Vai trò bất ngờ của chiến đấu cơ J-7 do Trung Quốc chế tạo trong chiến tranh hiện đại

Theo dõi VGT trên

Theo tờ Global Times ( Trung Quốc), chiếc Chengdu J-7 cuối cùng có thể sẽ “xuất ngũ” trong năm nay. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chiến đấu cơ có từ những năm 1960 này sẽ không còn bay nữa.

Vai trò bất ngờ của chiến đấu cơ J-7 do Trung Quốc chế tạo trong chiến tranh hiện đại - Hình 1
Những chiếc J-7 của Trung Quốc được chụp trên bầu trời năm 1999. Ảnh: Getty Images

Tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể biến J-7 thành các máy bay không người lái.

Việc ngừng hoạt động của chiếc J-7 bắt đầu vào năm 2018, đ.ánh dấu bước chuyển mình của lực lượng không quân Trung Quốc. Trung Quốc đã triển khai các loại máy bay tiên tiến thiết kế trong nước như tiêm kích J-16 và J-20, cũng như các phi cơ nhập khẩu mới hơn của Nga như Su-27 và Su-30.

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Không quân Trung Quốc sử dụng khoảng 350 chiếc J-7 và J-8 (một biến thể của J-7). Thêm vào đó là 24 chiếc J-8 khác do Hải quân Trung Quốc vận hành. Ông Rod Lee tại Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc thuộc Không quân Mỹ nhận định: “Việc loại bỏ J-7 sẽ đ.ánh dấu chuyển đổi hoàn toàn sang máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm của Không quân Trung Quốc”.

J-7 được coi là bản sao chép chiếc MiG-21 của Liên Xô. Chuyên gia hàng không Andreas Rupprecht cho biết, vào năm 1961, Liên Xô đồng ý cung cấp thiết kế MiG-21 mới cho Trung Quốc, bao gồm tài liệu kỹ thuật, vật liệu, một số khung máy bay và động cơ. Nhưng khi r.ạn n.ứt giữa Moskva và Bắc Kinh ngày càng lớn, Liên Xô đã không cung cấp tất cả mọi thứ. Trung Quốc nhanh chóng bắt đầu thiết kế J-7 và chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1966.

Theo ông Rupprecht, chiếc J-7 đời đầu là sự thất vọng: “Nó có sức chứa nhiên liệu bên trong rất khiêm tốn và do đó hạn chế tầm hoạt động. Chỉ với một khẩu s.úng, hỏa lực của nó không đủ. Nó còn gặp rắc rối bởi độ tin cậy kém và ghế phóng có những sai sót nghiêm trọng”. Ngoài ra, J-7 có lỗi sản xuất và buồng lái không phù hợp với phi công Trung Quốc.

Sau đó J-7 được cập nhật liên tục cho khung máy bay và điện tử hàng không, với hơn 2.400 chiếc được sản xuất bởi Tập đoàn Máy bay Chengdu. Việc sản xuất đã dừng lại vào năm 2013.

Video đang HOT

Năm 2021, Trung Quốc điều bốn chiếc J-7 bay cùng J-16 hiện đại. Điều này khiến các nhà quan sát cho rằng J-7 thực chất được chuyển thành máy bay không người lái.

Trong khi đó, tờ Global Times cũng đưa tin: “Những chiếc J-7 đã ‘nghỉ hưu’ có thể được dành cho huấn luyện và thử nghiệm, hoặc chúng có thể được sửa đổi để trở thành máy bay không người lái và đóng vai trò mới trong chiến tranh hiện đại”.

Theo Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell (Mỹ), Trung Quốc có thể chuyển J-7 và nhiều chiến đấu cơ khác thành máy bay không người lái chiến đấu. Ông Daniel Rice tại Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell, đã viết trong một bài báo gần đây: “Chi phí chuyển đổi phi cơ cũ thành máy bay không người lái chiến đấu tương đối thấp, nhưng chúng vẫn giữ được nhiều đặc điểm của biến thể có người lái. Các khung máy bay được chuyển đổi có cùng hiệu suất, tính linh hoạt và năng lực tải trọng như nền tảng ban đầu. Chúng cũng giảm nguy cơ thương vong trong chiến đấu”.

Vào tháng 6/2022, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin rằng một người đã t.hiệt m.ạng và 2 người bị thương khi một máy bay chiến đấu J-7 rơi xuống thành phố Tương Dương, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Chiếc J-7 gặp nạn trong lúc bay huấn luyện và rơi xuống khu vực gần một sân bay, “gây thiệt hại một số nhà dân”.

Căng thẳng Mỹ - Trung sau vụ b.ắn khí cầu có thể tác động tới Đông Nam Á

Mối ngờ vực ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây tổn hại cho Đông Nam Á vào thời điểm khu vực này đang gặp khó khăn với lạm phát và suy thoái kinh tế.

Căng thẳng Mỹ - Trung sau vụ b.ắn khí cầu có thể tác động tới Đông Nam Á - Hình 1
Các nước Đông Nam Á đang cảnh giác rằng sự đổ vỡ giữa Mỹ và Trung Quốc sau vụ b.ắn hạ khinh khí cầu có thể gây ra sự bất ổn trong khu vực. Ảnh minh họa: Reuters

Hãng tin AP dẫn lời các nhà phân tích cho biết các nước Đông Nam Á đang cảnh giác đối với nguy cơ rằng tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vụ b.ắn hạ khí cầu có thể gây ra bất ổn trong khu vực.

Quân đội Mỹ ngày 4/2 đã b.ắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc sau khi đi vào không phận Bắc Mỹ, nơi đặt các địa điểm quân sự trọng yếu, lấy lý do thiết bị này được sử dụng nhằm mục đích do thám. Phía Trung Quốc khẳng định đó là khí cầu làm nhiệm vụ khảo sát khí tượng và đã gặp phải sự cố kỹ thuật bất khả kháng khiến nó đi lạc vào không phận Mỹ. Bắc Kinh cũng đã lên án Washington hành động thái quá về vấn đề trên, đồng thời đe dọa đáp trả. Các cơ quan chức năng của Mỹ đang tiến hành điều tra sâu hơn về khí cầu trên.

Chong Ja Ian, Phó Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng các chính phủ Đông Nam Á sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo mà Bắc Kinh và Washington có thể thực hiện để trừng phạt lẫn nhau, cũng như việc điều đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích khu vực như thế nào.

Ông Chong cho biết nhiều quốc gia Đông Nam Á nhận đầu tư từ Mỹ và cũng giao dịch trong các dịch vụ của Mỹ để sản xuất các mặt hàng mà họ bán cho Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất.

Theo ông, gián đoạn đối với hệ thống này có thể gây tổn hại cho Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực này đang phải vật lộn với lạm phát và suy thoái kinh tế. "Căng thẳng quân sự gia tăng cũng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát tại trong hoặc gần khu vực Đông Nam Á, gây ra bất ổn không mong muốn", ông Chong nói thêm.

Đồng quan điểm trên, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Malaya, ông Ngeow Chow Bing, khẳng định sự việc vừa xảy ra đã khiến các nước Đông Nam Á phải quan ngại. "Vòng căng thẳng này có thể sẽ khiến dư luận phía Mỹ thêm cứng rắn", ông Ngeow nói, đồng thời cho biết thêm rằng những căng thẳng kéo dài không có lợi cho lợi ích chung của Đông Nam Á.

Theo nhận định của chuyên gia Muhammad Faizal Bin Abdul Rahman tại Viện nghiên cứu RSIS của Singapore, sự lạc quan từ cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Bali đã không đủ để biến thành các bước xây dựng lòng tin nhằm quản lý căng thẳng và ngăn chặn leo thang.

Tranh cãi nổ ra ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết động thái hủy thăm của ông Blinken vì vụ khí cầu là một điều đáng tiếc, cũng như kêu gọi cả hai bên kiềm chế.

Ông Chong nói để Bắc Kinh và Washington lấy lại động lực trong việc thiết lập liên lạc thường xuyên, họ phải thể hiện thiện chí chính trị, trong đó cả hai nhà lãnh đạo đều mong muốn chuyến thăm của ông Blinken sẽ diễn ra.

Về phần mình, chiến lược gia Vannarith Chheang tại Viện Tầm nhìn Châu Á ở Phnom Penh, cho biết Đông Nam Á hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế khi xử lý tình huống trên. Ông nói: "Căng thẳng có thể leo thang ngoài tầm kiểm soát nếu các chính khách cho phép dư luận quyết định phản ứng của quốc gia".

Tại Mỹ, dư luận phản đối kịch liệt, nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính quyền không b.ắn hạ khí cầu sớm hơn. Nhiều người cũng bày tỏ tức giận khi Lầu Năm Góc tiết lộ đã có ít nhất ba quả khí cầu khác của Trung Quốc từng bay qua nước này trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.

Nhà Trắng giải thích rằng mặc dù Tổng thống Biden đã ra lệnh b.ắn hạ khinh khí cầu nhưng các chuyên gia khuyên nên chờ đợi nó dịch chuyển đến vùng ngoài khơi để giữ an toàn cho cộng đồng.

Ông Chong Ja Ian cảnh báo rằng với các vấn đề cấp bách trong nước hiện nay, cả Washington và Bắc Kinh có thể không muốn thỏa hiệp ngay bây giờ.

Theo ông, Trung Quốc đang phải giải quyết gánh nặng hậu quả của đại dịch COVID-19, bong bóng bất động sản xì hơi, nợ công của chính quyền địa phương và suy giảm nhân khẩu học. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể cũng không muốn tỏ ra yếu đuối.

Căng thẳng Mỹ - Trung sau vụ b.ắn khí cầu có thể tác động tới Đông Nam Á - Hình 2
Một chiến đấu cơ bay sát khí cầu của Trung Quốc khi nó bay trên khu vực ngoài khơi South Carolina. Ảnh: AFP

Chuyên gia Muhammad Faizal cho biết vụ việc không chỉ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ mà còn tái khẳng định cam kết của Mỹ trong cản trở tiến bộ của Trung Quốc trong các công nghệ kỹ thuật số và không gian có thể được sử dụng cho mục đích giám sát dân sự và quân sự.

Ông nói: "Nếu đúng là khinh khí cầu của Trung Quốc được dẫn đường bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo thì tình tiết này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của việc các hệ thống không người lái tự hành mà không có sự giám sát của con người sẽ tạo điều kiện cho xung đột ngoài ý muốn".

Chuyên gia Muhammad Faizal nói thêm rằng khu vực Đông Nam Á cũng nên quan tâm đến việc Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trước sự hiện diện của các thiết bị không người lái của Mỹ ở những vùng biển mà Washington coi là vùng biển quốc tế, nhưng Bắc Kinh lại coi đó là lãnh thổ của mình.

Ông Bilahari Kausikan, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Singapore, cho rằng vụ khí cầu là cách Trung Quốc thử thách quyết tâm cải thiện quan hệ của Washington. Ông viết trong một bài đăng trên Facebook: "Việc Trung Quốc tuyên bố rằng đó là một quả khinh khí cầu khí tượng bị lạc hướng không chỉ giúp nước này đưa ra một lời phủ nhận hợp lý, mà còn cho Mỹ một lối thoát dễ dàng nếu nước này quyết định bỏ qua hành động đó".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị cấm bay vì chiêu trò đóng gói hành lý xách tay không thể ngờ tới
18:39:14 19/06/2024
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi huy động mọi nỗ lực chống hạn hán và lũ lụt
15:11:18 19/06/2024
'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Con "chuột chũi" to đùng tại Mossad
09:32:53 19/06/2024
Thái Lan: Ấn định thời gian xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin
14:24:06 19/06/2024
Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc
19:01:22 19/06/2024
Binh sĩ Triều Tiên lại vô tình vượt biên giới lần thứ hai trong chưa đầy 2 tuần
11:08:02 19/06/2024
Australia, Trung Quốc nhất trí đổi mới đối thoại và tăng cường hợp tác
20:16:52 18/06/2024

Tin đang nóng

Mẹ khinh con dâu bán tôm bán cá, nam giảng viên làm một việc không ngờ
11:26:27 20/06/2024
Suri Cruise lột xác gợi cảm, tình tứ bên bạn nam điển trai ở prom cuối cấp
13:10:42 20/06/2024
Big Daddy bồi hồi 'như đi họp phụ huynh' ngày Pháp Kiều ra MV đầu tay
10:47:34 20/06/2024
N.ữ s.inh 2k1 chủ động tỏ tình ông chú 43 t.uổi nhưng bị từ chối, nỗ lực suốt 4 năm nhận kết quả không ngờ
12:32:32 20/06/2024
HIEUTHUHAI g.ây s.ốc khi thẳng thừng chê Đức Phúc: "Sao sến dữ vậy?"
13:07:14 20/06/2024
Cặp sao hạng A ly thân vì chồng liên tục lên mạng "săn nhân tình"
14:38:12 20/06/2024
Sao Vbiz khoe ảnh bà xã mang thai lần 2, nhan sắc mẹ bầu gây chú ý
15:44:54 20/06/2024
Ngôi sao tai tiếng có thù với Châu Tinh Trì, khiến "Hoa hậu lai đẹp nhất" phải bỏ tất cả để yên phận làm vợ
12:52:21 20/06/2024

Tin mới nhất

Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc

16:17:04 20/06/2024
Ecuador đang tạm thời đình chỉ thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc, với lý do về dòng di cư bất thường của công dân Trung Quốc qua quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này.

Mỹ t.iêu d.iệt nhân vật cấp cao của IS tại Syria

16:15:38 20/06/2024
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội X, CENTCOM nêu rõ cái c.hết của Usamah Jamal Muhammad Ibrahim al-Janabi sẽ làm gián đoạn khả năng của IS trong việc cung cấp nguồn lực và thực hiện các vụ tấn công k.hủng b.ố .

Biến đổi khí hậu: Ngành nuôi cá hồi Scotland thiệt hại nặng nề

15:40:30 20/06/2024
Đầu tháng này, chính quyền Scotland bắt đầu đ.ánh giá tiến độ giải quyết vấn đề sức khỏe cá và tỷ lệ cá c.hết gia tăng trong ngành nuôi cá hồi.

Tại sao giá nhà toàn cầu tăng mạnh trở lại?

15:35:32 20/06/2024
Theo tờ The Economist, dường như cơn sốt nhà đang quay trở lại khi chỉ số giá nhà thế giới trong tháng 4/2024 (không gồm Trung Quốc) tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.

Gia đình các nạn nhân đề nghị nhà chức trách Mỹ phạt Boeing gần 25 tỷ USD

14:36:57 20/06/2024
Trong phiên điều trần tại Thượng viện ngày 18/6, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Boeing cần bị truy tố.

Người phát ngôn IDF nhận định không thể xóa sổ Hamas

14:35:18 20/06/2024
Đáp lại, văn phòng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết nội các an ninh đã xác định một trong những mục tiêu chiến tranh là t.iêu d.iệt năng lực điều hành và quân sự của Hamas.

Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'

14:32:44 20/06/2024
Liên quan tới chính sách chăm sóc nuôi dạy trẻ, ông Yoon Suk Yeol cam kết sẽ làm tròn trách nhiệm của nhà nước với việc chăm sóc nuôi dạy trẻ từ 0-11 t.uổi trong nhiệm kỳ của mình, đặc biệt là giáo dục, chăm sóc trẻ miễn phí từ 3-5 t.uổi.

Nắng nóng đe dọa các thành phố ở Mỹ, Trung Quốc và Nga

12:40:37 20/06/2024
Nhiệt độ cao bất thường ở nhiều khu vực trên hành tinh không chỉ làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây ảnh hưởng lớn đối với cư dân thành phố và làm tăng gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Rào cản cuối cùng với Thủ tướng Hà Lan để trở thành Tổng thư ký NATO tiếp theo

12:38:34 20/06/2024
NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận cần thiết giữa 32 thành viên để tìm người kế nhiệm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi ông hết nhiệm kỳ vào tháng 10 năm nay.

Ông C.Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ thứ hai

10:12:55 20/06/2024
Vào năm 2019, trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình, ông Ramaphosa mất 4 ngày để công bố nội các của mình, trong khi các cựu Tổng thống Thabo Mbeki và Jacob Zuma công bố nội các của họ một ngày sau lễ nhậm chức.

Mark Rutte - Sự lựa chọn không có đối thủ cho vị trí Tổng thư ký NATO

10:00:26 20/06/2024
Ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm, dự kiến trở thành Tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Hungary.

Lương của các CEO Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm

09:45:06 20/06/2024
BlackRock và Vanguard là các nhà đầu tư tổ chức lớn nhất của Tesla và cũng là hai nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Cả hai công ty đều bỏ phiếu ủng hộ gói lương thưởng 56 tỷ USD của ông Musk vào tuần trước.

Có thể bạn quan tâm

Cao Thái Sơn bế con đi họp báo

Sao việt

16:26:26 20/06/2024
Nam ca sĩ khoe cậu con trai bụ bẫm, cậu ấm nhà Cao Thái Sơn càng lớn càng đáng yêu được mọi người vô cùng yêu mến.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 21/6/2024

Trắc nghiệm

16:15:31 20/06/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 21/6/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận k

Phong cách bà bầu sành điệu cho những cô gái nhỏ nhắn

Thời trang

15:58:48 20/06/2024
Dưới đây là những bí quyết thời trang tinh tế giúp các mẹ bầu nhỏ nhắn luôn tự tin tỏa sáng với phong cách thanh lịch và rạng rỡ.

Trạm cứu hộ trái tim: Đến lượt An Nhiên làm xét nghiệm ADN của Nghĩa và con gái Hà?

Phim việt

15:49:19 20/06/2024
Nghi vấn An Nhiên sẽ đi xét nghiệm ADN của Nghĩa với bé Kitty trong những tập tiếp theo phim Trạm cứu hộ trái tim .

Dương Mịch lại bị chê cười khắp MXH

Hậu trường phim

15:41:23 20/06/2024
Mới đây, trong phim Cáp Nhĩ Tân 1944, Dương Mịch và vai đặc vụ Quan Tuyết có cảnh phải huấn luyện dưới bùn, nhưng cô bị chê vì lớp bùn chỉn chu như đang đắp mặt nạ.

Hôn nhân 8 năm của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy trước khi vướng tin chia tay

Sao châu á

14:31:26 20/06/2024
Dương Quá Trần Hiểu và Tiểu Long Nữ Trần Nghiên Hy từng gây chú ý với chuyện phim giả tình thật . Nhiều năm qua, họ liên tục vướng tin đồn đổ vỡ nhưng luôn có động thái phủ nhận.

5 lễ hội kỷ niệm 'ngày dài nhất năm' ở Bắc bán cầu

Du lịch

14:19:40 20/06/2024
Hạ chí là điểm bắt đầu của mùa Hè tại Bắc bán cầu, thời điểm mà mặt trời lên tới điểm cao nhất về phía Bắc trên bầu trời.

5 cách đơn giản giúp mái tóc bồng bềnh

Làm đẹp

14:10:05 20/06/2024
Muốn mái tóc bồng bềnh tự nhiên, bạn có thể áp dụng 5 mẹo đơn giản dưới đây để nuôi dưỡng và tạo độ phồng tức thì cho tóc...

Phát hiện trộm đột nhập nhà hàng xóm, nam thanh niên khống chế, tóm gọn

Pháp luật

13:43:40 20/06/2024
Chiều 19/6, Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, anh Nguyễn Văn Khang (SN 1997, ngụ xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên) đã mưu trí, dũng cảm, kịp thời bắt giữ kẻ trộm táo tợn có t.iền án và nghiện m.a t.úy.