dự án là đầu tư xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định, các cống nhỏ và 7,8 km đê kè xung yếu khu vực sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh, xây dựng Nhà quản lý trung tâm và hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition: hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu, nhằm hỗ trợ quá trình giám sát và điều khiển từ xa).
Dự án có 11 cửa van tại 6 cống kiểm soát triều. Khi hoạt động, các cống ngăn triều sẽ được đồng bộ hoá bằng hệ thống SCADA và mạng lưới quan trắc mực nước kênh rạch của 15 điểm thu thập dữ liệu bố trí khắp sông ngòi, kênh rạch của TPHCM. Thông qua mạng lưới đó, các dữ liệu mực nước sẽ được ghi nhận, báo cáo và tự động cập nhật cho các trung tâm điều hành để nhân viên vận hành thực hiện đóng/mở các van ngăn triều hoặc hệ thống vận hành cửa van sẽ tự động đóng/mở khi thông số mực nước ở mức cảnh báo.
Trong tình huống cực đoan khi mưa lớn, kết hợp triều cao, hệ thống quan trắc phát tín hiệu cảnh báo và các van cống bắt đầu đóng lại, ngăn triều xâm nhập vào kênh rạch.
Vào mùa khô, khi hệ thống quan trắc cảnh báo và phát tín hiệu triều thấp, hệ thống 6 cống ngăn triều lớn sẽ tự động đóng, khép kín kênh rạch cho toàn bộ khu vực, bảo lưu lượng nước trong nội đô ở mực nước phù hợp, hạn chế tình trạng mất mỹ quan, cũng như giúp cải thiện môi trường nước và khu vực sinh sống.
Bên cạnh đó, Dự án ngăn triều còn phòng tránh, hạn chế khả năng xâm thực, xâm nhập mặn khi nước biển dâng trong tương lai. Khi xảy ra tình huống triều biển cao, nước biển xâm thực vào sông ngòi, làm thay đổi môi trường nước, 6 cống kiểm soát triều lớn sẽ đóng lại, khép kín môi trường nước trong kênh rạch và ngăn chặn hoàn toàn sự xâm thực từ nước biển.
Cống kiểm soát triều Phú Định. Ảnh: VGP/Đoàn Bắc.
Vận hành âu thuyền phục vụ giao thông thuỷ
Để phục vụ cho giao thông đường thủy, âu thuyền được xây dựng tại các cống kiểm soát triều: Tân Thuận, Cây Khô, Phú Định và Mương Chuối.
Khi các van cống mở hoàn toàn, tàu thuyền trên sông sẽ giao thông thuỷ bình thường. Trong trường hợp triều cao, mưa lớn, hệ thống 6 cống ngăn triều đóng hoàn toàn, lúc này, hệ thống giao thông thuỷ vẫn tiếp tục hoạt động thông qua các âu thuyền. Các âu thuyền này được thiết kế với bề rộng 15 m, buồng âu dài 100 m, hai đầu âu thuyền được thiết kế cửa âu, van phẳng quay theo trục đứng.
Các âu thuyền vận hành đóng mở lần lượt: Mở cửa cho thuyền bè chờ trong buồng âu; đóng cửa và điều tiết mực triều bên trong buồng âu phù hợp với mực triều bên ngoài; mở cửa van còn lại cho thuyền đi vào khu vực. Hệ thống âu thuyền hoạt động tương tự với âu thuyền tại kênh đào Panama.
Hệ thống máy bơm công suất lớn được lặp đặt tại một số cống nhằm xử lý nước mưa khi xảy ra mưa lớn kết hợp triều cường. Máy bơm được đặt tại cống kiểm soát triều Bến Nghé, Tân Thuận và Phú Định. Trong tình huống cực đoan mưa lớn kết hợp triều cao, các van cống đóng lại, ngăn triều xâm nhập vào kênh rạch, sau đó các máy bơm sẽ tiến hành bơm nước trực tiếp từ bên trong kênh rạch nội đô, đổ ra sông lớn nhằm điều tiết cao trình mực nước thấp hơn cao trình 1,3-1,5 m của hệ thống cống thoát nước đô thị.
Một khi mực nước kênh rạch nội đô thấp hơn cao trình 1,3-1,5 m, nước mưa sẽ theo hệ thống thoát nước đô thị thoát ra kênh rạch, và hệ thống máy bơm công suất lớn tiếp tục hỗ trợ thoát nước đô thị bằng cách bơm nước ra sông ngòi. Quá trình sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa và triều chấm dứt.
Khổ sở với mùi hôi bốc lên từ hệ thống thoát nước đường phố
Không phải một lần mà rất nhiều lần tôi nghe người dân phản ánh về tình trạng phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ hệ thống thoát nước thải của đường phố. Và quả thực, khi sinh sống ở gần đường, gần hố ga tôi mới thấm thía được nỗi khổ của người dân.
Những người dân sống ở gần chợ Đông Vệ, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa than thở: nhà gần đường, gần hố ga, gần chợ nên mỗi lần trời nóng nực, mở cửa ra hóng tý gió thì ôi thôi mùi xú uế từ hố ga xộc thẳng vào nhà không thể chịu nổi. Bởi, nắp hố ga thoát nước ven đường, họ thiết kế rãnh thoát lộ thiên với song chắn rác phía trên nên mùi hôi thường dễ dàng thoát lên trên bề mặt, gây khó chịu cho người dân. Để giảm mùi hôi thối bốc lên từ hố ga ven đường, các hộ dân phải lấy bạt hoặc các tấm gỗ bịt nắp hố ga lại (ảnh).
Thiết nghĩ, để cuộc sống và sức khỏe của người dân được an toàn, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất với tỉnh cho thay thế hệ thống hố ga thường bằng hố ga thông minh ngăn mùi hôi giống như TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng hoặc ở một số công trình xây dựng. Có như vậy, mới ngăn được mùi hôi, rác, tăng khả năng thoát nước, dễ duy tu, bảo dưỡng, an toàn khi sử dụng và đảm bảo mỹ quan đô thị...
Airbus A321 được cất cánh đầu tiên trên đường băng mới ở Tân Sơn Nhất Máy bay Airbus A321 sẽ được cất cánh đầu tiên trên đường băng 25R của sân bay Tân Sơn Nhất vào 15h hôm nay. Sáng 10/1, ông Trần Bình An, Trưởng phòng Điều hành dự án 1, Tổng công ty Cửu Long - đơn vị quản lý dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, cho biết dự...