Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển
Trước thực trạng Việt Nam đứng thứ 17 thế giới về xả chất thải rắn ra biển, với 13 triệu tấn/năm, cuối năm 2019, Chính phủ đã có Quyết định số 1746/Q-TTg về việc Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Nạn nhân chính là thủ phạm
Phải nói rằng, trong nhiều năm trở lại đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quá trình bảo vệ môi trường, tài nguyên biển. Tinh thần đó thể hiện rõ trong Luật Bảo vệ môi trường; Luật Thủy sản, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cũng như nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật. ặc biệt, Nghị định số 38/2015/N-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường biển vẫn diễn ra hằng ngày và không dễ gì cải thiện được. Thí dụ như câu chuyện khá điển hình ở xã Ngư Lộc ( huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), một địa phương không có đất nông nghiệp, đời sống của 18 nghìn nhân khẩu chỉ trông vào nghề khai thác hải sản. Chính quyền địa phương đã vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường, khuyến khích ngư dân sử dụng thùng đựng rác trên các hành trình khai thác, rồi mang về tập kết để xử lý, nhưng không phải ai cũng chấp hành.
Một hoạt động dọn rác làm sạch bờ biển của giới trẻ. Ảnh: Vũ Minh Lý
Hay như tại tỉnh Ninh Thuận, ở các khu vực ven biển như xã Phước Diêm, Cà Ná (huyện Thuận Nam), Mỹ Tân (huyện Ninh Hải), Mỹ ông (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), trên nhiều tuyến đường, bờ biển, cảng cá luôn ngập rác thải. Mặc dù các đơn vị chức năng đã tổ chức thu gom song do một bộ phận người dân thiếu ý thức nên tình trạng xả rác bừa bãi vẫn diễn ra.
Video đang HOT
Nhìn nhận về vấn đề này, giáo sư Phạm Ngọc ăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ô nhiễm chẳng những làm mất vẻ đẹp của cảnh quan biển và trên bờ mà còn làm suy giảm các chất khoáng của đất, tàn phá hệ sinh thái tự nhiên ven biển, hải đảo, đồng thời làm nghèo kiệt các loài sinh vật. Hơn thế các chất ô nhiễm đó lại được các loài cá tôm ăn vào, mang trong mình mầm bệnh, rồi con người ăn phải, dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều bệnh, thậm chí bệnh ung thư. “Con người là thủ phạm cũng là nạn nhân của ô nhiễm biển”, giáo sư Phạm Ngọc ăng nhấn mạnh.
Nói một cách hình ảnh, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta giống như “một tấm lưới thưa mắt”, vậy nên để lọt “kẻ thù của biển” là rác thải nhựa. Ông Tạ ình Thi, Tổng cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam, chỉ rõ rằng, việc rác thải nhựa mới được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý rác trên biển là một khoảng trống pháp lý. Vì thế, ở góc độ trong cuộc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam kỳ vọng, quá trình thực thi Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề.
“Hợp tác công – tư” trong bảo vệ biển
Cần phải nhắc lại rằng, bản Kế hoạch hành động nói trên đưa ra các mục tiêu cụ thể nhưng không kém phần tham vọng nếu soi vào điều kiện thực tế hiện nay. Theo đó, đến năm 2025, sẽ giảm 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% số khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông. ến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% số khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy…
ể biến những con số này trở thành hiện thực, đã đến lúc cần có sự đổi mới trong việc gia tăng vai trò của cộng đồng đối với các hoạt động bảo vệ môi trường. Muốn làm được điều đó, không chỉ cần truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương mà còn cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, các sáng kiến có giá trị, đồng thời triển khai nhân rộng mô hình tốt trong phong trào thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển, trên biển…
Rác thải nhựa gây hại đến môi trường biển nhưng lại thiếu chế tài xử lý. Ảnh: Nguyễn Việt Hùng
Hiện một số địa phương đã tổ chức tốt các chương trình huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng như chiến dịch “Hãy làm sạch biển” của tỉnh Quảng Ninh hay, chiến dịch “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” ở Nghệ An. Mỗi năm, Thanh Hóa cũng đều phát động Lễ ra quân “Hãy làm sạch biển”… Ngoài ra, cũng có nhiều tổ chức đứng ra thực hiện các dự án với cùng mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường biển, những chương trình hoạt động nói trên cần phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ để tạo hiệu ứng lan tỏa lâu dài, giúp người dân có sự thay đổi nhận thức sâu sắc và lựa chọn hành động đúng.
Từ thực tiễn của các dự án đã triển khai, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng Nguyễn Thu Huệ nhìn nhận, muốn phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng, cần chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, đề cao các sáng kiến phát huy tri thức bản địa và kinh nghiệm quốc tế. Còn ở góc độ chuyên gia, giáo sư ặng Huy Huỳnh cho rằng, cần tuyên truyền để người dân hiểu được rằng, bảo vệ môi trường biển chính là bảo vệ đời sống của họ, nguồn lợi kinh tế của cộng đồng họ. Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn môi trường từ những sinh hoạt, lao động hằng ngày, chứ không phải chỉ thực hiện trong các đợt phát động.
Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, đã nêu bật tầm quan trọng của cộng đồng trước vấn đề hành động bảo vệ môi trường biển, đồng thời đã hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ quản lý rác thải nhựa đại dương. “Chỉ khi rõ người, rõ việc và trách nhiệm ở tất cả các cấp, mới mong môi trường biển được cải thiện”, ông Tạ ình Thi, Tổng cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam chỉ ra.
Đại biểu Quốc hội: Phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước
Góp ý vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) nhìn nhận: Đây là lần đầu tiên nêu ra vấn đề bảo vệ môi trường nước.
Đại biểu cho rằng, đối với vấn đề bảo vệ môi trường nước trên địa bàn Hà Nội phải có sự phối hợp thống nhất đồng bộ, để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông trên địa bàn TP.Hà Nội, không thể để một mình TP.Hà Nội.
Sau khi dẫn giải vụ việc xảy ra ô nhiễm Sông Đà năm 2019, nữ đại biểu đề nghị: Phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường không khí, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, từ Điều 12 đến Điều 14 còn quy định rất chung chung, không rõ trách nhiệm cụ thể.
Theo đại biểu, thời gian vừa qua, Hà Nội đã trải qua những cảnh báo liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Đặc biệt, chưa bao giờ người dân Hà Nội lại trải qua những cảnh báo về ô nhiễm không khí, người dân được khuyến cáo ở nhà, đóng cửa sổ không ra ngoài trời...
"Rõ ràng ở đây, chúng ta thấy rất nguy hiểm. 5 phút không thở được là chúng ta về "thế giới bên kia" - Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói.
Theo đại biểu, ô nhiễm không khí tác động ngay vào sự sống, nên chúng ta cần bảo vệ môi trường không khí tốt hơn. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm về bảo vệ không khí, cụ thể là trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Nơi nào để xảy ra ô nhiễm thì Bộ TNMT phải xử lý dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, không để tình trạng xảy ra sai phạm mà lại không biết kêu ai.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh phát biểu thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Về vấn đề bảo vệ môi trường đất, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, nếu chỉ quy trách nhiệm cho Bộ TNMT và UBND các tỉnh là chưa đầy đủ. Cần bổ sung thêm trách nhiệm của các đơn vị khác như: Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhắc đến vấn đề bảo vệ môi trường nơi công cộng và ở hộ gia đình, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, phải quy định sâu sát hơn. Đại biểu cho biết, đến nhiều quốc gia khác, lúc nào họ cũng có 3 thùng rác lớn để riêng và nêu rõ thùng nào chứa rác thải hữu cơ, thùng nào chứa rác thải vô cơ, nguy hại... Còn ở Việt Nam thì cứ nói mãi, và cứ thu gom chung.
Đại biểu đề nghị phải phân loại rác thải từ nguồn, quy định rõ từ Trung ương đến địa phương. Chúng ta phải thể chế hóa việc phân loại rác thải từ nguồn, quy định cụ thể hóa trong luật. Cần xã hội hóa để các tổ chức cá nhân tham gia vào quy trình thu gom xử lý rác thải.
Ngành thuế nhất quyết coi chế biến tôm tươi là sơ chế, doanh nghiệp kêu trời Một lần nữa, quy định chế biến thủy sản chỉ được coi là hoạt động sơ chế nên tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) mà các DN trong ngành phải đóng lên đến 20% thay vì 15% theo Nghị định số 12/1015 khiến các DN ngành chế biến thủy sản bức xúc. Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị Bộ...